Tại sao phương pháp chọn lọc cá thể được áp dụng nhiều hiên này

- Trong thực tiễn sản xuất đòi hỏi giống có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao, phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.

- Tuy nhiên, có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hóa rõ rệt do sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên.

- C​ần chọn lọc giống trong sản xuất để:

+ Phục hồi giống đã có biểu hiện thoái hóa.

+ Tạo ra giống mới, cải tiến giống cũ, đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của con người.

- Tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc, người ta lựa chọn phương pháp chọn lọc phù hợp.

- Trong thực tế chọn giống người ta thưởng sử dụng 2 phương pháp cơ bản là chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

@70981@@10298@@40982@

- Chọn lọc hàng loạt có 2 cách lựa chọn là chọn lọc hàng loạt 1 lần và chọn lọc hàng loạt nhiều lần (2, 3, 4, … lần).

- Chọn lọc hàng loạt 1 lần:

+ Nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra (hơn hẳn giống ban đầu hoặc bằng giống đối chứng) thì dừng lại, không cần chọn lọc lần 2.

+ Nếu giống chọn lọc hàng loạt chưa đạt yêu cầu đặt ra, có chất lượng thấp hay thoái hóa nghiêm trọng thì tiếp tục chọn lọc lần 2, 3, 4, …

- Chọn lọc hàng loạt 2 lần:

+ Sau khi chọn lọc lần 1 chưa thu được giống đạt yêu cầu. Lấy giống hàng loạt đã chọn lọc ở lần 1 tiến hành chọn lọc lần 2.

+ Chọn lọc lần 2 cũng thực hiện chọn lọc như lần 1, chỉ khác là trên ruộng chọn giống của năm II người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để thu cây ưu tú. Hạt của những cây này được thu để làm giống cho năm III. Năm III, cũng đem so sánh hạt của cây đã chọn với giống khởi đầu và đối chứng.

+ Đến khi thu được giống đạt yêu cầu thì dừng lại.

* Điểm giống và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần.

+ Giống nhau: đều dựa trên kiểu hình để chọn lọc.

+ Khác nhau:

- Chọn lọc hàng loạt 1 lần: chỉ chọn 1 lần trên đối tượng ban đầu.

- Chọn lọc hàng loạt 2 lần: chọn tiếp lần 2 trên đối tượng đã qua chọn lọc lần 1.

* Kết luận

- Cách tiến hành chọn lọc hàng loạt: từ giống ban đầu \(\rightarrow\) chọn những cá thể tốt nhất \(\rightarrow\) thu hoạch chung làm giống cho vụ sau \(\rightarrow\) so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng. Nếu:

+ Giống thu được đạt yêu cầu thì dừng lại.

+ Giống thu được chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lọc lần 2, 3, 4, ….

- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện.

+ Ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.

- Nhược điểm: Không kết hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với đánh giá kiểm tra kiểu gen.

- Phạm vi ững dụng: cây tự thụ phấn, cây giao phấn và vật nuôi.

* Lưu ý: Chọn lọc hàng loạt thường đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.

@70982@@40985@

- Cách tiến hành:

Từ giống khởi đầu \(\rightarrow\) chọn ra những cá thể ưu tú \(\rightarrow\) nhân lên thành từng dòng riêng rẽ \(\rightarrow\) so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng \(\rightarrow\) chọn ra dòng tốt nhất để làm giống.

- Ưu điểm: Kết hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với đánh giá kiểm tra kiểu gen.

- Nhược điểm:

+ Công phu, tốn kém hơn chọn lọc hàng loạt.

+ Theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi.

- Phạm vi ứng dụng:

+ Cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn.

+ Vật nuôi: kiểm tra giống đực.

* So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể:

+ Giống nhau: đều là chọn lựa giống tốt, chọn lọc 1 lần hay nhiều lần

+ Khác nhau:

Chọn lọc hàng loạt

Chọn lọc cá thể

Giống chọn lọc được gieo chung

Giống chọn lọc được gieo riêng rẽ theo từng dòng

Chủ yếu dựa vào kiểu hình

Kết hợp chọn lọc kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen

Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, áp dụng rồng rãi

Công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi

@70983@@70984@

Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Đề bài

Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Lời giải chi tiết

- Phương pháp chọn lọc cá thể: Đầu tiên ta chọn những cá thể có tổ tiên tốt về nhiều mặt, những cá thể này sau đó được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn những cá thể nào có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống. Cuối cùng người ta đánh giá khả năng di truyền các tính trạng tốt của con vật cho đời sau.

- Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

Loigiaihay.com

Thùy Chi

Bạn tham khảo trong bài //vndoc.com/giai-bai-tap-sgk-cong-nghe-lop-10-bai-23-chon-loc-giong-vat-nuoi-135458 này bạn

0 Trả lời · 15:42 20/08

  • Ỉn

    - Phương pháp chọn lọc cá thể: Đầu tiên ta chọn những cá thể có tổ tiên tốt về nhiều mặt, những cá thể này sau đó được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn những cá thể nào có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống. Cuối cùng người ta đánh giá khả năng di truyền các tính trạng tốt của con vật cho đời sau.

    - Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

    - Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

    0 Trả lời · 15:40 20/08

    • Bờm

      Chọn lọc cá thể là hình thức nhà chọn giống chọn lọc theo kiểu gen của mỗi cá thể riêng biêt, quá trình gồm 3 bước:

      a.Chọn lọc tổ tiên:

      Mục tiêu là đánh giá con vật theo nguồn gốc để biết rõ phả hệ (lí lịch) của vật nuôi. Biết rõ phả hệ vật nuôi là rất cần thiết, vì nhờ biết rõ quá khứ, lịch sử của con vật, người chọn giống có thể dự đoán được những đặc tính di truyền của nó.

      Trong trường hợp thông qua phả hệ mà có nhiều vật nuôi có những tiêu chuẩn ngang nhau thì cần xét bổ sung thêm các tiêu chuẩn ngoại hình, thể chất, sức sinh sản… con nào có tiêu chuẩn trôi hơn là con tốt hơn.

      Có thể nói, chọn lọc phả hệ là một phương tiện giúp cho người chăn nuôi hoàn chỉnh việc đánh giá con vật được chọn làm giống. Vì vậy, các cơ sở sản xuất giống nhất thiết phải có phả hệ của các con giống.

      b. Chọn lọc bản thân: Nôi dung chủ yếu là đánh giá ngoại hình, thể chất con vật. Đối với con cái, phải có thể chất tốt để đảm bảo mang thai trong một thời gian dài và sau khi đẻ đảm bảo nuôi dưỡng tốt con của nó sinh ra trong thời gian tiếp theo. Với con đực cần quan tâm đến các dấu hiệu bề ngoài thuộc giới tính như hình thái các cơ quan thuộc hệ sinh dục, màu sắc lông đặc trưng cho giống, trường mình, lưng thẳng, bụng không sệ, mông và vai nở, bốn chân thăng bằng, cứng cáp, móng gọn và đứng, hai tinh hoàn to và đều nhau… Khi đánh giá bản thân con vật phải chú ý liên hệ, so sánh ngoại hình thể chất với bố mẹ, ông bà… để dự đoán khả năng sản xuất của con vật.

      c.Kiểm tra qua đời sau:

      Đây là phương pháp xem xét, đánh giá khả năng di truyền trực tiếp của con vật dùng làm giống.

      Trong công tác chọn giống, khi đánh giá một con đực giống qua thế hệ đời con cần chú ý:

      + Một con đực thường giao phối với nhiều con cái nên phải đánh giá được thế hệ con của hầu hết các con cái đẻ ra khi giao phối với đực giống này mới có kết luận khách quan và chính xác.

      + Phải đặc biệt quan tâm đến tuổi giao phối vì khi con giống còn non cho giao phối thì tính di truyền kém hơn khi đã trưởng thành, cho nên phải kết hợp đánh giá tính di truyền qua nhiều thế hệ các đời con từ đời thứ 1 đến đời thứ 2, thứ 3… để có kết luận chính xác tính ổn định và chất lượng con giống.

      + Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc các thế hệ đời con phải ngang nhau mới đánh giá ngoại hình, thể chất qua đời con chính xác được.

      + Khi đánh giá thế hệ các đời con phải kết hợp đánh giá tổng hợp nhiều mặt như số lượng, chất lượng, sức sản xuất của sản phẩm, ngoại hình, thể chất, sức đề kháng với bệnh tật…

      + Lúc đánh giá các đặc điểm ở đời con không những phải quan tâm đến các mặt tốt mà còn phải chú ý đến cả những mặt xấu để tìm ra nguyên nhân và có kết luận chính xác, khách quan.

      0 Trả lời · 15:42 20/08

      • Video liên quan

        Chủ đề