Tại sao phải đổi mới kiểm tra đánh giá

Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu tất yếu của giáo dục

(ĐCSVN)- Ngày 8/1, Tiểu ban Giáo dục phổ thông (Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực) đã họp đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực trong các trường phổ thông thời gian vừa qua; từ đó xác định nhiệm vụ, giải pháp thực tế để thực hiện tốt việc đổi mới dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Trưởng Tiểu ban Giáo dục phổ thông chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Ủy viên Hội đồng, thành viên Tiểu ban Giáo dục phổ thông, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT, lãnh đạo một số Sở GD&ĐT, hiệu trưởng trường phổ thông và các chuyên gia, nhà khoa học uy tín.

Bộ GD&ĐT đã có nhiều chỉ đạo về đổi mới phương pháp giáo dục

Phát biểu tại cuộc họp, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, những năm trước, phương pháp và hình thức dạy học trong nhà trường phổ thông còn nặng về lý thuyết, ít thực hành thực nghiệm; việc dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” phần nào mang tính áp đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh... Công tác kiểm tra đánh giá còn nặng về đánh giá định kỳ và đánh giá sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Việc đánh giá quá trình và đánh giá học sinh vận dụng kiến thức học được vào giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức.

Quang cảnh cuộc họp

Xác định được vấn đề này, từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các phương pháp dạy học/hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá tích cực. Nổi bật trong số đó có công văn số 3535 (năm 2013) Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; công văn 791 (năm 2013) Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; công văn 5555 (năm 2015) Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học…

Nhiều mô hình giáo dục tích cực như Trường học mới, Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp của Đan Mạch, Dạy học gắn với sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và bảo vệ môi trường tại địa phương… cũng được Bộ GD&ĐT cho thí điểm triển khai. Song song với đó, Bộ tăng cường chỉ đạo hướng dẫn dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua “Dạy học dựa trên dự án”, tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.

“Công văn 4612 (năm 2017) hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 là bước tổng kết các đổi mới trước đây để triển khai đồng bộ ở các địa phương, vừa là sự chuẩn bị để giáo viên, các nhà trường từng bước làm quen, tiệm cận với yêu cầu của chương trình GDPT mới” - TS Vũ Đình Chuẩn cho hay.

Việc chỉ đạo và hướng dẫn triển khai đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT suốt giai đoạn vừa qua được đánh giá là “có tác động tích cực”, không ít địa phương, nhà trường đã thực hiện tốt và nâng cao được chất lượng giáo dục.

“Chìa khóa thành công của trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành là những chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá” - Cô giáo Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng nhà trường nói. Cô dẫn chứng, công văn 791 của Bộ GDĐT (năm 2013) cho thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông mà THCS - THPT Nguyễn Tất Thành được tham gia đã giúp nhà trường được chủ động, sáng tạo thực hiện nhiều vấn đề về chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo dựng được “thương hiệu”, dấu ấn riêng.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu.

Phải đồng bộ trong thực hiện đổi mới

Với những ưu điểm của việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh, các đại biểu đồng thuận rằng, đổi mới là xu hướng giáo dục tất yếu phải tuân theo và triển khai chương trình GDPT mới của Việt Nam là đáp ứng yêu cầu tất yếu này.

Những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT các năm qua về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá, là bước chuẩn bị cho địa phương, các nhà trường và từng giáo viên làm quen với yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở các nơi chưa đồng bộ, có trường/địa phương làm tốt, có nơi còn chậm trễ. Nguyên nhân được các đại biểu chỉ ra cả từ phía chủ quan của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp và khách quan do điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế thiếu tự chủ cho các nhà trường… Giải quyết đồng bộ những nguyên nhân này sẽ là giải pháp quan trọng để tới đây triển khai đại trà chương trình GDPT mới.

Đánh giá cao các ý kiến phát biểu của đại biểu tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định quyết tâm của Bộ GDĐT trong việc thực hiện thành công chương trình GDPT mới, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, để thực hiện thành công công cuộc này, cần có sự vào cuộc đồng bộ từ từ Bộ GDĐT đến các địa phương, nhà trường và mỗi giáo viên, học sinh.

Về phía Bộ GD&ĐT, hiện nay công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán về triển khai thực hiện chương trình GDPT mới đã hoàn tất, tới đây Bộ tiếp tục chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đại trà các cấp; tập huấn tiếp các nội dung chuyên sâu để thầy cô, các nhà trường thực hiện tốt yêu cầu của chương trình.

Các quy định về đánh giá học sinh từ cấp tiểu học đến THPT sẽ được Bộ GDĐT khẩn trương sửa đổi theo hướng phù hợp với yêu cầu mới, tạo hành lang pháp lý và thuận lợi cho các nhà trường, giáo viên trong thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Việc đổi mới thi cử, theo Thứ trưởng, sẽ được Bộ cẩn trọng triển khai thực hiện đúng lộ trình./.

Mỹ Anh

Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể. Nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh năm 2022 như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Với những quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau:

  • Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
  • Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;
  • Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;
  • Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.

Nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh năm 2022

Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:

  • Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học.
  • Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
  • Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
  • Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:

a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.

b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:

  • Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,…); lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,…) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,…); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kĩ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,…); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho học sinh những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.
  • Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,… được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành.
  • Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả học tập của học sinh cho các bên có liên quan (Học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường, quản lý cấp trên,…). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục,…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu đối với giáo trình đại học

– Giáo trình là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần trong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo.– Giáo trình phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.– Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.

Giáo dục đại học là gì?

Giáo dục đại học được hiểu là một hình thức đào tạo cao cấp, trung cấp tri thức dành cho người học. Giáo dục đại học hiện đã xuất hiện ở các trường hệ đại học, bao gồm ba bậc là cao đẳng, đại học và sau đại học.

0 trên 5

Video liên quan

Chủ đề