Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng

(Techz.vn) Rất nhiều người đưa ra lời khuyên rằng hãy tắt điện thoại khi đến trạm đổ xăng, đặc biệt không được rút ra nghe hay gọi. Lý do là vì đâu?

Bài viết liên quan

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng
Tác hại nguy hiểm nếu dùng điện thoại ở trạm xăng

Nguyên nhân ở đây chính là hiện tượng bốc hơi ở xăng tạo nên ion tích điện xung quanh các cây xăng. Bất cứ khi nào người dùng gọi điện thoại hoặc kết nối không dây như 3G, Wifi hay Bluetooth sẽ làm tăng gấp nhiều lần công suất phát sóng của điện thoại di động.

Theo lý thuyết, sự cộng hưởng và tương tác điện từ sẽ dễ dàng gây cháy nổ. Tuy nhiên, thực tế lại chưa xảy ra bởi cường độ sóng quá yếu để có thể tạo ra tia lửa điện.

2. Nhiệt độ bất thường của điện thoại di động

Vì điện thoại tản nhiệt qua vỏ máy, khi nhiệt độ điện thoại tăng do nghe gọi hay chơi game, nếu linh kiện không đảm bảo sẽ gây cháy. Hiện tượng này gây ra do nóng bất thường kết hợp với sự ma sát vải quần. 

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng
Cần lưu ý khi đổ xăng

Trong trường hợp điện thoại quá nóng có thể tạo tiếng nổ sẽ vô cùng nguy hiểm. Dù vậy, nhiệt độ điện thoại sẽ chẳng bao giờ cao như pô xe máy nên khó cháy nổ.

3. Pin của điện thoại di động

Hai trường hợp có thể gây hậu quả đó là khi pin kém chất lượng hoặc dùng một thời gian quá lâu. Điều này làm cho điểm tiếp xúc pin và điện thoại bị mòn dần, tạo ra tia lửa điện khi điện thoại di động được dùng để nghe hoặc gọi. 

Nếu chẳng may đánh rơi điện thoại, tia lửa điện có khả năng xuất hiện từ chính trong cục pin. Bên cạnh đó, sử dụng đèn Flash trên điện thoại cũng gây cháy cao.

Chúng ta ai cũng đã từng nghe về lời cảnh báo này, rằng nếu sử dụng điện thoại di động trong phạm vi của các cây xăng, đặc biệt là gần những máy bơm xăng, thì sẽ gây cháy nổ. Nhưng nguyên nhân gốc rễ của việc này là do đâu? Chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng

Nguồn: rion-a.blogpost.com

Những giả thuyết thường gặp

Cũng giống như mọi phát hiện khác, vào thời điểm sau khi có nhiều vụ tai nạn cháy nổ liên quan tới việc sử dụng điện thoại di động trên toàn thế giới, nhiều người, cả giới bình dân và chuyên gia, đã đưa ra một số giả thiết giải thích các vụ cháy nổ này:

1/ Do sóng điện thoại

Một trường phái giải thích rằng khi điện thoại di động được sử dụng, chúng sẽ phát ra các sóng như GPRS (dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp - General Packet Radio Service - giúp khách hàng trả tiền theo dung lượng thông tin gửi và nhận, thay vì thời lượng sử dụng), wifi, 3G, bluetooth...

Những loại sóng này khi cộng hưởng và tương tác điện từ với những ion điện tích trong không khí, được tạo ra bởi hơi xăng và khí gas, sẽ gây ra cháy nổ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết cường độ sóng phát ra từ điện thoại di động là rất yếu, vì thế khả năng sóng điện thoại là tác nhân gây ra cháy nổ cũng thấp.

Sóng điện thoại có thể gây cháy nổ nhỏ. Nguồn: YouTube

2/ Do độ nóng của vỏ điện thoại

Trong suốt quá trình được sử dụng, đặc biệt là khi nghe/gọi hoặc được sử dụng cho những tính năng nâng cao như lướt web, chơi game, tìm đường trên Google Map...(những tính năng của smartphone) thì điện thoại tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và sẽ dần bị nóng lên.

Nhiệt độ cao phát ra từ lõi máy sẽ được truyền qua vỏ máy, thường được làm bằng kim loại. Sức nóng này kết hợp với sự ma sát của điện thoại khi được bỏ vào túi quần được cho là sẽ gây ra cháy nổ.

Tuy nhiên, do bên trong các điện thoại di động luôn có gắn bộ phận tản nhiệt, cùng với việc cho dù điện thoại có tích nhiệt và trở nên nóng đến đâu đi nữa, thì cũng không thể nóng bằng những thứ tương tự như ống bô xe máy, vì thế khó có thể thực sự là tác nhân gây cháy nổ.

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng

Nguồn: SuaChua Biz

3/ Do pin của điện thoại

Đây là tác nhân gây ra cháy nổ mà nhiều người đồng tình nhất. Những viên pin chất lượng kém hoặc pin đã quá cũ thường làm mòn điểm tiếp xúc giữa viên pin và điện thoại di động. Việc các điểm tiếp xúc này bị mòn sẽ tạo ra các tia lửa điện giữa viên pin và lõi của điện thoại. Trong quá trình này, nếu như người sử dụng lỡ tay làm rớt điện thoại xuống đất, và ngay gần những nơi chứa xăng dầu, thì tan nạn sẽ xảy ra.

Vụ nổ gây ra do người dùng đánh rơi điện thoại vào bồn xăng. Nguồn: YouTube

Chưa có kết luận cụ thể

Cho dù giả thuyết những vụ cháy nổ tại trạm xăng bị gây ra bởi pin điện thoại được cho là hợp lý nhất, nhưng đến tận thời điểm bây giờ, người ta vẫn chưa thể kết luận đó có thực sự là tác nhân hay không. Ngoài ra, một số các tính năng khác của điện thoại di động như đèn flash hoặc đèn pin trợ sáng cũng cho là các tác nhân gây cháy nổ.

Có lẽ, nhiệm vụ của mỗi chủ sở hữu điện thoại di động là chú ý không chủ quan và sử dụng điện thoại di động tại các trạm xăng. Bởi vì, cho dù các tác nhân vẫn chưa được xác định, rõ ràng những tai nạn cháy nổ liên quan đến điện thoại di động vẫn đang xảy ra khắp thế giới.

Nguồn:

Giáo Dục Việt Nam (2011) Vì sao không nên dùng điện thoại di động ở các cây xăng.

PetroTimes (2014) Tại sao nghe điện thoại tại cây xăng có thể gây cháy nổ?

Từ nhỏ đến lớn không biết bằng cách nào, nghe ai nói hay đọc ở đâu, nhưng mình luôn có một nhận thức trong đầu rằng chúng ta không được sử dụng điện thoại di động ở cây xăng vì dễ gây cháy nổ. Thế nhưng hôm qua mình đã đi qua một cây xăng mà ngay sát bên cạnh là cửa hàng rất lớn của Thế Giới Di Động, khả năng người ra người vào sử dụng điện thoại ngay gần cây xăng chắc sẽ lớn hơn nhiều những cây xăng khác.

Như vậy thì việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng do sợ cháy nổ là dựa trên điều gì? Nếu thật sự có gây cháy nổ thì mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại và % gây cháy nổ là bao nhiêu? Khoảng cách cụ thể và an toàn để sử dụng điện thoại di động mà không ảnh hưởng đến cây xăng là như thế nào?

(News.oto-hui.com) – Việc sử dụng điện thoại di động ở trạm xăng từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra cháy nổ. Tuy nhiên, thủ phạm thực sự lại không phải là chiếc điện thoại di động, có một lý do khác mà bạn nên cất điện thoại khi đang ở trạm xăng.

Hiện nay, tất cả các trạm xăng đều cảnh báo về việc cấm sử dụng điện thoại di động, báo chí cũng đưa tin về các vụ hỏa hoạn gây ra bởi điện thoại nhưng không có tài liệu nào ghi lại trường hợp điện thoại di động là nguyên nhân cháy nổ tại trạm xăng. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã cố gắng thử nghiệm sử dụng điện thoại gần bình nhiên liệu nhằm gây cháy nổ nhưng không thành công.

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng
Sử dụng điện thoại di động ở trạm xăng có thực sự gây cháy nổ?

Với sự giúp đỡ của lính cứu hỏa chuyên nghiệp từ học viện chữa cháy Bergen County, chương trình Good Morning America đã thực hiện cuộc thử nghiệm. Một nhân viên cứu hỏa được trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ đứng bên cạnh chiếc xô chứa đầy xăng, trên tay cầm một chiếc điện thoại di động. Khi điện thoại reo, tất cả mọi người đều cho rằng sẽ xuất hiện đám cháy nhưng không có gì xảy ra. GMA đã thử nghiệm với chiếc điện thoại khác và khuấy bình xăng lên để tạo ra nhiều khói hơn nhưng kết quả vẫn không thay đổi.

I. Vậy tại sao điện thoại di động và xăng lại “kị” nhau và gây cháy nổ? 

Tại sao không nên dùng điện thoại ở trạm xăng

1. Sự tĩnh điện:

Nguyên nhân chính không phải do chiếc điện thoại mà là do sự tĩnh điện. Tĩnh điện trên bề mặt điện thoại sẽ phóng các điện tích tạo ra tia lửa điện. Khi tĩnh năng lượng do tia lửa điện tạo ra vượt qua điểm cháy nổ của vật liệu (dung môi gas, xăng.. v.v bay hơi) sẽ làm phát sinh ngọn lửa gây hỏa hoạn.

Tương tự như vậy, khi đổ xăng, mặc dù không để tràn xăng ra ngoài nhưng vẫn có khí gas bốc hơi quanh ống bơm nhiên liệu. Những khí gas này có thể bốc cháy bởi sự tĩnh điện và lửa sẽ lan đến bất cứ nơi nào có khí gas như bên trong ống bơm hay bình xăng của xe và cuối cùng gây ra một vụ cháy nổ lớn.

Steve Fowler, một kỹ sư điện của Fowler Associates cho biết, sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động quá yếu để có thể làm cháy nhiên liệu hay hơi của các chất dễ cháy. Ông và Jim Farr, trưởng ban cứu hỏa của Gaston County, N.C. đã nghiên cứu về lửa tĩnh điện và kết luận cơ thể người có thể sản xuất tĩnh điện bằng nhiều cách, chẳng hạn như việc ra vào xe ô tô. “Khi chùi chân trên thảm, tĩnh điện ở cơ thể là 35.000 volt, khi ở trong xe hơi con số có thể lên đến 60.000 volt, đủ để gây ra một vụ hỏa hoạn lớn.

II. Vài mẹo nhỏ giúp tránh gây ra tĩnh điện:

  1. Không được vào lại trong xe cho đến khi đã tiếp xong nhiên liệu.
  2. Khi ra khỏi xe để đổ xăng, tránh chạm vào bất kỳ vật nào có thể tạo ra  tĩnh điện trước khi đến cây xăng bằng cách đơn giản là chạm vào đầu xe bằng tay không.
  3. Các chuyên gia khuyên rằng nếu đã xảy ra cháy, tuyệt đối không được lấy ống bơm xăng ra khỏi xe vì đó là cách nhanh nhất để khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn.
  4. Không chất hàng hóa lên xe, thay vào đó hãy đặt chúng dưới đất vì cũng giống như cơ thể người, hàng hóa cũng có thể tạo ra tĩnh điện.

III. Kết luận:

Mặc dù điện thoại di động không phải nguyên nhân gây cháy nổ tại trạm xăng nhưng tốt nhất bạn vẫn nên cất nó đi trong khi tiếp nhiên liệu. Thời gian chờ đợi đổ xăng có thể rất nhàm chán nhưng cần phải chú ý xung quanh để phản ứng kịp thời với bất cứ tình huống nào có thể xảy ra. Sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng sẽ không gây cháy nhưng không có nghĩa điều đó được khuyến khích.

Bài viết liên quan: