Tại sao đang ngủ lại bị giật mình

Tại sao ngủ hay bị giật mình? Đây là thắc mắc của nhiều người khi đã từng mắc triệu chứng này. Nếu hiện tượng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh nên cần phải đi gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin này bên dưới bài viết.

Giật mình khi ngủ là một căn bệnh hoặc một rối loạn hệ thần kinh. Đây là tình trạng co giật cơ đột ngột và xuất hiện chủ  yếu xuất hiện trong vài giờ đầu tiên khi bắt đầu giấc ngủ.

Hiện tượng giật mình khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sinh lý hoặc bệnh lý.

1. Tại sao ngủ hay bị giật mình?

Nguyên nhân sinh lý

Nếu giật mình khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường thì bạn không nên quá lo lắng, cụ thể như:

Ngủ tư thế không đúng sẽ khiến cho não bộ nhận thức rằng cơ thể đang có một mối nguy hiểm rình rập khiến cho bạn không ngủ được sâu và hay bị giật mình tỉnh giấc.

Bên cạnh đó việc nằm sai tư thế còn khiến cho bạn gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mỏi lưng, đau cổ và giật mình khi ngủ.

Hãy chú ý vì có thể do chiếc đệm hoặc gối kê đầu của bạn. Chiếc gối kê quá cao cũng khiến bạn dễ bị giật mình. Để ngủ ngon thì bạn  nên nằm sang bên trái để bảo vệ tim mạch và cải thiện tốt lượng máu lưu thông hơn.

Tại sao đang ngủ lại bị giật mình
Nằm sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng giật mình khi ngủ

Chính vì thiếu oxy do đường hô hấp bị tắc nghẽn khiến cho không khí không được lưu thông đến phổi. Nguyên nhân này làm cho hệ tuần hoàn trong máu không thể vận chuyển được oxy đến các bộ phận của cơ thể và triệu chứng đầu tiên xuất hiện đó là bất ngờ tỉnh giấc khi ngủ. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như khó thở, khô miệng, buồn ngủ, tức ngực…

Trước khi bắt đầu giấc ngủ bạn sử dụng các loại đồ uống có chứa cafein như trà xanh hoặc cà phê thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, trằn trọc khó ngủ hoặc cơ thể sẽ thấy mệt mỏi. Nguy cơ cao mắc triệu chứng giật mình khi ngủ hoặc có thể xảy ra nhiều lần trong một đêm.

  • Tâm lý bị căng thẳng kéo dài

Yếu tố tâm lý quyết định khá nhiều đến giấc ngủ của bạn. Những người thường xuyên bị căng thẳng lo lắng thì sẽ rất dễ giật mình khi ngủ hoặc gặp những rối loạn về giấc ngủ  như khó ngủ, ngủ không sâu…

Trong trường hợp này nếu bạn muốn  ngủ ngon thì  nên sử dụng các biện  pháp giúp giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ như nghe nhạc, tập thể dục, nấu  ăn hoặc đọc sách… để có một giấc ngủ dài suốt đêm mà không bị thức giấc.

  • Ngủ trong môi trường có nhiều tiếng ồn

Ở những thành phố lớn hoặc do gia đình bạn nằm trên những trục đường chính thì sẽ bị giật mình khi ngủ do tiếng còi xe cộ đi lại hoặc những tiếng ồn khác như chuông báo thức, tiếng trẻ khóc…

Không chỉ người lớn bị  giật mình do tiếng ồn đó mà trẻ cũng có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ.

  • Do tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng nên tập đúng cách và đúng thời điểm, không nên lạm dụng quá, đặc  biệt là không tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ. Điều này sẽ gây ra  thần kinh hưng phấn và rất khó ngủ, do thiếu canxi, sắt, magie và vô tình làm xuất hiện triệu chứng giật mình đột ngột khi ngủ.

Xem thêm các bài viết liên quan

Nguyên nhân bệnh lý

Canxi có vai trò quan trọng đối với xương và răng bên cạnh đó còn giúp hệ thần kinh và hoạt động co giãn linh hoạt của tim mạch và cơ bắp. Ngoài ra còn giúp điều tiết được sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não.

Chính vì vậy bạn sẽ thường xuyên bị giật mình khi ngủ nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu canxi và gây ra hiện tượng co cơ và dây thần kinh.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến giật mình khi ngủ và xảy ra phổ biến đối với trẻ em.

  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương

Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh bị tổn thương hoặc có các rối loạn thần kinh bẩm sinh sẽ gây ra triệu chứng giật mình khi ngủ.

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có các nguyên nhân khác gây ra giật mình khi ngủ như cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài… do đó nếu bạn có thắc mắc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có giải đáp chính xác và nhanh.

Khi nào hiện tượng giật mình xuất hiện

Đa phần triệu chứng này sẽ xuất hiện khi bạn rơi vào giấc ngủ quá nhanh. Thường trong giai đoạn đầu của giấc ngủ nhịp tim và hơi thở chậm dần. Còn nếu trong trường hợp cơ thể bạn mệt mỏi thì giai đoạn này sẽ trôi qua nhanh. Điều  này khiến cho các cơ đã bước vào giai đoạn thư giãn nhưng não vẫn hoạt động thì sẽ tạo ra cảm giác rơi xuống và tạo ra phản ứng giật hóa học khiến bạn giật mình và tỉnh giấc.

Tại sao đang ngủ lại bị giật mình
Biện pháp nào giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị giật mình?

2. Cách ngăn ngừa giật mình khi ngủ

Để cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ bạn cần phải thay đổi lối sống và xây dựng chế độ là việc phù hợp hơn. Hãy cùng tìm hiểu một vài cách giúp ngăn ngừa giật mình khi đi ngủ hiệu quả như:

Tránh căng thẳng

Nếu không thể hạn chế được những căng thẳng khi học tập  và làm việc thì bạn nên xây dựng thời gian biểu hợp lý hơn,  nên xen kẽ trong thời gian làm việc là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. 

Thực hiện một vài cách giúp bạn hạn chế căng thẳng như đi dạo ngoài trời, nghe nhạc, thư giãn, xem phim, ăn cơm cùng mọi người trong gia đình, người thân…

Hãy tránh những suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi lên giường nhé.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bổ sung thường xuyên các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây giàu chất xơ và Vitamin để cung cấp đầy đủ các khoáng chất và Vitamin cho cơ thể từ sâu bên trong nhằm cải thiện tích cực giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó cần hạn  chế các đồ uống có chứa chất kích thích như café, trà xanh... vào ban đêm. Vì đó sẽ trở thành nguyên nhân khiến cơ thể bạn trằn trọc khó ngủ và mệt mỏi hơn.

Thay vào đó hãy uống nước lọc hoặc nước hoa quả, vừa giúp đẹp da, đẹp dáng, vừa có giấc ngủ ngon.

Ngủ đúng tư thế

Theo khuyến cáo của các giảng viên  Cao Đẳng Dược Chính Quy Hà Nội  thì có hai tư thế để bạn ngủ ngon và tránh bị thức giấc bất ngờ và có lợi cho sức khỏe đó là nằm ngủ nghiêng sang bên trái và ngủ nằm ngửa, thẳng lưng.

Việc lựa chọn nệm, gối cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giấc ngủ ngon.

Tình trạng  giật mình khi ngủ diễn ra ở mỗi có thể sẽ có sự khác nhau: có người thì chỉ bị co giật nhẹ nhàng, tỉnh dậy một lúc sau đó vẫn tiếp tục giấc ngủ được nhưng có những người thì có cảm giác lo âu, sợ hãi, đi cùng hiện tượng co giật liên tục. Cho nên mỗi người cần phải tự có  các biện pháp điều chỉnh thói quen hàng ngày một cách lành mạnh và khoa học.

Tuy nhiên nếu tình trạng  này diễn ra thường xuyên hơn và với tần suất nhiều trong một đêm thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị hợp lý và hiệu quả nhé.

Những thông tin trên đây hẳn đã giúp các bạn giải đáp về hiện tượng “tại sao ngủ hay giật mình” rồi. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin về sức khỏe. Cùng với đó hãy thường xuyên theo dõi trang của trường để có thêm nhiều bài viết hay và hữu ích.


Page 2

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một ngôi trường trẻ về cả tuổi đời lẫn phong cách giảng dạy. Tuy nhiên, nhờ chất lượng đào tạo và khả năng thực tế của sinh viên, trường đã gây dựng được thương hiệu và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Sứ mệnh

Đảm nhận sứ mệnh cao cả là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế, trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn nỗ lực góp sức mình cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chung phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng tới mục tiêu đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực: Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền. Sinh viên khi ra trường sẽ được nhà trường trang bị và bồi dưỡng hoàn thiện từ trình độ, y đức đến kỹ năng thực tế để có thể tự tin vững bước vào nghề.

  • Tại sao đang ngủ lại bị giật mình

Song song với đào tạo nghiệp vụ, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn theo đuổi và kiên định với mục tiêu truyền cho mỗi sinh viên “ngọn lửa” nhiệt huyết với nghề, rèn luyện cái tâm, lòng nhân ái, sự kiên trì nhằm hình thành “lương y” cao cả cho mỗi cán bộ y tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn mang đến những cơ hội học bổng, các chương trình liên kết đào tạo để tạo cơ hội cho sinh viên đi du học, giúp các em nâng cao tay nghề và có trải nghiệm đáng giá tại các quốc gia có nền y học tiên tiến hàng đầu thế giới.

Tầm nhìn

Với sứ mệnh của mình, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đặt ra tầm nhìn đến năm 2021 sẽ trở thành môi trường đào tạo ngành Y chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, là cái nôi sinh thành của những cán bộ Y tế có tâm, có tầm. Trường hướng công tác giảng dạy, học tập gắn liền với nhu cầu thực tiễn, tuyệt đối tuân thủ triết lý giáo dục thời đại mới “Thực học – Thực nghề” nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng 100% nguồn nhân lực ngành y cho xã hội.

Mục tiêu cuối cùng nhà trường là đóng góp cho sự nghiệp kiến thiết đất nước nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, tâm huyết, đủ năng lực và bản lĩnh, từ đó nâng cao chất lượng và tầm vóc của nền Y tế Việt Nam nói chung. Để hoàn thành những mục tiêu đó, trường đưa ra chương trình học nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học và thực hành trên mẫu vật thực tế, áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy. Mỗi giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường đều như những chiến sĩ trên mặt trận thi đua, luôn luôn nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị khiến nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy cho sinh viên theo học và phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng đến mục tiêu thiêng liêng trở thành cây cầu nối vững chắc giúp các bạn trẻ đam mê sứ mệnh trị bệnh cứu người mở cánh cửa bước ra thế giới tri thức rộng lớn, là bước đệm hoàn hảo cho sinh viên chạm tới ước mơ trở thành những “thiên thần áo trắng” tâm trong, mắt sáng, chắc tay nghề.