Tại sao cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, bao vây, giam chân lực lượng chúng ở Thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữa ta và địch ở sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ, các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống...Đến ngày 17 - 2 - 1947, Trung đoàn Thủ đô (đơn vị chính thức được thành lập :trong quá trình chiến đấu) thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.Trong gần hai tháng (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947), quân dân ta ở Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thủ và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện được nhiệm vụ giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho hàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa, lãnh đạo kháng chiến lâu dài.Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng..., quân dân ta chủ động tiến công, tại khỏi vòng chiến đấu một số lực lượng của chúng; bao vây, giam chân Pháp suốt trong hai, ba tháng chiến đấu, cuối cùng quân ta chủ động rút khỏi thành phố, lui về căn cứ, tổ chức cuộc chiến đấu lâu dài. Riêng thành phố Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu, quân dân ta đã buộc địch đầu hàng.

Phối hợp với cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, quân dân ta ở các tỉnh phía nam (Nam Bộ và Nam Trung Bộ) đã đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho


A.

cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.

B.

cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C.

nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

D.

Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Tóm tắt mục II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Tóm tắt mục II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

a) Hà Nội

- Lúc 20 giờ 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch.

- Trung đoàn Thủ đô được thành lập đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Bien, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân...

- Ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.

- Kết quả:

+ Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn.

Quyết tử quân ôm bom ba càng

b) Các đô thị khác: Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng,... quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

c) Ý nghĩa:

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

- Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

Video tư liệu Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

2. Tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài

- Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,... chuyển lên Việt Bắc.

- Đảng, Chính phủ lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt:

+ Chính trị: Lập Ủy ban kháng chiến hành chính, thực hiện kháng chiến kiến quốc; lập Hội Liên Việt.

+ Kinh tế: duy trì và phát triển sản xuất, nhất là lương thực.

+ Quân sự: quy định người dân từ 18 đến 45 tuổi được tham gia các lực lượng chiến đấu.

+ Văn hóa: tiếp tục duy trì,phát triển phong trào bình dân học vụ, trường phổ thông các cấp vẫn giảng dạy, học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.

3. Mở rộng: Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự:

Trong cuộc chiến đấu của nhân dân ra ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ta đã sử dụng nghệ thuật quân sự:

- Chủ động tấn công: chủ động chặn giặc, tấn công địch những trận quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng Xuân, … để giam châm địch trong thành phố.

- Chủ động rút lui: ta chủ động rút lui lực lượng kháng chiến, kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.

ND chính

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

- Tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến đấu của nhân dân ra ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

Sơ đồ tư duy Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Căn cứ vào âm mưu, kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp để lí giải tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược diễn ra trước tiên ở các đô thị. Nêu những nét chính về diễn biến và tác dụng của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

a. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược diễn ra trước tiên ở các đô thị


+ Cuộc kháng chiến trước hết diễn ra ở Hà Nội và các đô thị do âm mưu của thực dân Pháp định đánh úp cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân và dân ta chủ động tiến công quân Pháp trong các đô thị nhằm bao vây, giam chân địch một thời gian dài để tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.

b. Những nét chính về diễn biến của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16


+ Cuộc chiến đấu diễn ra đầu tiên ở Hà Nội vào đêm ngày 19 - 12 - 1946. Với thái độ điềm tĩnh, tự tin, quyết thắng giặc Pháp xâm lược, quân và dân thủ đô bước vào cuộc chiến đấu trong điều kiện so sánh lực lượng giữa hai bên hết sức chênh lệch. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt giữa ta và địch, nhất là ở Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng cỏ, khu chợ Đồng Xuân,...

+ Sau gần hai tháng chiến đấu giam chân địch trong thành phố, đến ngày 17 - 2 - 1947, Trung đoàn Thủ đô (Trung đoàn chủ lực đầu tiên được thành lập trong quá trình chiến đấu và chiến thắng) đã vượt khỏi vòng vây địch, trở về căn cứ an toàn. Trong thời gian đó, từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947, quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch một thời gian dài trong thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các kho tàng; công xưởng và bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa Việt Bắc đế lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.

+ Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,... quân và dân ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân địch suốt hai, ba tháng, sau đó rút lui về căn cứ, tổ chức kháng chiến lâu dài.

+ Phối hợp với cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, quân và dân ta ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, giam chân địch, không cho chúng đem quân ra phía Bắc.

c. Tác dụng của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16


+ Làm tiêu hao một phần lực lượng quân Pháp; kìm chân giặc, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

+ Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản.