Tại sao cá có thể bơi dưới nước

Trong rất nhiều phim tài liệu phản ánh thế giới đáy biển, chúng ta thường nhìn thấy bức tranh như sau: Cá cùng một loài thích tụ tập thành đàn với nhau, lúc thì bơi sang đông, lúc thì bơi sang tây, giống như một đội quân lớn chuyển động nhanh chóng, cảnh tượng rất hùng vĩ.

Có thể có người sẽ hỏi, một số động vật quần cư trên đất liền, nhiều cá thể sinh sống với nhau, trong đó có một con là vua của quần thể, dưới sự chỉ huy của nó, quần thể giúp đỡ lẫn nhau để bắt mồi hay phòng ngự kẻ địch có hiệu quả hơn. Nhưng trong loài cá lại không có vua cá, tại sao chúng muốn dứt bỏ cuộc sống tự do tự tại, di động theo tập thể vậy?

Các nhà khoa học khi nghiên cứu đàn cá trong hải dương đã phát hiện ra đàn cá bơi lội hầu như đều có quy luật như vậy, đó chính là hình dáng to nhỏ của chúng gần giống nhau, mà còn hàng trước và hàng sau của cả đàn cá, xếp đan xen nhau rất đều. Sự sắp xếp theo thứ tự như vậy có tác dụng gì?

Do cá hàng trước khi bơi lội về phía trước sẽ kéo dòng nước ở phía sau chảy về phía trước. Như vậy, cá hàng sau vừa vặn đặt mình vào trong dòng nước này, thân đẩy về phía trước theo dòng nước, chúng chỉ cần tiêu hao năng lượng rất ít vẫn có thể duy trì tốc độ bơi giống như cá hàng trước.

Với quy luật như vậy, cá của hàng thứ ba, hàng thứ tư… đều có thể nhờ vào cá hàng trước để sinh ra lực hướng về phía trước dòng nước, bơi về phía trước một cách nhẹ nhàng. Các nhà khoa học dự đoán rằng, trong cả đàn cá có khoảng một nửa đàn cá bơi áp dụng phương pháp tiết kiệm sức này dưới sự giúp đỡ của đồng loại.

Điều thú vị là trong quá trình đàn cá bơi, mỗi hàng cách nhau thời gian nhất định, cá hàng trước và cá hàng sau còn có thể tự động thay đổi vị trí làm cho tất cả đều có cơ hội bơi tiết kiệm sức.

Tại sao cá có thể bơi dưới nước

Nhiều loại cá cần di chuyển trở đi trở lại (hồi du) với khoảng cách dài, như cá hố, cá hoa vàng…, đều là bơi kết thành đàn với nhau, chúng chính là lợi dụng phương pháp tiết kiệm năng lượng khéo léo này để bơi vượt những chặng đường liên tiếp dài dằng dặc.


Di chuyển ở cá gồm nhiều kiểu di chuyển ở động vật được cá sử dụng, chủ yếu là bơi lội. Tuy nhiên, các nhóm cá khác nhau có các cơ chế đẩy trong nước khác nhau, thường xuyên nhất là chuyển động gợn sóng của cơ thể và đuôi cá và chuyển động bằng vây ở các loài cá chuyên biệt khác nhau. Các hình thức vận động chính ở cá là anguilliform (kiểu di chuyển giống bộ Cá chình), là một kiểu di chuyển tạo ra sóng truyền đều dọc theo cơ thể thon dài; sub-carangiform là kiểu di chuyển có gợn sóng tăng nhanh về biên độ ở phía đuôi; carangiform có sóng tập trung ở gần đuôi, dao động nhanh; thunniform là kiểu bơi nhanh với cái đuôi hình lưỡi liềm lớn và khỏe; và ostraciiform là kiểu di chuyển hầu như không có dao động nào ngoại trừ vây đuôi. Các loài cá đặc biệt hơn di chuyển bằng vây ngực cùng cơ thể cứng lại, giống với loài cá thái dương; và chuyển động bằng cách truyền sóng dọc theo vây dài và cơ thể bất động diễn ra ở loài cá có cơ quan sinh ra điện như các loài thuộc bộ bộ Cá chình điện.

Tại sao cá có thể bơi dưới nước

Các loài cá, như cá ngừ vây vàng, sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để tự đẩy mình trong nước

Ngoài ra, một vài loài cá các kiểu "đi bộ", tức là di chuyển trên đất liền, đào hang trong bùn và lướt trong không khí.

Các vây dùng cho di chuyển

Cá bơi bằng cách tác dụng lực chống lại nước xung quanh. Có những trường hợp ngoại lệ, xảy ra khi cơ của cá ở hai bên cơ thể tạo ra các sóng gắp lại truyền dọc theo chiều dài của cơ thể từ mũi đến đuôi, thường lớn hơn khi chúng truyền theo chiều dọc. Các véctơ lực tác động lên mặt nước do sự chuyển động của cá và biến mất sau đó, nhưng tạo ra một hợp lực hướng về phía sau, từ đó đẩy cá về phía trước trong nước. Hầu hết các loài cá tạo ra lực đẩy bằng các chuyển động bên của cơ thể và vây đuôi, nhưng nhiều loài khác di chuyển chủ yếu bằng cách sử dụng vây giữa và cặp vây. Nhóm sau bơi chậm hơn, nhưng có thể quay cơ thể nhanh, cần thiết ví dụ như khi sống trong các rạn san hô. Nhưng chúng không thể bơi nhanh như các loài cá sử dụng cơ thể và vây đuôi.[1][2][2]

  1. ^ Breder, CM (1926). “The locomotion of fishes”. Zoologica. 4: 159–297.
  2. ^ a b Fulton, CJ; Johansen, JL; Steffensen, JF (2013). “Energetic extremes in aquatic locomotion by coral reef fishes”. PLOS ONE. 8 (1): e54033. doi:10.1371/journal.pone.0054033. PMC 3541231. PMID 23326566.

  • How fish swim: study solves muscle mystery
  • Simulated fish locomotion Lưu trữ 2017-12-22 tại Wayback Machine
  • Basic introduction to the basic principles of biologically inspired swimming robots Lưu trữ 2012-12-10 tại Wayback Machine
  • The biomechanics of swimming Lưu trữ 2011-07-24 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Di_chuyển_ở_cá&oldid=66245660”

“Cá có thể bơi lội tự do, nổi lên chìm xuống trong nước. Ngoài việc cá có thân hình đặc biệt hai bên dẹt, phần trước và sau có hình giọt nước thích hợp vận động trong nước ra, thì trong cơ thể của cá còn có một túi bong bóng chứa đầy khí là cơ quan điều tiết chủ yếu nổi lên chìm xuống trong nước của cá. Thể khí trong bong bóng cá, ngoài phần đầu khi nổi lên mặt nước trực tiếp hít vào thông qua một đường khí rất ngắn, ở trong nước cũng có thể dựa vào những tế bào đỏ phong phú trong mang để hút lấy khí hoà tan ở trong nước.

Chúng ta đều có kinh nghiệm như sau: khi một quả bóng kim loại chứa đầy khí thì có thể nổi ở trên mặt nước bập bềnh theo sóng; khi thể khí bay ra ngoài không khí thì khó có thể tránh khỏi giống như quả cân vậy, sẽ chìm thẳng xuống nước.

Cá chủ yếu dựa vào mức độ chứa khí nhiều hay ít ở trong bong bóng cá để điều chỉnh vị trí ở trong nước. Nhưng khi phần đuôi của cá vận động mạnh cùng với tác dụng ngược lại mà sau khi nuốt nước vào trong miệng do khe hở hai bên mang phun ra xuất hiện, cũng là sức mạnh quan trọng để nó có thể nhanh chóng nổi được ở trong nước.

Cá sống ở trong nước với độ sâu khác nhau, còn có thể thay đổi thông qua dung lượng khí trong bong bóng cá, để làm cho tỉ trọng của cơ thể gần giống như mật độ của vùng nước xung quanh và để giữ cho chúng ở tư thế ổn định bất động trong nước.

Ngoài ra, vây ở trên mình cá cũng có tác dụng quan trọng về phương diện này, ví dụ vây lưng và vây rốn cá đối với việc ngăn chặn lùi và quẫy sang hai bên là chắc chắn không thể thiếu được. Có người đã từng đưa ra thử nghiệm, thả lại con cá đã mất đi vây lưng và vây rốn vào trong nước, thì con cá đó cũng không thể duy trì được tư thế ổn định khoan thai như trước nữa. Phía trước phần bụng có một đôi vây lửng, để triệt tiêu lực phản tác dụng do dòng nước không ngừng phun ra khi chúng vận động thở mang đến, nó cũng thường phải vận động để có thể duy trì được trạng thái ổn định trong nước.”

Twitter Facebook LinkedIn

Hay nhất

Theo mình thì vì cá có mang nên phải sống trong nước (sinh học ). Và vì đó là đặc điểm của nó nên nó phải "sống" trong đó. Nước là môi trường sống của nó , chỉ bơi được ở trong nước thôi. ý nói là hai sự vật luôn gắn liền với nhau, quan hệ hữu cơ với nhau. Thế thôi. Nếu bạn biết đáp án thì xin liên hệ với mình nhé. Câu hỏi hay và nhiều tầng nghĩa.