Tại sao ngân hàng hạn chế cho vay trung dài hạn


Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 khó dự báo, đặt ra những khó khăn, thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt. Ảnh: VGP

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chiều ngày 29/12 tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã chỉ ra một số khó khăn, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng năm 2022.

Nhận diện rủi ro

Thứ nhất, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn… Trong khi đó, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành CSTT, nhất là trong điều kiện CSTT đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua.

Thứ hai, dịch bệnh kéo dài trong suốt 2 năm và vẫn còn đang diễn biến phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ (nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng ở mức 7,31%).

Thứ ba, việc mở rộng quy mô tín dụng và thái quá các chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi (cả về vốn và lãi suất) nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống trong trung-dài hạn…

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chiều ngày 29/12 tại Hà Nội. Ảnh: VGP

Thứ tư, dù thị trường chứng khoán có bước phát triển nhưng việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản (huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn), kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD). Ngoài ra, việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (thực chất đã biến các khoản cho vay ngắn hạn thành trung dài hạn cũng như tạm thời không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng) cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong trung hạn.

Thứ năm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xử lý nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, kể cả giãn cách cục bộ.

Thứ sáu, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng đã được chú trọng và hoàn thiện nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều quy định tại các văn bản quy phạm, kể cả luật có nhiều bất cập, chồng chéo, nhất là chưa có một hành lang pháp lý rõ ràng, đủ thẩm quyền trong việc cơ cấu lại các TCTD…

Bên cạnh đó, nguồn lực cho các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) còn bất cập với vai trò và trách nhiệm thực hiện chính sách, cũng như việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ. Mặt khác, vốn điều lệ các NHTMNN tăng không tương xứng với vai trò, vị thế đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này trong việc mở rộng tín dụng, tham gia vào các dự án lớn, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia…

Ngoài ra, chuyển đổi số đang đặt ra cho ngành ngân hàng nhiều thách thức, đòi hỏi sự đồng bộ và phù hợp của các quy định và hành lang pháp lý hiện hành để theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và các ứng dụng chuyển đổi số...

Giải pháp đồng bộ thích ứng diễn biến mới

Để vượt qua những thách thức trong bối cảnh mới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã nêu ra một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022. Đại diện ngành ngân hàng khẳng định tiếp tục bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ để triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm năm 2022.

Thứ nhất, điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Năm 2022, định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau khi được Quốc hội phê chuẩn…

Thứ hai, điều hành linh hoạt các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Phấn đấu duy trì tỉ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn (dưới 3%).

Thứ năm, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.

Thứ sáu, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng phù hợp với thực tiễn nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19. Trong đó trọng tâm là xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; hoàn thiện việc đề xuất gia hạn Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD...

Thứ bảy, NHNN thực hiện quyết liệt, hiệu quả cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, duy trì chỉ số chiều sâu và nâng cao độ phủ thông tin tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch. Tiếp tục đổi mới việc tổ chức cơ chế một cửa, số hóa, điện tử hóa trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số.

Ngoài ra, NHNN đẩy mạnh truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động thông tin của NHNN và các cam kết quốc tế từ trước, trong và sau khi ban hành chính sách nhằm tạo sự đồng thuận của dư luận.

Để tổ chức thực hiện thành công các nhiệm vụ trọng tâm và đạt được các mục tiêu đã đề ra, lãnh đạo NHNN đề nghị các đơn vị trong toàn ngành bám sát Nghị quyết 01 và các nghị quyết khác của Chính phủ, Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN, tập trung xây dựng kế hoạch với lộ trình, sản phẩm cụ thể; đồng thời tổ chức quán triệt đến từng cán bộ trong đơn vị để triển khai nghiêm túc, quyết liệt ngay từ đầu năm.

Anh Minh


Ảnh minh họa. (Nguồn: CTV/Vietnam+)

Trong những ngày cuối tháng 3/2022, một số ngân hàng có động thái tạm dừng cấp tín dụng, giải ngân đối với mảng cho vay bất động sản trước chủ trương kiểm soát rủi ro ở lịnh vực này.

Bất động sản tăng phi mã, ngân hàng vẫn 'siết' tín dụng

Giá bất động sản không ngừng tăng từ đầu năm đến nay, sốt đất diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước khiến người dân ồ ạt đổ vốn vào lĩnh vực này. Tín dụng ngân hàng quý 1 cũng tăng hơn 5%, gấp 2,3 lần mức tăng cùng kỳ năm ngoái, riêng tín dụng tháng Ba tăng tới hơn 2%.

Để ngăn chặn tình trạng cấp tín dụng ồ ạt, một số ngân hàng vừa phải chỉ đạo tạm dừng hoặc hạn chế cho vay vào lĩnh vực này. Sacombank đã ban hành công văn trên toàn hệ thống cho biết sẽ không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản từ nay đến hết tháng 6/2022.

Hiện ngân hàng này tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực sản xuất, ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng gia tăng cao như xất khẩu, dịch vụ, logictics…

[Thủ tướng: Cần kiểm soát dòng tiền vào bất động sản, tránh đầu cơ]

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết hạn mức tín dụng được tạm cấp trong năm 2022 không nhiều, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay bất động sản để tập trung vốn vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ…

Trước đó, Techcombank cũng thông báo kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và thứ cấp mua bất động sản.

Theo đó, ngân hàng này sẽ tạm dừng giải ngân khoản vay mua bất động sản (gồm chưa/đã có giấy chứng nhận) kể từ ngày 25/3. Các đơn vị kinh doanh trao đổi và đàm phán với khách hàng để dời lịch giải ngân các khoản vay sang ngày 1/4.

Trong khi đó, ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank cho biết ngân hàng  này không siết chặt mà chỉ hạn chế cho vay đối với kinh doanh bất động sản. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này ở Agribank hiện chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng dư nợ 1,5 triệu tỷ đồng.

"Bên cạnh việc tập trung ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank vẫn cho vay đáp ứng nhu cầu thật về nhà ở như mua nhà, xây, sửa nhà của người dân một cách bình thường," ông Thành cho biết thêm.

Được biết trong danh mục cho vay bất động sản, Ngân hàng Nhà nước "khóa cứng" tỷ lệ 8%, tức tỷ lệ cho vay bất động sản không được vượt quá 8% tổng tín dụng chung của ngân hàng . Nếu vượt hoặc tăng trưởng nóng quá sẽ bị tuýt còi.

Thực tế, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn phát đi cảnh báo và kiểm soát chặt hoạt động cho vay bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đồng thời cũng yêu cầu các ngân hàng dành ra một tỷ lệ nhất định trong tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực này nhằm giảm rủi ro.

Vì vậy, tăng trưởng cho vay với lĩnh vực này cũng dần hạ nhiệt từ mức trên 26% trong năm 2018, giảm còn 12% trong năm 2020 và duy trì ở mức này trong năm 2021. Tín dụng bất động sản chiếm khoảng 18%-20% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Trong cơ cấu tín dụng bất động sản, cho vay mua bất động sản để sử dụng chiếm 68%, còn lại là kinh doanh bất động sản.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Các chuyên gia đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo tình trạng cho vay bất động sản ồ ạt của một số ngân hàng, đặc biệt là việc thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp sẽ gây lên hệ lụy cho nền kinh tế.

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính-ngân hàng cho rằng nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ… thì đến một lúc nào đó, mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng và ngoài tầm tay của cơ quan thanh tra giám sát.

Theo ông Nghĩa, xét về cơ cấu phát hành trái phiếu năm qua có đến hơn 50% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, 30% từ ngân hàng. Điều này có nghĩa là hơn 80% trái phiếu phát hành không thuộc lĩnh vực sản xuất. Phần lớn khối lượng trái phiếu được phát hành trong những năm qua không có bóng dáng của các lĩnh vực như sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại mà tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như lĩnh vực bất động sản.

Chuyên gia lưu ý có tình trạng vốn cho vay của ngân hàng dùng cho các công ty "sân sau " của bất động sản. Ông Nghĩa cho rằng đây là một dấu hiệu đáng lo ngại khi mức độ cho vay các công ty sân sau bất động sản đang ở mức cao kỷ lục trong lịch sử.

Điển hình, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, trong đó chủ yếu là đầu tư vào bất động sản.

Việc này cũng là lời cảnh tỉnh cho các ngân hàng khi tham gia vào bảo lãnh số lượng trái phiếu lớn của các doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực kiểm soát chặt tín dụng lĩnh vực rủi ro và làm sạch quan hệ sở hữu chéo của ngân hàng với doanh nghiệp sân sau, song theo các chuyên gia, mối quan hệ này ngày càng phức tạp và không dễ kiểm soát.

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán của những doanh nghiệp có biểu hiện chưa lành mạnh, mang tính chất đầu cơ. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ ưu tiên và tạo điều kiện.

"Chúng tôi chỉ đạo các ngân hàng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp," Phó Thống đốc nói.

Theo lãnh đạo ngành ngân hàng, các ngân hàng  phải dựa vào tỷ lệ hiện cho vay đối với lĩnh vực này so với tổng dư nợ của ngân hàng mình, cân đối nguồn vốn và các tỷ lệ an toàn vốn... để hạn chế hay là siết dòng vốn đối với kinh doanh bất động sản.

Không chỉ siết vay vốn, Thông tư 16/2021/TT-NHNN cũng quy định chặt chẽ về việc mua bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Đây được xem là chiếc van hạn chế và kiểm soát dòng vốn từ ngân hàng chảy vào bất động sản qua kênh trái phiếu doanh nghiệp./.

Thúy Hà (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề