Tại sao thay đổi thời tiết lại mệt mỏi

21/08/2020

Những bệnh lý cơ xương khớp hay gặp ở người lớn tuổi như: thoái hóa khớp - cột sống, loãng xương, viêm khớp dạng thấp và chứng đau mạn tính...Trong số những bệnh lý kể trên, khi thời tiết thay đổi, người lớn tuổi hay bị khởi phát nhiều nhất là các cơn gút cấp và viêm khớp mạn tính.

Tại sao thay đổi thời tiết lại mệt mỏi

Nguyên nhân là sức đề kháng của cơ thể giảm sút và các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virut dễ dàng tấn công. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp mạn tính, cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi thay đổi thời tiết đột ngột. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý xương khớp mạn tính dễ bị tái phát, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp do cơ thể thiếu một số khoáng chất như magie, canxi, sắt kẽm... mọi người có thể dựa vào sự nhức mỏi của cơ thể để đoán được mình đang bị thiếu chất gì. Nếu đau nhức mỏi xương, nhất là về đêm đau nhức các ống xương tay, chân,…người bệnh đau nhức khó chịu muốn trở mình, cảm giác buồn bực là do cơ thể thiếu can xi. Nếu hay bị kích thích cơ, chuột rút, đau cơ có thể thiếu magie. Người mỏi mệt, hay bị táo bón, da xanh có thể đang bị thiếu sắt.

Đối với người hoạt động quá nhiều và căng thẳng, làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy, trực máy quá lâu …, khiến lượng acid lactic trong tế bào cơ tăng cao, lượng ion kali trong tế bào bị thoát ra bên ngoài dẫn ra tình trạng đau nhức, mỏi mệt, uể oải.

Một số  thói quen hàng ngày cũng là nguyên nhân gây nhức mỏi như tư thế ngồi học, làm việc không đúng gây đau lưng, cổ, đầu gối, chân tay nhức mỏi, đi giày cao gót làm đầu gối, hông, lưng đau nhức.

Các liệu pháp khắc phục đau nhức mệt mỏi khi thay đổi thời tiết

Để khắc phục chứng nhức mỏi cần gia tăng sự tuần hoàn máu bằng cách vận động sau khoảng thời gian làm việc thụ động quá lâu. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.

Tại sao thay đổi thời tiết lại mệt mỏi

Nếu do lao động nặng nhọc cần giảm sự hoạt động quá sức của cơ bắp. Đau, mỏi vai thì xoa bóp vùng gáy cổ, các đốt sống cổ, bả vai, mục đích là làm lưu thông máu, thư giãn cơ, sẽ đem lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt có thể trị chứng đau, nhức mỏi người . Cách day ấn các huyệt dọc theo hai bên sống lưng, từ đốt sống cổ đến tận vùng thắt lưng, khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày rất hiệu nghiệm.

Người hay đau nhức cũng có thể sử dụng biện pháp  xông hơi cổ truyền trị đau nhức, mỏi vai, cơ bằng các loại lá cây có tinh dầu ở tại nhà. Lưu ý là khi xông xong phải lau khô, tránh gió lùa kẻo bị đau nhức nhiều hơn. Sau khi xông không được tắm nước lạnh, mà uống một tách trà chanh nóng, hoặc trà gừng có ít đường. 2 giờ sau khi xông hơi mới nên tắm lại bằng nước lạnh.

Đối với người mắc bệnh lý mạn tính xương khớp ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cũng có thể sử dụng phương pháp tập luyện, y học cổ truyền nhưng cần có sự tư vấn của các nhà chuyên môn cho phù hợp với thể bệnh và cơ địa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chế độ dinh dưỡng thật khoa học cũng góp phần tích cực trong việc giảm đau nhức các khớp xương. Một chế độ ăn uống được coi là hiệu ích bao gồm: Cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng khác… Thực hiện chế độ ăn uống giảm cân nếu bạn thuộc nhóm thừa cân, bởi béo phì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng đau nhức xương khớp…Hạn chế các chất béo từ mỡ động vật, thay vào đó hãy sử dụng dầu thực vật, dầu omega 3 và dầu cá… 

Tại sao thay đổi thời tiết lại mệt mỏi

Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây. Ưu tiên thực phẩm giầu canxi, vitamin khoáng chất. Thực phẩm giàu canxi có trong các sản phẩm làm từ đậu tương, cây họ đậu, hạnh nhân, hạt vừng, quả óc chó... Các loại rau lá xanh sẫm (rau muống, rau mồng tơi, cải xanh...), cá hồi, cá mòi, sữa không béo vừa calo thấp, vừa giàu canxi và còn bổ sung các vitamin, khoáng chất, vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi.

Thực phẩm giàu magie có trong các loại rau xanh nhiều diệp lục, lúa mì, đậu các loại, quả cứng các loại, thịt, hải sản... Sữa bò, sôcôla cũng giàu magie, nhưng thực phẩm công nghiệp lại rất nghèo magie.

Điều lưu ý, mọi người cần tuyệt đối không tự ý điều trị thuốc đau nhức xương khớp .Vì bệnh lý cơ xương khớp có nhiều thể, chỉ bác sĩ mới biết chính xác và có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục mệt mỏi, đau nhức khi thời tiết biến đổi sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại thể trạng sung mãn tranh xa nhiều loại  bệnh tật khác.

Theo www.TheGioiDienGiai.com

Cách tránh 'ê ẩm' người khi thay đổi thời tiết

> Giải pháp mới cho người mắc viêm khớp dạng thấp

Theo BS Hữu Lợi, Khoa Nội, BV Châm cứu TƯ, thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiều người đến viện do mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Để vượt qua sự đỏng đảnh của thời tiết, mọi người nên bổ sung thêm một số khoáng chất và luyện tập để nâng cao sức đề kháng.

Vì sao nhức mỏi?

Theo BS Hữu Lợi, ngoài vấn đề thời tiết thay đổi đột ngột như hiện nay, nhức mỏi cơ thể còn do khí huyết không thông hoặc nếu lúc cơ thể đang yếu gặp phải gió độc cũng có thể khiến người đau nhức. Bộ phận hay bị nhức mỏi là vai, cơ bắp, tứ chi, lưng, khớp xương... Đây là những bộ phận "năng động" nhất, chịu nhiều tác động nhất trong cơ thể. Ngoài ra, những người bị thấp tà tích sẵn trong người, khi thời tiết thay đổi thì gây mệt mỏi, đau nhức.

BS CK I Phạm Thị Hiếu, Trung tâm chăm sóc y tế Quang Hồng (Hà Nội) cho biết, có nhiều người bỗng nhiên bị đau xương, cơ bắp, tay chân, nhức mỏi một chỗ hay toàn thân rồi tự hết sau 1 - 2 ngày. Nhưng sau đó lại tái phát khi thời thiết thay đổi đột ngột. Nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu một số khoáng chất như magie, canxi, sắt kẽm...

Cũng theo BS Phạm Thị Hiếu, mọi người có thể dựa vào sự nhức mỏi của cơ thể để đoán được mình đang bị thiếu chất gì. Chẳng hạn: Nếu đau nhức mỏi xương, nhất là các ống xương tay, chân, ban đêm nằm thấy đau nhức muốn trở mình, cảm giác buồn bực là do cơ thể thiếu can xi. Nếu hay bị kích thích cơ, chuột rút, đau cơ có thể thiếu magie. Người mỏi mệt, hay bị táo bón, da xanh có thể đang bị thiếu sắt.

Đau nhức, mỏi mệt, uể oải còn do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ khi cơ bắp hoạt động quá nhiều và căng thẳng (xảy ra ở cả những người làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy quá lâu), khiến lượng acid lactic trong tế bào cơ tăng cao, lượng ion kali trong tế bào bị thoát ra bên ngoài.

Nguyên nhân gây nhức mỏi còn do những thói quen hàng ngày như tư thế ngồi học, làm việc không đúng (gây đau lưng, cổ, đầu gối, chân tay nhức mỏi), đi giày cao gót làm đầu gối, hông, lưng đau nhức. Ngủ nướng ngày nghỉ hay "nấu cháo" điện thoại từ 20 phút trở lên cũng gây chứng nhức cơ vai, cơ tay, cơ cổ...

Bổ sung khoáng chất

Có thể xông hơi cổ truyền trị đau nhức, mỏi vai, cơ bằng các loại lá cây có tinh dầu ở tại nhà. Lưu ý là khi xông xong phải lau khô, tránh gió lùa kẻo bị đau nhức nhiều hơn. Sau khi xông không được tắm nước lạnh, mà uống một tách trà chanh nóng, hoặc trà gừng có tí đường. 2 giờ sau khi xông hơi mới có thể tắm lại bằng nước lạnh.

BS Hữu Lợi, Bệnh viện Châm cứu TƯ

Theo BS Phạm Thị Hiếu, thực phẩm giàu canxi có trong các sản phẩm làm từ đậu tương, cây họ đậu, hạnh nhân, hạt vừng, quả óc chó... Các loại rau lá xanh sẫm (rau muống, rau mồng tơi, cải xanh...), cá hồi, cá mòi, váng phô-mai trắng, đặc biệt là sữa không béo vừa calo thấp, vừa giàu canxi và còn bổ sung các vitamin, khoáng chất, vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi.

Thực phẩm giàu magie có trong các loại rau xanh nhiều diệp lục, lúa mì, đậu các loại, quả cứng các loại, thịt, hải sản... Sữa bò, sôcôla cũng giàu magie, nhưng thực phẩm công nghiệp lại rất nghèo magie. Ngoài ra có thể uống bổ sung magie B6 giúp thần kinh vững vàng, đỡ mỏi mệt. Uống từ 10 - 20 ngày (vào buổi sáng và tối, cách xa bữa ăn). Từ 50 tuổi trở đi hay thiếu canxi do nội tiết tố thì cần bổ sung canxi thường xuyên. Tuổi 30 - 40 nên bổ sung canxi bằng ăn uống và uống thuốc theo đợt, tuy nhiên phải theo chỉ đạo của bác sĩ.

Thực phẩm giàu chất sắt là thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu...). Các loại cá béo, các động vật thân mềm (sò, trai...), lòng đỏ trứng, mật đường, rau lá xanh như cải xoong, rau bina, cải xoăn, đậu Hà Lan, đậu đỗ các loại, ngũ cốc...

BS Phạm Thị Hiếu cho biết thêm, thời tiết này nên ăn các món lẩu, nem, bún thang, nem cuốn, phở cuốn... vì chúng cung cấp nhiều chất tổng hợp, vừa có đủ chất bột đường, vitamin, sắt. Nên ăn nhiều rau, sinh tố hoa quả.

Khi đau, nhức mỏi cơ thể không nên ăn măng tre, cà tím, rau muống, rau nhút, đậu bắp. Nên ăn thịt chim cút, chim sẻ, thịt dê, thịt thỏ, nai nấu cháo.

Theo BS Hữu Lợi, để khắc phục chứng nhức mỏi cần gia tăng sự tuần hoàn máu bằng cách vận động sau khoảng thời gian làm việc thụ động quá lâu. Nếu do lao động nặng nhọc cần giảm sự hoạt động quá sức của cơ bắp. Đau, mỏi vai thì xoa bóp vùng gáy cổ, các đốt sống cổ, bả vai, mục đích là làm lưu thông máu, thư giãn cơ, sẽ đem lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể xông hơi cổ truyền trị đau nhức, mỏi vai, cơ bằng các loại lá cây có tinh dầu ở tại nhà. Lưu ý là khi xông xong phải lau khô, tránh gió lùa kẻo bị đau nhức nhiều hơn. Sau khi xông không được tắm nước lạnh, mà uống một tách trà chanh nóng, hoặc trà gừng có ít đường. 2 giờ sau khi xông hơi mới nên tắm lại bằng nước lạnh.

Còn có thể trị chứng đau, nhức mỏi người bằng cách day ấn các huyệt dọc theo hai bên sống lưng, từ đốt sống cổ đến tận vùng thắt lưng, khoảng 10 - 15 phút.

Theo Uyển Hương
Giadinh.net