Tại sao em chọn công việc này

Mặc dù đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất, nó vẫn có thể khiến bạn bối rối nếu bạn chưa sẵn sàng. Đừng xem câu hỏi này là một thử thách khó vượt qua. Thay vào đó, hãy nghĩ nó là cơ hội để bạn quảng bá bản thân, kỹ năng và mức độ cam kết mà bạn sẽ mang lại cho công ty của họ.

Tại sao người phỏng vấn lại hỏi câu hỏi này?

Nói một cách đơn giản, người phỏng vấn muốn biết liệu bạn đã chuẩn bị trước, tìm hiểu về công ty hay chưa. Bạn đã đọc kỹ mô tả công việc chưa? Trong câu trả lời của bạn, họ muốn biết những gì bạn đã nghiên cứu được về các hoạt động của công ty, sứ mệnh của họ cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp như thế nào.

Người phỏng vấn cũng muốn thấy được bạn đã dành thời gian và nỗ lực để suy nghĩ xem cá nhân bạn có phù hợp với công việc hay không. Họ đã xem sơ yếu lý lịch và còn nói chuyện trực tiếp với bạn, nhưng câu hỏi này sẽ giúp công ty hình dung rõ hơn bản thân bạn - qua lăng kính của chính bạn.

Làm thế nào để trả lời câu hỏi: "Tại sao bạn muốn công việc này?"

Mục đích chính của câu trả lời là bạn phải giải thích lý do tại sao công việc này phù hợp với bạn, cũng như lý do tại sao bạn phù hợp với công ty.

Bạn cần thể hiện sự nhiệt tình không chỉ đối với vị trí bạn nộp đơn, mà còn đối với toàn thể công ty. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang phỏng vấn cho một vai trò có thể được xem là "tiêu chuẩn" trong nhiều công ty hoặc ngành nghề.

Điều quan trọng, bạn nên đưa ra một vài chi tiết từ nghiên cứu trước đó của bạn về công ty trong câu trả lời. Khi đó, người phỏng vấn sẽ biết cách làm việc cụ thể của bạn có phù hợp với cách thức mà công ty hoạt động hay không.

Bạn có thể tóm tắt kỹ năng và chuyên môn để cho công ty thấy được lợi ích mà họ nhận được nếu đồng ý tuyển dụng. Bạn nên đề cập đến tiềm năng, hay những gì bạn có thể mang lại cho công ty trong thời gian dài. Ví dụ: "Là một công ty đang phát triển nhanh chóng, các bạn sẽ cần những người có kinh nghiệm quản lý như tôi để hỗ trợ cho sự tăng trưởng. Tôi từng giám sát thành công việc thành lập ba bộ phận mới trong năm qua, và kinh nghiệm của tôi về mảng này sẽ giúp công việc được tiến hành một cách trôi chảy".

Sẽ rất ấn tượng nếu bạn có thể nói liền mạch những gì bạn biết về công ty, cách bạn phù hợp với tiêu chí tuyển dụng, và đưa thêm những yếu tố khác vào câu trả lời. Ví dụ: "Cũng như các nhân viên hiện tại của công ty, tôi rất coi trọng hiệu quả của việc giao tiếp với khách hàng. Tôi có tỷ lệ giữ chân khách hàng là 100% trong 5 năm qua. Tôi cho rằng thời gian, nỗ lực, và sự chú ý đến từng chi tiết dành cho các mối quan hệ này đã giúp tôi đạt được điều đó".

Mẹo chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn của bạn

- Nghiên cứu công ty: Khi bước vào cuộc phỏng vấn, thật thông minh nếu bạn đã tìm hiểu kỹ về họat động, mục tiêu, văn hóa của công ty đó như thế nào.

- Hiểu rõ động lực của bạn: Điều gì khiến bạn nộp đơn xin việc? Hãy nhớ lại thời điểm lần đầu bạn thấy tin tuyển dụng, xác định điều gì thôi thúc bạn cho rằng vị trí này phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Bạn có thể sử dụng chi tiết này để khởi đầu cho câu trả lời.

- Làm nổi bật kỹ năng của bạn: Hãy nghĩ về câu trả lời giống như cách bạn dùng chiêu bán hàng để quảng bá bản thân phù hợp với vị trí tuyển dụng.

- Luyện tập câu trả lời: Bạn nên tập trả lời trôi chảy những câu hỏi thường gặp, ghi ghép lại những ý cần nói cho đến khi bạn nắm rõ.

Hoàng Hà (Theo Ladders)

Tại sao em chọn công việc này

Dù hình thức phỏng vấn là gì thì “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” luôn là một câu hỏi mà bạn chắc chắn sẽ gặp phải trong bất cứ cuộc phỏng vấn tìm việc nào.

Mục đích của câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Người phỏng vấn muốn có một câu trả lời thực sự cho lí do tại sao bạn muốn làm việc tại công ty của họ. Mặc dù có vẻ đây là một câu hỏi phỏng vấn dễ trả lời, nhưng nhiều người phỏng vấn sẽ hỏi: “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” hoặc “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?” để đánh giá mức độ quan tâm của bạn và để xem liệu bạn có dành thời gian để tìm hiểu về công ty hay không.

Khi phỏng vấn nhân viên tương lai, nhà tuyển dụng rất muốn xác định ứng viên nào thực sự muốn có được công việc và sẽ đầu tư công sức thực sự để cải thiện công ty, trái ngược với những người chỉ muốn một công việc, bất kỳ là công việc nào, bất kể vị trí này đòi hỏi điều gì.

Các việc cần thực hiện để trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Hiểu rõ chính mình

Trước khi bạn nói chuyện với nhà tuyển dụng, hoặc thậm chí là khi tìm việc, bạn cần nắm vững những gì bạn có thể cung cấp cho họ. Hãy phân tích mô tả công việc, từng điểm một. Tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và viết ra từng yêu cầu công việc. Sau đó, xác định bạn có phù hợp hoặc vượt qua những yêu cầu đó ra sao. Viết ra những thành tích hoặc kỹ năng phù hợp của bạn cho từng yêu cầu.

Bạn nên nói về điểm mạnh và thành tích của mình và sẵn sàng đưa ra câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi như “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”, “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” và “Nói cho tôi biết về bạn” cũng như “Bạn biết gì về chúng tôi?” và “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Tìm hiểu về công ty

Hãy tìm hiểu mọi thứ về công ty mà bạn ứng tuyển. Khi bạn biết chi tiết về họ, văn hóa, mục tiêu, sản phẩm và những thách thức của họ, bạn sẽ có thể nói về bản thân và sự phù hợp của bạn với công ty. Hãy truy cập LinkedIn và đọc thông tin hồ sơ công ty. Bên cạnh đó cũng nên tìm kiếm thông tin về công ty trên Google và đọc tất cả những gì bạn tìm được. Ghé thăm trang web công ty của họ cũng là một cách để tìm hiểu thêm về họ.

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Bạn cần biết bạn phù hợp với công ty ở điểm nào. Một lần nữa, các trang web như LinkedIn sẽ cho phép bạn tìm kiếm hồ sơ nhân viên trong các phòng ban mục tiêu. Sử dụng các thông tin này để tìm hiểu thêm về trách nhiệm công việc của họ. Ngoài ra, sử dụng Google và xem trang web của công ty cũng sẽ cho phép bạn tìm hiểu thêm.

Tìm hiểu về người phỏng vấn

Hy vọng rằng bạn biết tên và chức danh công việc của người hoặc những người sẽ phỏng vấn bạn. Nếu bạn biết tên của họ, bạn có thể Google và xem Hồ sơ LinkedIn của họ để tìm hiểu thêm về họ. Có thể bạn sẽ có một điểm chung với họ như học chung trường, tham gia chung một hội nhóm, sở thích hoặc quê hương. Bất kỳ thông tin nào bạn có được có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ với họ bằng cách đề cập đến nó. 

Điều cần lưu ý khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Trong khi câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” là một câu hỏi đơn giản nhưng lại có thể gây khó khăn cho ứng viên vì thực sự không hề dễ dàng để trả lời câu hỏi này. Nếu có một câu trả lời quá ngắn hoặc quá đơn giản thì đó cũng sẽ không phải là một câu trả lời tốt.

Dưới đây là một số gợi ý để câu trả lời của bạn có thể nổi bật trong buổi phỏng vấn tìm việc, hãy cùng tham khảo nhé.

Luôn tập trung vào nhà tuyển dụng

Bạn có thể muốn làm việc tại công ty vì những lợi ích mà công ty mang lại hoặc uy tín của công ty hoặc mức lương nhận được. Tuy nhiên, nói ra lí do là một trong bất kỳ những điều này không phải là một ý tưởng tốt. Bạn cần nhớ rằng các công ty không kinh doanh để chăm sóc bạn. Họ ở đó để tạo ra lợi nhuận, để phát triển và thay đổi thế giới. Và họ muốn biết bạn có thể mang đến cho họ những gì nếu họ tuyển dụng bạn.

Vì vậy, hãy bắt đầu câu trả lời này với những gì bạn có thể làm cho họ. Tại sao bạn là người phù hợp nhất cho vai trò này? Bạn sẽ giúp họ đạt được mục tiêu bằng cách nào?

Sau đó, chia sẻ những gì bạn muốn và vị trí đó hấp dẫn bạn như thế nào

Một khi bạn đã thiết lập những gì bạn có thể làm cho nhà tuyển dụng, hãy hiểu tại sao vị trí đó lại hấp dẫn bạn đến vậy.

Giả sử bạn đang phỏng vấn cho một công việc tại một công ty kế toán lớn, hãy bắt đầu bằng cách bạn có kỹ năng kế toán tuyệt vời và nghĩ rằng bạn là một sự phù hợp hoàn hảo cho vai trò. Sau đó, nói về ước mơ làm việc cho một công ty lớn của bạn vì tất cả các cơ hội mà nó mang lại.

Hãy chân thật

Sau cùng, hãy đọc lại câu trả lời của bạn. Một câu trả lời ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp người phỏng vấn hiểu ngay vấn đề.

Hãy nói một cách chân thật về cả những gì bạn có thể làm cho công ty và lý do tại sao bạn muốn làm việc ở đó. Nếu không có lý do xác thực, chắc chắn bạn sẽ không nhận được công việc. Bạn càng chân thật, bạn càng dễ dàng giành được thiện cảm của người phỏng vấn hơn.

Ví dụ về cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Câu trả lời mẫu liên quan đến chất lượng sản phẩm của nhà tuyển dụng

“Tôi đã sử dụng các sản phẩm phần mềm của công ty anh/chị trong nhiều năm và luôn rất ấn tượng với những đổi mới và sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng chúng một cách hiệu quả. Với chất lượng cao của sản phẩm công ty, sản phẩm của anh/chị đã được mọi người sử dụng rộng rãi. Tôi rất muốn giúp công ty tiếp tục đổi mới và tăng thị phần.”

Câu trả lời mẫu liên quan đến thương hiệu tuyển dụng

“Công ty này được biết đến là một nơi có môi trường làm việc tuyệt vời. Công ty đã đánh giá cao giá trị của nhân viên và khuyến khích họ học hỏi, phát triển và ngày càng tiến bộ hơn. Điều này có nghĩa là nhân viên vui vẻ khi làm việc ở đây trong thời gian dài, vượt qua thời gian trung bình gắn bó với công ty của các nhân viên khác. Đồng thời công ty cũng nhận được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Điều này mang lại lợi ích cho cả các cổ đông, nhân viên, khách hàng và tôi rất vui mừng khi được tham gia tổ chức này.”

Câu trả lời mẫu liên quan đến uy tín của doanh nghiệp

“Công ty này là một trong những công ty kế toán hàng đầu ở thành phố và có rất nhiều khách hàng tin tưởng. Đối tác của công ty là những người thường xuyên phát biểu tại các hội nghị, ủng hộ các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo đảm các giao dịch tài chính và thông tin. Những dấu hiệu này cho thấy công ty là một tổ chức đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ kế toán. Với các kiến thức của tôi về an ninh mạng, tôi rất quan tâm đến việc áp dụng công nghệ mới nhất cộng với khả năng phán đoán để giữ các thông tin nhạy cảm này an toàn nhất có thể.”

Nhìn bề ngoài, “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” có vẻ như một câu hỏi đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người tìm việc đã đánh mất cơ hội được mời phỏng vấn vì cách trả lời câu hỏi này. Chủ đề này có thể nói luôn xuất hiện trong mọi cuộc phỏng vấn, vì vậy hãy sử dụng lời khuyên trên đây để tận dụng tối đa câu trả lời của bạn và nhận được lời mời làm việc. Với sự chuẩn bị chu đáo, lần sau khi được hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được việc làm mong muốn.