Mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Trong giai đoạn cho con bú không thể tránh khỏi những lúc sức khỏe của mẹ bị suy giảm. Lúc này mẹ thường tìm đến sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh. Vậy uống thuốc kháng sinh có an toàn không? Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú? Hôm nay Zicxa.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới mẹ và bé nhé!!!

Uống thuốc kháng sinh có an toàn cho bé không?

Thông thường trong giai đoạn cho bé bú, mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Trong thuốc kháng sinh có chứa nhiều các chất gây ức chế sự hoạt động của vi sinh vật và chức năng của màng tế bào cũng như sự tổng hợp protein cơ thể.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn gây nên nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hồi phục của mẹ và sự phát triển của con thông qua sữa mẹ.

Mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Uống thuốc kháng sinh cho con bú có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bất khả kháng mẹ phải dùng thuốc kháng sinh thì lúc này trẻ có những biểu hiện như bé ngủ nhiều, bé bị ọc sữa khi bú, bé bị tiêu chảy, mùi vị khác lạ trong sữa mẹ khiến bé lười bú,…

Mẹ không nên lo lắng quá, chỉ sau một thời gian khi thuốc kháng sinh hết tác dụng, mùi vị sữa trở về bình thường thì bé sẽ hết tình trạng này ngay.

Tuy nhiên khi con có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào khác, mẹ hãy đưa con đến nay các bác sĩ để được thăm khám, có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú?

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc kháng sinh lên cơ thể của bé thông qua đường sữa mẹ, mẹ nên đặc biệt chú ý đến thời gian sử dụng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh có tác dụng ngắn

Mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Uống thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng ngắn sẽ có hiệu quả ngay trong vòng 30 đến 40 phút sử dụng. Thời gian thuốc được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể khoảng ba tiếng.

Vì vậy mẹ đến cho con bú trước rồi mới uống những loại thuốc kháng sinh có tác dụng ngắn này bởi mỗi cữ sữa của bé thường kéo dài khoảng 3 tiếng. Lúc này hầu như các chất có trong thuốc đã được đào thải ra bên ngoài nên sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé.

Thuốc kháng sinh có tác dụng dài

Thuốc kháng sinh có tác dụng dài thường tồn tại trong cơ thể trong 24h. Vì vậy mà những loại thuốc này ít được bác sĩ kê đơn và mẹ cũng không nên sử dụng quá nhiều. Khi bắt buộc phải sử dụng, mẹ nên uống thuốc vào ban đêm.

Thời gian này bé đã đi vào giấc ngủ sâu và cũng không đòi bú quá nhiều nên có thể hạn chế tối đa được các hoạt chất trong thuốc kháng sinh vào cơ thể bé.

Một số chú ý cho mẹ khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ khi bị ho hoặc cảm thông thường hay tự ý mua thuốc về sử dụng mà không biết rằng trong chúng đều tiềm ẩn những tác dụng phụ đến sức khỏe. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Một số mẹ cho rằng sử dụng thuốc thảo dược sẽ an toàn hơn so với thuốc kháng sinh. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được điều trên là đúng. Trong một số trường hợp sử dụng thuốc thảo dược cũng có tác dụng phụ như gây tăng huyết áp cho mẹ.

Mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Một số chú ý dành cho mẹ khi cho con bú

Khi phát hiện ra con có những biểu hiện như dị ứng ngoài da hoặc phát ban thì mẹ hãy ngưng sử dụng thuốc kháng sinh ngay lập tức.

Trước khi cho bé bú, mẹ hãy vắt bỏ lượng sữa tạm thời trong thời gian dùng thuốc và phải đợi sau khi thuốc đã hạn chế được các tác dụng mới cho bé bú lại bình thường.

Mẹ cần làm gì khi cơ thể giảm tiết sữa?

Uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng giảm tiết sữa mẹ. Để hạn chế tình trạng này và khôi phục lượng sữa như ban đầu, mẹ cần thực hiện một số điều sau:

Uống thật nhiều nước để giảm bớt nồng độ thuốc kháng sinh và tăng cường khả năng đào thải thuốc kháng sinh ra khỏi cơ thể. Cách làm này cũng có thể giúp hạn chế nguy cơ giảm tiết sữa mẹ.

Trong trường hợp lượng sữa tiết ra quá ít hoặc không tiết sữa, mẹ nên thông báo trực tiếp với bác sĩ. Lúc này mẹ sẽ được đổi sang một nhóm thuốc khác ít gây tác dụng phụ hơn, từ đó cơ thể mẹ có thể tiết sữa bình thường.

Uống thuốc kháng sinh khi đang cho con bú thực sự không tốt cho cả sức khỏe của mẹ và con. Vì vậy mẹ không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Hi vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ những kiến thức bổ ích về uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!


Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan, não). Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline (doxycycline, minoxycline,…) và nhóm fluoroquinolones (levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…) khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel (aluminium phosphate), maalox (aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon) được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI (ức chế bơm proton) thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ (lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…). Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Bsi ơi, con em chích ngừa lao khi mới sinh, nay được 2 tháng thì

Chào bác sĩ, bé nhà em sinh 4.5kg nay được 1 tháng 23 ngày tuổi

Chào bsi, con em từ khi sinh ra đã có một chỗ như sưng sưng

Con em hiện đang bú sữa bình và tập ăn dặm, gần đây con bú

Chuyên gia ơi, e muốn hỏi là bé nhà e mới sinh được 10 ngày

Huggies Club để nhận các ưu đãi

Đăng ký tài khoản Huggies trên điện thoại

Tư vấn từ đội ngũ bác sĩ Huggies

Hộp quà khuyến mãi Huggies

Cập nhật ngay thông tin chăm sóc thai kỳ và nuôi dạy trẻ định kỳ

Nhận tư vấn từ nhóm bác sĩ Huggies

Nhận quà may mắn và thông báo khuyến mãi từ Huggies

Huggies Club để nhận các ưu đãi

Đăng ký tài khoản Huggies trên điện thoại

Cập nhật ngay thông tin chăm sóc thai kỳ và nuôi dạy trẻ định kỳ

Tư vấn từ đội ngũ bác sĩ Huggies

Nhận tư vấn từ nhóm bác sĩ Huggies

Hộp quà khuyến mãi Huggies

Nhận quà may mắn và thông báo khuyến mãi từ Huggies