Tại sao người già hay buồn ngủ

Nếu những người trưởng thành mỗi ngày ngủ từ 7-9 tiếng đồng hồ thì với người già, mỗi ngày họ chỉ có thể ngủ được 4-5 tiếng. Vậy nguyên nhân nào khiến người già khó ngủ.

Tại sao người già hay buồn ngủ

1. Ngừng thở trong lúc ngủ

Theo Ths Nguyễn Quang Bảy (BV Bạch Mai, Hà Nội), ngừng thở trong lúc ngủ ở người già (hay gặp ở người béo phì) là hiện tượng phổ biến nhất của các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát khiến người già mất ngủ.

Ngừng thở khi ngủ có hai dạng: Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn và do thần kinh trung ương. Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là dạng hay gặp hơn, xảy ra khi cơ ở thành sau họng bị giãn. Các cơ này nâng đỡ vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi. Do cơ giãn, đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khi đó, hô hấp bị gián đoạn trong chốc lát. Vì ngừng thở làm giảm nồng độ ôxy trong máu, não cảm nhận được tình trạng giảm ôxy và đánh thức giấc ngủ để có thể mở lại đường thở. Tuy nhiên, sự tỉnh giấc này thường ngắn tới mức người bị đánh thức không thể nhớ được. Chu trình ngừng thở như vậy có thể lặp lại trên 10 lần/giờ trong suốt cả đêm. Do vậy, khả năng đạt được giấc ngủ sâu bị giảm đi gây cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.

Rất nhiều người bị ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn không biết là giấc ngủ của mình bị gián đoạn. Họ cứ nghĩ mình ngủ ngon giấc suốt đêm.

Ngừng thở khi ngủ do thần kinh trung ương ít gặp, xảy ra khi não không truyền được tín hiệu đến các cơ hô hấp khiến họ thường tỉnh giấc đột ngột do tăng nồng độ carbon dioxid trong máu và kèm theo giảm nồng độ ôxy. Dấu hiệu để nhận biết chứng ngừng thở trong lúc ngủ gồm: Thấy buồn ngủ nhiều vào ban ngày, ngáy to, cảm nhận được có những cơn ngừng thở khi ngủ, cảm giác miệng khô, đau họng sau khi thức dậy...

2. Đau xương khớp

Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát như: Đau xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… cũng làm cho người già bị tỉnh giấc và khó ngủ tiếp do những cơn đau này thường tăng nặng vào quãng thời gian nửa đêm gần sáng. Tương tự, các bệnh lý khác như: Thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt, do bệnh đái tháo đường hoặc khó thở do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản… cũng là những nguyên nhân khiến người già mất ngủ.

3. Trầm cảm

Tại sao người già hay buồn ngủ
Trong các bệnh lý về tâm thần kinh gây rối loạn giấc ngủ khiến người già khó ngủ thì bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Các bệnh nhân bị trầm cảm thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc bị đánh thức sớm hoặc bị kích động nên rất khó ngủ. Các rối loạn tâm thần khác như: Lo âu, sa sút trí tuệ, sợ mất uy tín, lấn cấn về vấn đề tiền nong, sức khỏe, tai nạn của người thân trong gia đình, bạn bè cũng khiến người già khó bắt đầu giấc ngủ.

4. Uống thuốc

Một nguyên nhân có vẻ trái ngược là khi bị mất ngủ, người già thường dựa vào thuốc ngủ. Tuy nhiên, có một số loại thuốc dùng để điều trị mất ngủ lại có tác dụng phụ gây buồn ngủ vào ban ngày khiến người bệnh ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Hậu quả là họ càng ít ngủ hơn vào ban đêm. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh như: Thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh, thuốc điều trị bệnh trầm cảm… hay một số chất như nicotin (có trong thuốc lá) đều có thể là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ ngon của người già.

5. Bí quyết giúp người già ngủ ngon

Để có giấc ngủ ngon, người già cần loại bỏ những thói quen không tốt cho giấc ngủ bằng cách:

Nên:

  • Ăn trước khi đi ngủ 3h đồng hồ.
  • Uống 1 ly sữa ấm trước khi lên giường 1 giờ đồng hồ có tác dụng giúp người già đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Tại sao người già hay buồn ngủ

  • Nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau khi ăn tối sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn để dễ dàng chuyển xuống ruột non.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và giúp người già bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Ngâm chân với nước muối ấm và một vài lát gừng.

Không nên:

  • Đọc sách báo, xem ti vi, nhìn đồng hồ khi vào phòng ngủ.
  • Khi tỉnh dậy buổi sáng không nên nán lại trên giường quá lâu.
  • Không nên tập thể dục nhiều sau 6 giờ chiều.
  • Không ngủ nhiều vào ban ngày và chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ hay sẵn sàng cho giấc ngủ.

Sưu tầm

Mất ngủ bất kể nguyên nhân, có thể dai dẳng kể cả kiểm soát các yếu tố thúc đẩy, thường là vì bệnh nhân cảm thấy lo lắng về một đêm mất ngủ tiếp theo và sau đó là một ngày mệt mỏi. Thông thường, bệnh nhân dành hàng giờ trên giường tập trung và suy nghĩ về sự mất ngủ của họ, và khó ngủ ở trong phòng của mình hơn so với ngủ xa nhà.

  • Các chiến lược hành vi nhận thức

Các chiến lược hành vi nhận thức khó thực hiện và mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả lâu hơn, có thể đến 2 năm sau khi điều trị kết thúc.

Những chiến lược này bao gồm

Người cao tuổi có cảm giác buồn chán, tuyệt vọng không rõ nguyên nhân. Những cảm giác trở nên quá mức và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống thì đó chính là dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Trầm cảm rất đa dạng, có những dạng xuất hiện nhiều các triệu chứng thực thể. Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại hoàn toàn không hề có cảm giác buồn, nhưng họ lại có các dấu hiệu khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt. Khi đi khám, bác sĩ khó mà xác định các triệu chứng này do bệnh thực thể gây ra hay là do bệnh trầm cảm.

Người cao tuổi có khả năng dễ bị trầm cảm hơn người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cho biết thêm có 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng của trầm cảm (1 – 2% bị trầm cảm điển hình). Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn so với những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, cô đơn. Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh thực thể như đái đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp.... Các chuyên gia ước tính ở những người cao tuổi có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể chiếm đến 20 – 35%.

Tại sao người già hay buồn ngủ

Khi người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti

Ai cũng từng xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm thoáng qua tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi mà chúng ta cảm thấy đau khổ, mất mát, chia ly, đau đớn... Nhưng các biểu hiện này sẽ dần qua đi, chúng ta tiếp tục sinh sống gần như bình thường và không cần phải điều trị gì cả. Những trường hợp cần phải điều trị là các dạng trầm cảm ảnh hưởng đến tâm trạng, đến các hoạt động sinh hoạt lao động vui chơi giải trí và đến cách cư xử hàng ngày với những người xung quanh.

Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số dấu hiệu quyết định mà cần phải chú ý. Dấu hiệu quan trọng nhất của trầm cảm là những biến đổi về nhân cách. Người bị trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự chú ý quan tâm, mất đi hứng thú đối với các hoạt động, đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý. Người cao tuổi bị trầm cảm thường có dấu hiệu tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác.

Khi người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh không nhận ra được những bất ổn ở họ. Khi cố gắng diễn đạt những cảm giác của mình có liên quan đến trầm cảm, họ lại thường tập trung vào các chủ đề khác. Chẳng hạn, họ than phiền về những nỗi lo tài chính, vấn đề hoà thuận với các thành viên trong gia đình và thường nhất là các vấn đề về sức khỏe.

Các dấu hiệu khác bao gồm như mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng. Họ thường biểu lộ một cách chung chung về sự không thoả mãn trong cuộc sống hiện tại, ví dụ: “Tôi chẳng còn có gì để mà trông đợi nữa”.

Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn trước, có thể khóc hay cảm giác muốn khóc. Họ thường có cảm giác lo lắng nhiều hơn, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định. Họ hay tự trách mình “Tôi chẳng bao giờ làm được gì đúng cả”.

Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại không hề nói gì về cảm giác của mình. Có thể họ cho rằng cảm giác đau khổ là biểu hiện bình thường của quá trình già hoá vì vậy họ nghĩ chẳng có gì đáng để phàn nàn, xem những cảm giác này là do bệnh tuổi già gây ra và chẳng có thể làm gì để thay đổi được.

Đa số người cao tuổi đều có cuộc sống tinh thần lạc quan, hạnh phúc, hữu ích cho xã hội bất chấp những thay đổi về sinh học – tâm lý – xã hội trong con người mình, chỉ có một số ít người có vấn đề về bệnh trầm cảm đơn giản là vì họ dễ mắc hơn những người khác.

Những sự kiện làm đảo lộn trong cuộc sống: về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng, gia đình ly tán, chết chóc,.... đều là những nguyên nhân có thể tác động rất mạnh đến người cao tuổi.

  • Yếu tố sinh lý, sinh hoá: các nhà khoa học cho rằng trầm cảm có thể do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi. Quá trình này diễn ra trong não người có tuổi và thuốc men sẽ điều chỉnh sự cân bằng của các chất hoá học này.
  • Thuốc men và rượu: thuốc dùng để chữa các bệnh cơ thể của người cao tuổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi, uống càng nhiều thuốc thì tác dụng phụ xảy ra càng nhiều. Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ trầm cảm như thuốc chữa cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây ngủ, ..... Đôi khi uống nhiều loại thuốc chữa các bệnh khác nhau sẽ tương tác với nhau và có loại tương tác có lợi xong cũng có loại tương tác bất lợi và gây ra bệnh trầm cảm.
  • Uống rượu quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Uống rượu và uống thuốc khác cũng gây ra tương tác bất lợi, tương tác này xảy ra và làm cho chứng trầm cảm trầm trọng hơn.
  • Các loại bệnh tật cơ thể đồng hành cùng với trầm cảm là một thực trạng đặc thù ở người cao tuổi: Khi người già bị các bệnh thực thể như tai biến mạch máu não, tuyến giáp, đái đường, cao huyết áp, trĩ .... thì các bệnh thực thể này có thể trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi, chữa không khỏi, rất hay xảy ra các biểu hiện của bệnh trầm cảm như lo lắng bi quan, nghi ngờ, cáu kỉnh, xuất hiện tình trạng luẩn quẩn, trầm cảm làm cho các bệnh thực thể nặng thêm và ngược lại.
  • Thiếu hụt Vitamin trong chế độ ăn, ít vận động đặc biệt ở những người có bệnh ở các cơ quan vận động cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm ở những người cao tuổi.
  • Đôi khi các triệu chứng của bệnh thực thể che giấu triệu chứng của bệnh trầm cảm làm cho việc chẩn đoán ở người cao tuổi trở nên khó khăn hơn.
  • Yếu tố di truyền: ở một số người trầm cảm có thể là một bệnh di truyền khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.

Tại sao người già hay buồn ngủ

Các loại bệnh tật cơ thể đồng hành cùng với trầm cảm là một thực trạng đặc thù ở người cao tuổi

Người cao tuổi rất cần có được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm cần được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Người cao tuổi cần tuân thủ một chương trình khám tâm lý thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn.

Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm:

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi - Chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với kinh nghiệm 07 năm làm việc tại vị trí là giảng viên Đại học Y Hà Nội đồng thời là thành viên của Hội Tâm thần học Việt Nam.
  • ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân - Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 05 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.
  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 06 năm là giảng viên Bộ môn Tâm Lý - Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương cùng kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý như: Rối loạn cảm xúc, Các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ....

Cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp tại Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ theo số hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Thực phẩm có giúp đẩy lùi bệnh trầm cảm?

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.