Kiểm tra đất đai là gì

Khái niệm đất quy hoạch căn cứ vào quy định quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy hoạch sử dụng đất là việc lên kế hoạch phân bổ và xác định một vùng đất đai để sử dụng cho một mục đích nhất định chẳng hạn như để sử dụng cho mục tiêu bảo vệ quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với những thay đổi tiêu cực của khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội.

Kiểm tra đất đai là gì
Đất quy hoạch là những đất thực hiện các dự án của nhà nước

Thêm vào đó, quá trình quy hoạch sử dụng đất có những định hướng, thay đổi theo nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực ở từng địa phương. Việc định hướng như vậy được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định và được phân chia theo từng kỳ quy hoạch. 

Do đó có thể hiểu ngắn gọn, quy hoạch sử dụng đất là gì, đó là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, theo mục đích sử dụng và theo từng kỳ thời gian. Đất quy hoạch nằm trong kế hoạch sử dụng của chính quyền. Ví dụ một số quy hoạch đất đai phổ biến như là quy hoạch xây dựng khu dân cư, xây dựng bệnh viện, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…

Làm thế nào để biết đất đang trong quy hoạch?

Việc quy hoạch đất ở mỗi địa phương là khác nhau và cũng có thể thay đổi qua từng khoảng thời gian, thêm nữa quy hoạch này có thể là đã công khai hoặc chưa công khai. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu đất này có đang trong quy hoạch hay không thì có thể tìm hiểu bằng các phương pháp sau: 

– Kiểm tra quy hoạch dựa trên thông tin trong sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất): Thông tin phần quy hoạch sẽ nằm trong phần ghi chú, chỉ rõ quy hoạch gì. Người mua đất có thể xem xét về quy hoạch có phù hợp với mình không để tiến hành mua đất. 

Kiểm tra đất đai là gì
Kiểm tra các thông tin trên sổ đỏ để biết đất có thuộc quy hoạch hay không

– Nhờ các đơn vị lĩnh vực nhà đất địa phương kiểm tra quy hoạch: Những công ty này sẽ nắm được vấn đề quy hoạch ở địa phương, giúp bạn có những thông tin chính xác. 

– Tìm hiểu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường nắm rõ thông tin về kế hoạch, quy hoạch. Vì vậy, người dân có thể hỏi phòng tài nguyên môi trường về quy hoạch. 

Như vậy, có nhiều cách để xác định đất đai có nằm trong quy hoạch hay không. Bạn hãy lựa chọn các cách phù hợp nhất với mình. 

Có nên mua đất trong quy hoạch không?

Câu trả lời có nên mua đất trong quy hoạch không còn tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi người. Ví dụ, nếu bạn mua đất để sinh sống ổn định lâu dài mà vùng đất này đang nằm tỏng quy hoạch làm đường giao thông hoặc quy định khác không được phép xây nhà thì không nên mua để tránh bị thu hồi khi đang sử dụng. 

Tuy nhiên, trường hợp đất được bán với giá hợp lý, quy hoạch thay đổi theo thời gian thì bạn có thể lựa chọn để kinh doanh... Nếu xét lâu dài, đây là hình thức đầu tư mạo hiểm. 

Kiểm tra đất đai là gì
Mua đất trong quy hoạch là một hình thức mua bán khá mạo hiểm

Tùy vào mục đích sử dụng đất mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Có thể nói việc mua đất quy hoạch này có thể tồn tại nhiều rủi ro và cũng có thể là cơ hội. Vì vậy, việc của người đi mua đất là phải tìm hiểu rõ ràng về phần quy hoạch đối với đất đai từ đó có thể đưa ra quyết định tốt nhất với mục đích sử dụng hay khả năng tài chính của mình. Tránh việc không tìm hiểu kỹ mà phải chịu thiệt thòi khi mua bán nhà đất và dẫn đến những tranh chấp không đáng có.

Ngoài việc tìm hiểu đất có nằm trong quy hoạch hay không thì người mua cũng nên tìm hiểu về thông tin khác chẳng hạn như chủ đất đã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, mục đích sử dụng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc của đất này là như thế nào, có được xây dựng nhà cửa, công trình hay không, hay đất có đang nằm trong tranh chấp, đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án… đây đều là những thông tin mà người mua đất nên tìm hiểu rõ ràng, do đất đai là tài sản có giá trị lớn cho nên việc tìm hiểu trước rõ ràng khi mua bao giờ cũng sẽ giúp được người mua đất có thể tránh được rủi ro cho mình.

>>> XEM THÊM: Nhiều dự án ma bùng nổ vào cuối năm, cách nhận biết dự án ma chi tiết!

Theo chúng tôi, mua bán đất trong quy hoạch khá mạo hiểm và nếu bạn không hiểu về bất động sản thì không nên mua. Ví dụ: Anh An mua đất trong quy hoach giao thông, chỉ đến khi anh lên quận xin phép xây dựng nhưng quận từ chối vì lô đất đó nằm trong quy hoạch đường vành đai. Lúc này anh đi chạy vạy khắp nơi nhưng kết quả vẫn vậy, vì không xem xét kỹ quy hoạch mà "tiền mất tật mang", không biết kêu ai. 

Đất quy hoạch có được cấp sổ đỏ hay không?

Phần lớn trường hợp đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất hiện không được cấp sổ đỏ. Nếu mục đích sử dụng của địa phương trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đất nằm trong quy hoạch được cấp sổ đỏ. Bởi theo Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ tại Điều 49; Theo đó trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất không chỉ được tiếp tục sử dụng, mà còn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như:

- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,

- Cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất…

Như vậy, tùy từng trường hợp quy hoạch đất và chính sách địa phương mà câu trả lời cho đất quy hoạch có được cấp sổ đỏ không là khác nhau. 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về đất quy hoạch là gì và các thông tin liên quan. Để tìm hiểu thêm các vấn đề pháp lý mới nhất trước khi mua bán nhà đất, mời bạn tìm đọc tại >>> kinh nghiệm mua bán BĐS. 

N.Phương (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Tư vấn

Để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, cụ thể:

* Điều kiện của bên chuyển nhượng

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”

* Điều kiện của bên nhận chuyển nhượng

Xem chi tiết tại: 4 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ

Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất như thế nào? (Ảnh minh họa)  

Cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất

Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất, cụ thể:

1. Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận

Theo điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở khi có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận có thể tự mình kiểm tra các thông tin về nhà đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện được Giấy chứng nhận thật, giả.

Như vậy, việc yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận là cách kiểm tra xem nhà đất có hay không có Giấy chứng nhận, kể cả khi đặt cọc.

2. Kiểm tra thời hạn sử dụng đất

Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:

- Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".

- Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài".

- Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "Đất ở: Lâu dài; Đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".

Như vậy, căn cứ vào trang 2 của Giấy chứng nhận thì sẽ biết được đất còn thời hạn sử dụng hay không.

3. Cách kiểm tra đất thuộc quy hoạch, thế chấp, tranh chấp

Để biết nhà đất có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không thì có một số cách kiểm tra như sau:

- Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.

- Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện biết đất có thuộc quy hoạch hay không?

- Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.

- Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai (đây là cách chắc chắn nhất), cụ thể:

Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM, các hình thức khai thác thông tin đất đai gồm:

- Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.

- Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản (hợp đồng).

Tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng để kiểm tra tình trạng pháp lý thửa đất thì hộ gia đình, cá nhân nên sử dụng hình thức khai thác thông tin thông qua phiếu yêu cầu.

Trước tiên người yêu cầu phải tải phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01/PYC. Tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu yêu cầu thì tích vào ô thông tin cần biết theo nhu cầu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.

Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

Người yêu cầu nộp tại Bộ phận một cửa hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

- Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.

- Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân.

- Nếu từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: 04 trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể.

- Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân.

- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3. Trả kết quả.

Thời gian thực hiện:

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM, thời hạn cung cấp thông tin được quy định như sau:

- Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày.

- Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Ngoài những cách phổ biến trên thì nên đưa vào hợp đồng chuyển nhượng điều khoản với nội dung “cam kết quyền sử dụng đất, nhà ở không có tranh chấp; Giấy chứng nhận hợp pháp; nhà đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án,… nếu vi phạm sẽ bị phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại”.

Kết luận: Trước khi mua nhà đất thì người dân có rất nhiều cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất, trong đó cách chính xác nhất là đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai cấp thông tin về thửa đất (có trả phí). Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Mua đất không chính chủ: Mua cả rủi ro