Tại sao đập vào gáy lại chết

Khi chấn thương sau gáy rất dễ bị tử vong vì: - Đó là hành tủy, trung khu điều hòa hô hấp. - Nếu bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng.

- Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi không được liên lạc với cầu não, vỏ não sẽ dẫn đến tử vong

Nếu trẻ bị hành hung, đánh vào đầu với lực mạnh, có thể làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong hộp sọ gây ra tụ máu, nếu bị tụ máu mà không kịp thời phẫu thuật có thể dẫn tới tử vong ở trẻ.

  • Giải pháp nào phòng ngừa bạo hành trẻ em

  • Các vụ bạo hành trẻ em phần lớn từ người thân, người chăm sóc trẻ

Tại sao đập vào gáy lại chết

Khi trẻ bị đánh vào đầu, mặt rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Vừa qua hàng loạt vụ bạo hành trẻ em đang làm dư luận vô cùng bức xúc, đặc biệt, trong các vụ bạo hành có rất nhiều hành động đánh vào đầu, vào mặt trẻ, thậm chí đánh trẻ tới chấn thương sọ não.


Theo Ths. BS. Nguyễn Văn Thường, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh pôn: Chấn thương sọ não là nguyên nhân có thể gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị đánh liên tiếp vào đầu, mặt thì tùy vào lực đánh, mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Nếu lực đánh càng mạnh thì nguy cơ chấn thương càng cao, nguy hiểm nhất là trẻ rất dễ bị chấn thương sọ não.


Cũng theo BS. Thường, ở mức độ nhẹ, trẻ bị chấn động não do lực va đập có thể hồi phục sau thời gian ngắn. Trường hợp chấn thương tới mức nứt sọ não có thể xảy ra khi có va đập tương đối mạnh. Với những va đập mạnh có thể dẫn tới bị dập não, gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não và bên trong hộp sọ não. Nó có thể làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong họp sọ gây ra tụ máu. Nếu bị tụ máu mà không kịp thời phẫu thuật có thể dẫn tới tử vong ở trẻ.


“Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường xuyên bị đánh sẽ bị ảnh hưởng tới vấn đề sang chấn tâm lý nhiều hơn”, BS. Thường cho biết.


TS. BS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết: Trẻ bị chấn sương sọ não sẽ rất nguy hiểm. Não là con người là một ổ cứng vô cùng tinh vi, tùy vào mức độ tổn thương sẽ dẫn tới những mức độ nguy hiểm khác nhau. Khi não đã bị chấn thương thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và hậu quả như thế nào thì rất khó có thể lường trước được.


Còn theo lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), không nên đánh vào vùng mặt, đầu, cổ vì những vùng này là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo, nếu đánh vào các huyệt đạo có thể khiến trẻ bị tử vong.


“Chẳng hạn nếu tát vào mặt trẻ có thể chạm vào huyệt thái dương ở hai bên trán. Nếu đánh vào đỉnh đầu dễ chạm vào huyệt bách hội, huyệt này là gốc rễ của các dây thần kinh có thể dẫn tới tổn thương não. Còn sau gáy trẻ thì có huyệt phong trì, nếu đánh trúng huyệt này có thể khiến trẻ bị tử vong”, lương y Bùi Hồng Minh cho biết.


TN/Báo Tin tức

Tại sao đập vào gáy lại chết

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em

Tại Nghị quyết số 131/NQ-CP, Chính phủ đã phân công cụ thể các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi bạo hành trẻ em, báo cáo tổng thể về các dự án BOT, đảm bảo thị trường Tết...

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Bạo hành trẻ em,
  • chấn thương sọ não,
  • đánh trẻ em,

Y học cổ truyền đã tồn tại hàng ngàn năm nay cùng với những lý luận học thuyết cổ như Âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc…Song song với đó là hệ thống các huyệt vị dùng để phòng bệnh, trị bệnh, dưỡng sinh, võ thuật… Trong y học các huyệt được dùng vào phòng và trị bệnh, còn với võ thuật các huyệt đó khi được các võ sư dùng thì những huyệt vị này sẽ là những yếu điểm để tấn công gây tổn thương có khi gây chết người. Trên cơ thể có đến gần 1 nghìn huyệt cả huyệt cũ lẫn tân huyệt nhưng có 108 đại huyệt được xếp vào huyệt nguy hiểm, trong đó chia ra 72 yếu huyệt và 36 tử huyệt. 72 yếu huyệt là những huyệt khi bị đánh trúng chuẩn xác với 1 lực tương đối sẽ khiến người bị đánh bị chấn thương nhưng k đến nỗi tử vong, còn với 36 tử huyệt kia thì sẽ gây nên chấn thương nặng hoặc tử vong. Trong 36 tử huyệt này có những huyệt rất khó bị đánh trúng, hoặc chúng nằm ở những nơi rất kín đáo ví dụ như : Trường cường ( nằm ở cuối xương cụt ), dũng tuyền ( Dưới lòng bàn chân)… những huyệt như vậy tuy có nguy hiểm nhưng rất dễ bảo vệ. Còn 1 số huyệt nguy hiểm lại nằm ở những vị trí rất thoáng như đỉnh đầu, ngực, lưng… Là những nơi cần phải bảo vệ rất kỹ càng, sau đây tôi chỉ xin giới thiệu 1 số huyệt như vậy :

Tại sao đập vào gáy lại chết
Hệ Thống Kinh Lạc và Huyệt Vị

13 huyệt nguy hiểm gây chết người

1.Bách hội :

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Bách Hội

Vị trí : huyệt nằm ở đỉnh đầu, xác định bằng cách ép tai về phía trước huyệt nằm ở giao điểm của 2 đường thẳng 1 đường qua 2 đỉnh tai và 1 đường dọc qua chính giữa đầu.

Vì bách hội là nơi hội tụ của 6 kinh dương, cũng là nơi thiên khí ra vào, dưới huyệt lại là Xương sọ và não vì vậy khi bị đánh trúng sẽ làm rối loạn sự vận hành của 6 kinh dương, làm tắc nghẽn con đường ra vào của thiên khí, tổn thương đến não… Gây nên choáng váng, chảy máu cam, ngất xỉu, nặng có thể tử vong.

2. Thần đình

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Thần Đình

Vị trí : phía sau chân tóc trán 0,5 thốn, hoặc có thể đo thẳng từ ấn đường lên 3,5 thốn.

Não là phủ của nguyên thần, huyệt nằm ở chính giữa phía trước tóc như cửa của nguyên thần nên khi bị đánh trúng sẽ gây tổn thương cho não, khiến nguyên thần tán loạn… có thể dẫn đến tử vong.

Tại sao đập vào gáy lại chết

3. Thái dương

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Thái Dương

Vị trí : đuôi mắt đo ra sau khoảng 1 thốn.

Thái có nghĩa là lớn, huyệt thái dương là huyệt có liên quan lớn đến phần dương trong cơ thể, huyệt này cũng là nơi có động mạch thái dương đi qua, nên khi bị đánh trúng sẽ làm tổn thương đến phần dương khí, cũng như sự lưu thông của mạch thái dương gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Phong phủ

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Phong Phủ

Vị trí : Nằm giữa xương chẩm và đốt sống cổ 1

Tại sao đập vào gáy lại chết

Huyệt này nằm trong vùng bên trong là tiểu não nên khi bị đánh trúng sẽ dễ tổn thương tiểu não dẫn đến ngất xỉu, có thể tử vong

5. Đản trung

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Đản Trung

Vị trí : trung điểm của đường thẳng qua 2 núm vú ( đàn ông ), qua 2 bờ trên đầu xương sườn 4 ( phụ nữ )

Huyệt này nằm ở giữa ngực được ví như một ngôi nhà của tim, là huyệt hội của khí trong cơ thể, phía dưới là xương ức và tim. Nên khi bị đánh trúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của tim, mạnh có thể gãy xương ức, gây nên rối loạn cho khí huyết trong cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.

6. Cự khuyết

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Cự Khuyết

vị trí : trên rốn 6 thốn

Huyệt này là huyệt mộ của tâm ( tim ), nằm trên vùng bên trong có liên quan đến Vị ( dạ dày ) khi bị đánh trúng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm và vị khiến khí nghịch lên có thể nôn hoặc nôn ra máu nặng hơn nữa có thể gây tử vong.

7. Thần khuyết

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Thần Khuyết

Vị trí : chính giữa rốn.

Huyệt này được coi như nơi ở của thần khí, cũng là nơi tập trung của khí, là vết sẹo đầu đời từ lúc mới sinh ra rất nhạy cảm, nên khi bị đánh trúng khiến khí bị thương mà chạy toán loạn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

8. Quan nguyên

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Quan Nguyên

vị trí : thẳng rốn đo xuống 3 thốn

Huyệt này được coi là cửa ( quan ) của nguyên khí, nằm trên vùng đan điền và trong có bàng quang, khi bị đánh trúng gây tổn thương nguyên khí, khiến cho con đường ra vào của nguyên khí bị tắc nghẽn, mạnh có thể gây vỡ bàng quang ( khi trong bàng quang có nước tiểu ) có thể dẫn đến tử vong.

9. Chương môn

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt chương môn

vị trí : Ở đầu xương sườn tự do thứ 11.

Huyệt này là Hội của các tạng trong cơ thể, giải phẫu dưới huyệt là xương sườn thứ 11 khi bị đánh trúng gây tổn thương đến ngũ tạng, rối loạn chức năng sinh lý của các tạng, hoặc có thể gãy xương sườn, rất nguy hiểm.

10. Phế du

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Phế Du

vị trí : dưới mỏm gai lưng D3 đo ngang ra 1,5 thốn.

Huyệt này là nơi đưa kinh khí vào ( du ) tạng phế ( phổi ), giải phẫu bên trong là xương sườn và phổi, khi bị đánh trúng sẽ làm tổn thương tạng phế, rối loạn chức năng hô hấp, nặng có thể gãy xương sườn, gây Khó thở, ho ra máu, ngất xỉu…

11. Tâm du

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt tâm du

Vị trí : dưới mỏm gai lưng D5 đo ngang ra 1,5 thốn

Huyệt này là nơi đưa kinh khí vào tạng tâm ( tim ), bên trong là xương sườn và tim, nên khi bị đánh trúng sẽ làm tổn thương đến tạng tâm ( tim ) và phế ( phổi ), rối loạn hệ tuần hoàn, nặng có thể gãy xương sườn, gây ho hoặc nôn ra máu, khó thở…

12. Thận du

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Thận Du

vị trí : dưới mỏm gai thắt lưng L2 đo ngang ra 1,5 thốn

huyệt này là nơi đưa kinh khí vào tạng thận mà thận được coi là gốc của tiên thiên, chủ thủy dịch trong cơ thể, chủ bài tiết nước tiểu, bên trong là 2 quả thận, nên khi bị đánh trúng sẽ làm rối loạn chức năng của tạng thận, rối loạn hệ bài tiết, dẫn đến bí tiểu, tiểu ra máu…

13. Túc Tam Lý

Tại sao đập vào gáy lại chết
Huyệt Túc Tam Lý

Vị trí : Chỗ lõm phía trước dưới xương bánh chè đo xuống 3 thốn, cách xương chày 1 khoát ngón tay

Huyệt này là huyệt hợp thuộc hành thổ của kinh vị ( Thổ ), được coi là thổ ở trong thổ khi bị đánh trúng sẽ gây ảnh hưởng đến khí của Vị ( dạ dày ) khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến chán ăn, ăn không tiêu, bụng đầy… rất nguy hiểm.

Kết luận

Những huyệt trên đều là những huyệt có liên hệ mật thiết với các khí của tạng phủ, sự vận hành của khí huyết trong cơ thể, hoặc nằm ở những vùng giải phẫu yếu điểm có những  cơ quan nội tạng. Khi bị đánh trúng ít nhiều gây ảnh hưởng đến cơ thể nhưng khi bị đánh trúng với 1 lực tương đối mạnh và chuẩn xác mới gây tử vong, đa số là được những võ sư tập luyện lâu năm sử dụng để hạ gục đối thủ trong lúc gặp nguy hiểm.

Khuyên bạn phải nên hết sức bảo vệ các huyệt này tránh xa khỏi những sự va đập mạnh hoặc tai nạn không mong muốn cũng có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến cơ thể, tính mạng.

   Chúc Các Bạn Luôn Khỏe Mạnh Và Bình An Trong Cuộc Sống !