Tại sao có thể nói nghệ thuật là đỉnh cao của mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực

CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ THẨM MỸ

  1. Tính chất tinh thần – tính nổi bật của quan hệ thẩm mỹ

Giá trị thẩm mỹ là một giá trị tinh thần; nó đáp ứng nhưng nhu cầu tinh thần của con người.

Con người chỉ trở thành chủ thể thẩm mỹ khi đã thoát khỏi trạng thái động vật; khi đã có khả năng nhận thức; đánh giá và cải tạo hiện thực khách quan theo những qui luật của cái đẹp. (vd: Kinh thánh giải thích về tội tổ tông của con người).

Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu tinh thần nhưng nó khác với các nhu cầu tinh thần khác là nó mang lại khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần.

Nhu cầu của con người là gì:

+ Nhu cầu vật chất: sinh tồn; lợi ích vật chất

+ Nhu cầu tinh thần: nhận biết; giao tiếp ngôn ngữ; văn hóa…

+ Nhu cầu thẫm mỹ: nhu cầu sự hoàn thiện; hoàn mỹ của con người dưới những nhận thức khác nhau.

Khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần?

Khoái cảm là gì?

– Là tâm sinh lý của con người thõa mãn của con người

– Khoái cảm tinh thần: tỏa mãn nhu cầu tinh thần con người dưới các hình thức khác nhau.

– Khoái cảm thẩm mỹ là hình thức cao nhất của khoái cảm tinh thần

Quan hệ thẩm mỹ xét cho cùng là việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần mang lại khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần mặc dầu nó gắn liền trực tiếp hoặc gián với cái có ích mang tính thực dụng.

Trong quá trình phát triển của lịch sử; mối quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái có ích càng ẩn kín hơn song nguyên tắc của nó không mất đi. Do tính yêu cầu của tính hữu ích; thực dụng mà sự hoàn thiện các công cụ; đồ vật về mặt hình thức; kết cấu mầu sắc trở thành yếu cầu bắt buộc trong quá trình sáng tạo và đánh giá sản phẩm lao động. Nhưng chính sự hoàn thiện (hợp lý) của hình thức; kết cấu; mầu sắc trên sản phẩm của lao động lại tạo ra xúc cảm thẩm mỹ; tạo ra một cách tự nhiên những thuộc tính thẩm mỹ của đối tượng; đồng thời tạo ra những nhu cầu thẩm mỹ hơn nữa; nghĩa là hoàn thiện hơn nữa về mặt thẩm mỹ của các sản phẩm lao động hoặc kể cả trong qúa trình chiếm hữu thẩm mỹ đối với hiện thực.

Như vậy; sự thưởng ngoại thẩm mỹ; đánh giá thẩm mỹ đối với các hiện tượng thẩm mỹ nói chung và tác phẩm nghệ thuật nói riêng có quan hệ với cái thực dụng – cái hữu ích; nhưng không gắn liền trực tiếp với với lợi ích thực dụng; song mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ; một nhu cầu tinh thần cao qúi chỉ có ở con người.

  1. Tính chất cảm tính – tính đặc thù của quan hệ thẩm mỹ
  2. Quan hệ thẩm mỹ mang tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể:

Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể;

Trong các hình thái khác của ý thức XH; đặc biệt đối với KH chỉ chú ý đến từng mặt; từng khía cạnh nào đó của sự vật; hiện tượng để khám phá những thuộc tính chung; khái quát phản ánh bản chất chúng.

Trong nhiều loại hình quan hệ nguời với hiện thực thì quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể. Ngược lại; ở khoa học người ta chỉ chú ý đến từng mặt; từng khiá cạnh nào đó của sự vật; hiện tượng riêng lẻ; cụ thể rút ra những thuộc tính chung; khái quát; trừu tượng nói lên bản chất của chúng. Chính vì vậy; chỉ có sự vật; hiện tượng nào có khả năng tác động vào giác quan (thẩm mỹ) mới trở thành đối tượng của quan hệ thẩm mỹ.

Chính do sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan và tính chất nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong tính toàn vẹn; cảm tính cụ thể của chúng là một loại đánh giá tình cảm – tư tưởng. Do đó; muốn cảm xúc thụ cảm một cách thích ứng về mặt thẩm mỹ; thì rất cần phải có một năng lực thụ cảm – cảm tính phát triển. Muốn thưởng thức âm nhạc phải có thính về âm nhạc; muốn nhận rõ vẻ đẹp của các hình thái; cần phải có mắt nhìn sắc bén; dồi dào cảm xúc. Ở đây; suy cho cùng có sự tham gia của tư tưởng; lý trí song hình thức biểu đạt trực tiếp của sự đánh giá thẩm mỹ là hình thức cảm tính – cụ thể bằng tình cảm (cảm nghĩ – cảm xúc)

Trước sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan con người mới bộc lộ một tình cảm nhất định. Trước cái đẹp – vui sướng; trước cái xấu – bực tức; căm ghét. Tính tình cảm là tính chất đặc thù của quan hệ thẩm mỹ.

  1. Tính chất xã hội – tính nhân văn của quan hệ thẩm mỹ

Một tính chất quan trọng của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực là tính chất xã hội của nó. Đối tượng của phán đoán thẩm mỹ là tất cả những gì mà con người quan tâm đến trong cuộc sống; điều này làm cho quan hệ thẩm mỹ có tính chất xã hội. Cơ sở; động lực; tiêu chuẩn của đánh giá thẩm mỹ; đề được phản ánh bởi những nhu cầu; lợi ích; lý tưởng thẩm mỹ và bị quyết định bởi hoạt động thực tiễn xã hội của các chủ thể đánh giá khác nhau.

Tính chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ biểu hiện ở tính lịch sử; tính giai cấp; tính dân tộc và thời đại.

– Tính lịch sử của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ thay đổi; phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội nhất định. Chính vì vậy trong lịch sử hình thành và phát triển của mỹ học đã làm xuất hiện; tồn tại và phát triển các trường phái mỹ học khác nhau khi phản ánh quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực.

Nghiên cứu tính lịch sữ của các quan hệ thẩm mỹ thấy được tính lịch sữ của các quan điểm mỹ học; mặt khác thấy được tính hệ thồng của lịch sử tư tưởng mỹ học.

– Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ mang tính giai cấp. Không thể nói tình cảm thẩm mỹ; thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của một giai cấp này đồng nhất với tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của một giai cấp khác. Thị hiếu thẩm mỹ của giai cấp địa chủ; thị hiếu của giai cấp nông dân; tư sản và công nhân cũng khác nhau. Bởi vì; quan điểm về tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của mỗi một giai cấp đều phản ánh những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể khác nhau.

Trong xã hội có giai cấp thì mỹ học có tính giai cấp. Bởi những tư tưởng mỹ học đều phản ánh và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau.

Nghiên cứu tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ để thấy được quá trình đấu tranh tư tưởng của các giai cấp khác nhau. Đặc biệt vai trò của hệ tư tưởng thống trị đối với sự phát triển văn hóa – nghệ thuật.

– Tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ. Ở các dân tộc khác nhau; mối quan hệ thẩm mỹ cũng không thể không mang tính dân tộc. Cái đẹp; cái xấu; cái bi; cái hài cái cao cả có một số nét chung của nhân loại nhưng nó vẫn mang tính độc đáo của từng dân tộc; làm cho bản sắc văn hoá của các dân tộc cũng khác nhau.

Do trình độ phát triển xã hội khác nhau và các phong tục tập quán khác nhau đã tạo nên các quan hệ thẩm mỹ; nhu cầu; tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ khác nhau.

Sự khác nhau về các quan hệ thẩm mỹ của các dân tộc không chỉ khác nhau về trình độ; mà còn khác nhau về hệ giá trị.

Mỹ học đại cương 

Câu1. Cái đẹp được tạo thành bởi các yếu tố nào? Có mấy loại cái đẹp, cho biết từng loại. Cho ví dụ -Cái đẹp được tạo thành bởi 3 yếu tố: +Hính thức hấp dẫn +Nội dung tích cực + Cấu trúc hài hòa - Có 3 loại cái đẹp: +Cái đẹp hoàn mỹ: Nội dung và hính thức thống nhất hài hòa với nhau +Cái Đẹp chưa hoàn thiện: Hình thức đẹp nhưng nội dung chưa đẹp +Cái thiện (không gọi là cái đẹp): Hình thức xấu nhưng nội dung đẹp. ***.Anh (chị) tự suy nghĩ và cho ví dụ.

Câu 2.

Quá trình làm việc của một chủ thể thẩm mỹ cần trãi qua các bước nào? Theo anh (chị) thì bước nào là quan trọng nhất, vì sao? - Quá trình làm việc của một chủ thể thẩm mỹ: Khi sáng tác một tác phẩm nghệ thuật, văn thơ, âm nhạc, hội họa…tác giả phải dựa trên khách thể thẩm mỹ.Từ đó biểu lộ cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và cái lý tưởng, quan điểm sáng tác của mình để tái hiện lại hiện thực khách quan qua đôi mắt chủ quan của người nghệ sĩ và hình thành tác phẩm nghệ thuật. -Quan trọng nhất là phải lấy ý tưởng dựa trên khách thể thẩm mỹ vì có quan sát một cách chính xác thực tế từ khách thề, chù thể mới có cơ sở để căn cứ mà phát huy tính sáng tạo và dưa ra những quan điểm thẩm mỹ phù hợp, từ đó tái hiện hiện thực khách quan dễ dàng hơn, tác phẩm nghệ thuật tạo ra dễ tiếp nhận và hiệu quả cao hơn.

Câu 3.

Anh (chị) rút ra được kinh nghiệm gì trong việc nhìn nhận và đánh giá cái đẹp, qua các trường phái mỹ học của Pitago, Xô Crat, Platon, Aristote? - Theo Pitago, cái đẹp từ trường phái của ông là âm nhạc ,có ý nghỉa chữa bệnh và làm phong phú thêm cho cuộc sống. -Theo Xocrat ,cái đẹp gắn liền với cái có ích, cái gì ược cho là đẹp khi nó mang lại lợi ích cho con người, mọi sự vật đẹp mọi sự vật có ích cho cài gì đó. -Theo Platon cái đẹp tuyệt đối, đích thực chỉ có ở thế giới ý niệm, cái thế giới đó chỉ có thể cảm nhận bằng lý trí chứ không thể bằng cảm giác. -Theo Aristote ,cái đẹp theo tiêu chuẩn : Tỉ lệ ,trật tự , đối xứng. Cái đẹp mang tính chất khách quan, sự vật thực tế, mối quan hệ và thuộc tính có thật.

Câu 4.

Anh (chị) hãy cho biết thế nào là thị hiếu thẩm mỹ? Cho ví dụ - Thị hiếu thẩm mỹ: là năng lực con người trong việc đánh giá những thuộc tính, phẩm chất thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.Nó bộc lộ sự đánh giá hiện thực, đánh giá toàn bộ giá trị thẩm mỹ, xuất phát từ cái đẹp, xấu, bi, hài… thể hiện tình cảm thẩm mỹ của cá nhân hay nhóm, tập thể. Thị hiếu thẩm mỹ là một năng lực chủ quan của con người trong việc thưởng thức, đánh giá và sáng tạo cái đẹp, cái thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật . Thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái luôn cố định, bất biến mà nó luôn vận động phát triển không ngừng với lịch sử nên nó mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại. *.Ví dụ: con người ưa chuộng model quần ống túm trước kia, sau đó đổi sang quần ống rộng và bây giờ là quần ống suông, tương lai …chắc khỏi còn ống nào luôn.

Câu 5.

Anh (chị) hãy cho biết tại sao cái đẹp mang tính phổ biến? cái bi, cái hài mang tính đặc thù? Cho ví dụ - Cái đẹp mang tính phổ biến: vì cái đẹp trước hết là những thuộc tính thẩm mỹ vốn có của các sự trong thiên nhiên, trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong nghệ thuật. - Cái đẹp có nhiều hình thức tồn tại khác nhau, đẹp của những kết cấu vật chất của không gian, màu sắc ánh sáng ,khuôn mặt ,nụ cười, ánh mắt, hơi thở, tâm hồn tư tưởng con người có khi là hình tượng nghệ thuật. Do cái đẹp bao hàm nhiều yếu tố và ý nghĩa như vậy nên nó mang tính phổ biến. - Cái bi, cái hài mang tính đặc thù : +Cái bi: Bản chất là cái đẹp, đó là cái đẹp trong trạng thái mất mát đau thương làm cho con người sống cao đẹp hơn.Cái bi chứa đựng sự đấu tranh gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu,cái ác; cái tích cực và tiêu cực, những cái yếu thế bị lấn áp và tiêu diệt, cái đẹp vẫn trường tồn. + Cái hài: Bản chất là cái ác cái xấu, Lợi dụng hình thức của cái đẹp làm vỏ bọc bên ngoài.Cái hài thường mang mặt nạ là biện pháp để tự bảo tồn. Bởi những cái xâu thường không đành phận là xâu, nếu đành phận thì không gây ra tiếng cười và khổ nỗi chúng thường muốn tạo ra mình đẹp.Cái hài được tạo ra từ nhựng mâu thuẫn nghịch lý, phi lý , đối lập giữa nội dung ,hình thức, cái bên trong và cài bên ngoài, để gây nên tiếng cười. nên cấu trúc của cái hài luôn ở vị trí lêch, thiếu cân xứng. *.Cái bi và cái hài mang những đặc trưng như vậy và chì có trong xã hội nên nó mang tính đặc thù.

Câu 6.


 Anh (chị) hãy cho biết tại sao khi mua bất kỳ một mặt hàng nào (quần, áo, giày, nón,…) ta đều chú ý đến cái đẹp. Cái đẹp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống mỗi người? - khi mua bất kỳ một mặt hàng nào (quần, áo, giày, nón,…) ta đều chú ý đến cái đẹp bởi vì do yếu tố khách quan và chủ quan của con người. Ai cũng muốn mình có được một mặt hàng đẹp, chất lượng để thu hút những người xung quanh,và để khẳng định bản thân mình và thực tế từ trong tâm tưởng mỗi con người đã nhận thức được cái đẹp từ rất lâu, dựa trên cảm tính chẳng ai ưa chuộng cái xấu cho mình. -Cái đẹp có ý nghĩa đối với đời sống mỗi người , nó là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của con người, nó đáp ứng nhu cầu làm đẹp về mọi mặt của con người, cuộc sống thêm tăng sự phong phú.

Câu 7.

Anh (chị) hãy cho biết nghệ thuật có mấy chức năng? đó có ý nghĩa gì đối với đời sống con người. -Nghệ thuật có 3 chức năng: Nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ - Ý nghĩa của các chức năng đối với đời sống con người: +Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng mang lại sự hiểu biết quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhận thức trong nghệ thuật là sự tự nhận thức bằng tư duy hình tượng,bằng hình ảnh cụ thể trực tiếp tac động lên tình cảm, tri giác, mỹ cảm, qua đó tác động lên mọi phương diện đời sống con người. +nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và trả về cho cuộc sống dưới dạng tinh khiết hơn. Thực chất của giáo dục trong nghệ thuật là làm cho mọi người nhận thức sâu sắc ,cảm xúc mãnh liệt những gì đẹp đẽ cao thượng trong đời sống xã hội, thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp. +Chức năng thẩm mỹ hình thành những thị hiếu, những năng lực và nhu cầu thẩm mỹ của con người và trang bị cho con người để định hướng giá trị thẩm mỹ trong đời sống xả hội. Thức tỉnh tinh thần, năng lực sáng tạo, phẩm chất nghệ sĩ trong mỗi cá nhân.

Câu 8.

Theo anh (chị) hãy phân biệt giữa nghệ nhân và nghệ sĩ? Cho ví dụ - Túm gọn: Nghệ nhân là những người quen tay lành nghề trong công việc nghệ thuật của họ và chỉ dừng lại ở đó. Nghệ sĩ là những người có tính sáng tạo, phá vỡ cái trùng lặp trong công việc nghệ thuật. -Ví dụ:người làm gốm sứ là nghệ nhân và người làm diễn viên, ca sĩ, người mẫu…gọi là người nghệ sĩ.

Câu 9.

Anh (Chị) hãy cho biết thế nào là cái bi, cái cao cả. Phân tích mối liên hệ của cái bi, cái cao cả ? Cho một ví dụ, phân tích cái bi và cái cao cả -Cái bi: Là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, đó là cái đẹp trong trạng thái mất mát đau thương làm cho con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn. Sự mất mát đó phải đấu tranh cho một lý tưởng sống cao đẹp. Cái bi chứa đựng sự đấu tranh gay gắt giữa cái đẹp với cái ác, cái xấu; cái tích cực và tiêu cực nhưng cái đẹp yếu thế bị lấn áp và tiêu diệt. Cái đẹp vẫn trường tồn. -Cái cao cả, cao thượng, tuyệt vời là một phạm trù thẩm mỹ biểu hiện đặc tính số lượng lẫn chất lượng thẩm mỹ khách quan. Cái cao cả là sự biểu hiện tập trung về cái đẹp tuyệt vời của những kì tích con người, cái cao cả còn có ở người có sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn, nghị lực phi thường, đức hy sinh cồng hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng con người và cái đẹp. ***.MỐi liên hệ giữa cái bi và cái cao cả: cả 2 điều là những cái đẹp vượt trội, quan hệ chặt chẽ với nhau, và nếu không phân biệt kĩ rất dễ bị nhầm lẫn giữa chúng.Thế nhưng cả 2 điều biểu hiện sự vận động, sự đấu tranh gay gắt giữa các mâu thuẫn của các sự vật hiên tượng để rồi tạo ra cái đẹp nhất ****.Ví dụ: trong một chiếc tàu du lịch trên sông có 2 cha con nhà kia. Ông ta rất yêu quý đứa con gái mình. Trên tàu còn có một người phụ nữ mang bầu và nhiều người khác. Tàu chạy đươc xa bờ một tí thì vướng đá ngầm và bị chìm dần, tất cả mọi người nhanh chong tìm cách bơi vào bờ, lúc này ông bố thấy con mình và người phụ nữ mang bầu kia đang giơ tay,miệng kiêu cứu vì họ không biết bơi, những người khác lo bơi vào bờ nên cũng chẳng ai bận tâm tới 2 người. Ông bố đừng trước 2 lựa chọn: cứu con mình hay cứu người phụ nữ mang bầu xa lạ kia, bờ còn xa mà cả 2 đang chìm dần ? Cuối cùng người phụ nữ mang bầu được sống và con ông ta vĩnh viễn theo hà bá .Các Anh( chị) tự phân tích đi nha !

Câu 10.

Để đánh giá một sản phẩm đẹp cần dựa vào những chi tiết nào?Cho ví dụ và phân tích cái đẹp đó; cái đẹp đó thuộc lĩnh vực nào? - Để đánh giá một sản phẩm đẹp cần dựa vào những chi tiết: + Hình thức đẹp + Nội dung có ý nghĩa và phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ. + Phù hợp với nhu cầu người mua. Ví dụ: Sinh nhật Bạn trai, biết anh ta đi làm thường bị trễ chị kia mua cho anh ta một cái đồng hồ Thụy sĩ chính hãng, đẹp dã man.

Câu11.

Để có một thị hiếu thẩm mỹ đúng cần dựa vào các đặc điểm nào? Cho ví dụ và phân tích. - Để có một thị hiếu thẩm mỹ đúng cần dựa vào các đặc điểm: + Phải đánh giá đúng những thuộc tính, phẩm chất thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật. + Phải đánh giá đùng hiện thực, đành giá toàn bộ giá trị thẩm mỹ, xuất phát từ cái đẹp, xấu, bi ,hài…thể hiện tình cảm của cá nhân hay tập thể. ***.Ví dụ: Đánh giá vẻ đẹp của một cô gái thì không chỉ dựa vào vẻ bên ngoài mà còn quan sát cách cư xử của cô ta với mọi người ,xem cô ta có tài năng gì không…cô ta có được sự yêu thích của những người xung quanh hay không..?

Câu 12.


 Anh (chị) hãy cho biết thế nào là cái bi, cái hài? Cả hai cái bi và cái hài có quan hệ như thế nào đối với cái đẹp? Cho ví dụ minh họa. -Cái bi: Là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, đó là cái đẹp trong trạng thái mất mát đau thương làm cho con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn. Sự mất mát đó phải đấu tranh cho một lý tưởng sống cao đẹp. Cái bi chứa đựng sự đấu tranh gay gắt giữa cái đẹp với cái ác, cái xấu; cái tích cực và tiêu cực nhưng cái đẹp yếu thế bị lấn áp và tiêu diệt. Cái đẹp vẫn trường tồn. -Cái hài: Là một phạm trù cơ bản của mỹ học, dùng để xác định và đánh giá những hiện tượng xã hội, những phong tục tập quán, những hoạt động và hành vi của con người khi chúng không phù hợp, lỗi thời mà cứ tưởng là đẹp, là cao thượng. Nó là những mâu thuẫn nghịch lý, phi lý, đối lập với ý tưởng thẩm mỹ của lực lượng xã hội tiến bộ. Do đó chúng bị lên án và cười nhạo. ***.Mối quan hệ giữa cái bi, cái hài với cái đẹp : -Cái đẹp cho cái nhìn “ đẹp” một cách toàn diện hơn, bao quát nhiều rộng hơn trên nhiều lĩnh vực. Cái bi, cái hài cũng là cái đẹp nhưng không toàn diện, mà nó chỉ đề cập tới một lĩnh vực riêng, chúng có tính đặc thù nhưng suy cho cùng chúng điều hướng tới một mục tiêu là sự vận động đấu tranh trên mọi mặt để cuộc sống tốt đẹp hơn.Cái bi, cái hài có tính đóng góp để hình thành và là nguồn gốc của cái đẹp. ****. Ví dụ: Một người đàn ông đứng bên kia đường trong thấy một cậu nhóc 3 tuổi đang băng qua đường để nhặt một quả bóng, người đàn ông thấy một chiếc xe lao tới thế là ông ta lao ra bế đứa bé lên không may bị chiếc xe đó tông ông ta chết tại chỗ và đứa bé chỉ mới bị thương nhẹ.


Câu 13.


 Anh (chị) hãy cho biết các yếu tố tạo thành cái đẹp? Và thế nào là cái đẹp hoàn mỹ(toàn diện)? Cho ví dụ minh họa. -Các yếu tố tạo thành cái đẹp +Hính thức hấp dẫn +Nội dung tích cực + Cấu trúc hài hòa -Cái đẹp hoàn mỹ(toàn diện): Tức là hình thức và nội dung phải thống nhất hài hòa với nhau. ***.Ví dụ: Người con gái đoạt giải nhất trong cuộc thi hoa hậu thế giới. Chắc chắn người đó phải là cao ráo, đẹp và thông minh, tài năng rồi, nếu ngược lại thì làm gì có chức “ hoa hậu” !

Câu 14 .

Anh (chị) hãy cho biết vị trí, vai trò của cái đẹp trong cuộc sống hiện nay? - Vị trí, vai trò của cái đẹp trong cuộc sống hiện nay: +Cái đẹp gắn với cuộc sống con người, thiên nhiên đẹp liên hệ với con người thì thiên nhiên càng đẹp hơn. +Cái đẹp là một phần tất yều của cuộc sống, mang con người lại gần nhau hơn. Nó còn giúp cho ý thức thẩm mỹ của con người được hình thành và nâng cao dần, từ đó ý thức con người càng trở nên tốt đẹp hơn ,có tính nhân văn và đời sống được cải thiên, phong phú hơn.

Câu 15 .


 Kể tên các loại hình nghệ thuật? Trong các loại hình nghệ thuật thì tình cảm trí tuệ của cá nhân em ưu tiên cho loại hình nào nhất? Vì sao. -Tên các loại hình nghệ thuật: +Văn học +Âm nhạc +Múa +Điện ảnh +Hội họa +Điêu khắc +Kiến trúc ***. Theo ưu tiên loại hình thì tui chọn văn học (Mặc dù chẳng ưa), bởi vì văn học diễn đạt tương đối đầy đủ các giá trị nhân văn nhất, mang vẻ đẹp lưu giữ lâu dài theo hình thức lưu trữ trện giấy, có thể dựng thành phim hay âm nhạc, hay truyền miệng từ đời này sang đời khác.

****. Câu 05. và 10  giống nhau nên tui trả lời chung luôn thành ra còn 15 câu thôi.Và những ví dụ đưa ra cho các anh( chị) tự phân tích. Có gì thắc mắc vui lòng liên hệ số 01267457456. hay email


Viết bài bởi Bảo Thắng