Tách ối nghĩa là gì

Nếu quá trình chuyển dạ của mẹ không tự bắt đầu, bác sĩ có thể sẽ kích thích chuyển dạ bằng thuốc hoặc dùng các kỹ thuật khác để kích thích các cơn co thắt.

Tách ối nghĩa là gì

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về làm thế nào để kích thích chuyển dạ an toàn cho cả mẹ và con

Tại sao phải kích thích chuyển dạ cho mẹ bầu?

Bác sĩ có thể yêu cầu kích thích chuyển dạ cho mẹ bầu khi:

  • Quá ngày dự sinh một đến hai tuần nhưng mẹ vẫn chưa chuyển dạ. Các chuyên gia khuyên không nên chờ đợi lâu hơn vì điều đó khiến mẹ và em bé có nguy cơ cao hơn đối với nhiều vấn đề khác nhau. Ví dụ, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bé của nhau thai trở nên kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác cho trẻ sơ sinh.
  • Nước ối vỡ nhưng vẫn không có dấu hiệu của chuyển dạ. Một khi màng ối bị vỡ, mẹ và em bé có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ cân nhắc các rủi ro và lợi ích việc kích thích chuyển dạ.

Tách ối nghĩa là gì

  • Kết quả xét nghiệm cho thấy nhau thai của mẹ không còn hoạt động bình thường, mẹ có quá ít nước ối hoặc em bé  không phát triển như bình thường.
  • Mẹ bị tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và hạn chế lưu lượng máu đến em bé.
  • Mẹ mắc bệnh mãn tính hoặc cấp tính như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc ứ mật của thai kỳ, đe dọa sức khỏe của mẹ hoặc sức khỏe của em bé
  • Từng có thai chết lưu trước đây
  • Hoặc do mẹ sống xa bệnh viện, việc di chuyển không thuận lợi

Những kỹ thuật được sử dụng để gây chuyển dạ?

Điều này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng cổ tử cung của mẹ tại thời điểm đó. Nếu cổ tử cung của mẹ chưa bắt đầu mềm hay giãn ra (mở ra) nghĩa là cơ thể mẹ chưa sẵn sàng để chuyển dạ.

Tách ối nghĩa là gì

Bác sĩ có thể tiến hành một trong các phương pháp kích thích chuyển dạ hiệu quả cho mẹ bầu

Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp y học hoặc "cơ học" để làm chín cổ tử cung trước khi gây chuyển dạ.

Nếu chuyển dạ vẫn không bắt đầu, mẹ sẽ được truyền oxytocin IV. Thuốc này (thường được gọi là Pitocin) là một dạng tổng hợp của hormone mà cơ thể sản xuất ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên.

Để làm “chín” cổ tử cung của bạn và gây ra chuyển dạ, bác sĩ có thể:

  • Sử dụng prostaglandins: Prostaglandin giúp cổ tử cung “chín” và mềm ra
  • Sử dụng bóng Foley: Thay vì sử dụng thuốc, bác sĩ có thể làm chín cổ tử cung bằng cách chèn Foley qua lỗ trong cổ tử cung. Bơm nước vào đầy bóng, làm phồng bóng, tạo áp lực lên cổ tử cung giúp cho cổ tử cung mềm và mở ra.
  • Bóc tách màng ối:  Nếu cổ tử cung đã giãn ra một chút và không có lý do khẩn cấp nào để khởi phát chuyển dạ, bác sĩ có thể sẽ khám âm đạo và đưa ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, dùng đầu ngón tay áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và phần dưới tử cung của mẹ.
  • Bấm ối: Nếu cổ tử cung đã giãn ít nhất vài cm, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ nhỏ để chọc thủng màng ối. Nếu cổ tử cung vẫn chưa sẵn sàng để chuyển dạ, bác sĩ có thể sẽ kết hợp với truyền oxytocin.
  • Sử dụng oxytocin: Bác sĩ có thể sẽ tiêm oxytocin vào cơ thể mẹ để thúc đẩy các cơn co thắt.

Tách ối nghĩa là gì

Khởi phát chuyển dạ có thể có những rủi ro gì?

Nhìn chung kỹ thuật này khá an toàn. Oxytocin, prostaglandin hoặc cách kích thích nhũ hoa để chuyển dạ đôi khi gây ra các cơn co thắt quá thường xuyên hoặc dài bất thường và dữ dội. Điều này có thể gây căng thẳng cho em bé.

Trong một số ít trường hợp, prostaglandin hoặc oxytocin cũng có thể gây vỡ nhau thai, hoặc thậm chí vỡ tử cung.

Một loại prostaglandin thường được sử dụng là misoprostol có liên quan đến tỷ lệ vỡ tương đối cao ở những phụ nữ cố gắng sinh thường sau khi sinh mổ (VBAC) và không bao giờ nên được sử dụng ở những phụ nữ có tử cung bị sẹo.

Một số chuyên gia còn cho rằng không nên dùng oxytocin cho các mẹ cố gắng sinh thường sau sinh mổ.

Để đánh giá tần suất và thời gian của các cơn co thắt cũng như nhịp tim của em bé, mẹ sẽ cần theo dõi thai nhi điện tử liên tục trong quá trình chuyển dạ. Mẹ có thể phải nằm xuống hoặc ngồi yên trong khi được theo dõi.

Việc chuyển dạ có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt nếu mẹ bắt đầu với cổ tử cung chưa chín và quá trình này có thể gây khó khăn cho mẹ và các ông bố về mặt tâm lý.

Nếu kích thích chuyển dạ không hiệu quả bác sĩ có thể đề nghị chờ thêm một thời gian nữa để xem liệu chuyển dạ có tự bắt đầu không. Nhiều trường hợp mẹ sẽ cần phải sinh mổ.

Những trường hợp mẹ không nên tiến hành kích thích chuyển dạ

Mẹ sẽ cần sinh mổ nếu:

  • Kết quả  xét nghiệm chỉ ra rằng em bé không thể chịu đựng được các cơn co thắt.
  • Có nhau thai tiền đạo
  • Thai ngôi mông
  • Mẹ bầu từng sinh mổ trước đó với vết mổ tử cung dọc, hoặc đã từng có các phẫu thuật tử cung khác như phẫu thuật để cắt bỏ u xơ cổ tử cung.
  • Mang thai đôi và em bé đầu tiên ở vị trí ngôi mông, hoặc mẹ đang mang đa thai.
  • Bị nhiễm herpes sinh dục

Các mẹo giúp chuyển dạ sớm mẹ có thể xem xét áp dụng

Tách ối nghĩa là gì

Mẹ có thể thực hiện các bài tập giúp nhanh chuyển dạ hoặc bổ sung những thực phẩm kích thích chuyển dạ an toàn

  • Quan hệ tình dục: Tinh dịch có chứa prostaglandin, và đạt cực khoái có thể kích thích các cơn co thắt.
  • Kích thích núm vú: Kích thích núm vú giúp giải phóng oxytocin và có thể giúp bắt đầu chuyển dạ.
  • Dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu là thuốc nhuận tràng mạnh. Mặc dù kích thích ruột có thể gây co thắt, nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy loại dầu này giúp gây chuyển dạ (có thể dẫn đến tiêu chảy và mất nước)
  • Các biện pháp thảo dược: Nhiều loại thảo dược được cho là an toàn để kích thích chuyển dạ nhưng thực tế chưa có bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này. Tự ý sử dụng thảo dược có thể sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tốt hơn hêt mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện bất kì mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và con yêu.

Nguồn: Babycenter

Sao chép tới clipboardSao chép

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai – Bác sĩ Sản Phụ Khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tách màng ối gây chuyển dạ là một thủ thuật nhằm giải phóng hormone gây co thắt tử cung. Tuy nhiên phương pháp này gây khó chịu cho bà mẹ mang thai, và nhiều nghiên cứu không đồng tình với nó vì mang lại nhiều rủi ro.

1. Thế nào là chuyển dạ có can thiệp?

Bạn đang đọc: Tách màng ối gây chuyển dạ: Những điều cần biết

Quá trình chuyển dạ là khi xuất hiện các cơn co thắt ngắn, thường xuyên của tử cung. Các cơn co thắt xảy ra khi cơ tử cung co chặt và sau đó lại giãn ra. Quá trình chuyển dạ giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung và giúp cổ tử cung giãn nở. Cổ tử cung là phần mở ra của tử cung nằm ở đầu âm đạo. Em bé sẽ đi qua cổ tử cung vào âm đạo trong khi sinh.

Khi các bà mẹ mang thai có gặp những vấn đề sức khỏe có thể gây hại cho bản thân và em bé, hoặc bà mẹ đã mang thai hơn 42 tuần thì lúc này bác sỹ có thể chỉ định chuyển dạ có can thiệp. Đối với một số phụ nữ, việc chuyển dạ có can thiệp là cách tốt nhất để giữ cho mẹ và em bé khỏe mạnh

Những trường hợp cần can thiệp chuyển dạ bao gồm:

  • Thời gian mang thai kéo dài hơn 42 tuần. Nhau thai phát triển trong tử cung và cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn. Sau 42 tuần thai kỳ, nhau thai thường ngừng hoạt động và em bé sẽ không còn được khỏe mạnh nữa.
  • Nhau thai tách dần khỏi tử cung, dẫn đến suy nhau thai và không đảm bảo đủ nuôi dưỡng cho em bé.
  • Sản phụ bị nhiễm trùng trong tử cung.
  • Sản phụ đã vỡ ối hoặc cạn nước ối nhưng không xuất hiện các cơn co thắt tử cung.
  • Sản phụ có vấn đề về sức khoẻ, ví dụ như: tiểu đường, tăng huyết áp,… có thể gây hại cho bản thân và cho em bé.
  • Thai nhi có vấn đề về tăng trưởng.
  • Sản phụ là người mang nhóm máu Rh (-).

Tách ối nghĩa là gì

Nếu thai kỳ khỏe mạnh, thì tốt nhất là để quá trình chuyển dạ diễn ra một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho phổi và não của em bé được phát triển hoàn thiện trước khi bé chào đời. Trong trường hợp có vấn đề với thai kỳ hoặc sức khoẻ của em bé, hay bà mẹ có thể cần phải sinh con sớm hơn, thì lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc và trao đổi về việc can thiệp chuyển dạ.

2. Phương pháp tách ối gây chuyển dạ

Túi ối là túi giữ em bé đang lớn lên bên trong tử cung. Túi nước ối chứa nhiều dịch màng ối .

Tách màng ối hay còn gọi là lóc ối từ thành tử cung, là một thủ thuật gây chuyển dạ có can thiệp. Khi tách màng ối, bác sĩ sẽ đeo găng tay và nhẹ nhàng dùng ngón tay đưa vào cổ tử cung, sau đó từ từ tách màng ối ra khỏi tử cung.

Xem thêm: PAGES là gì? -định nghĩa PAGES

Sau khi tách màng ối, các bà mẹ có thể về nhà và đợi các cơn co thắt xuất hiện. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể cảm thấy đau thắt bụng và xuất hiện những đốm máu. Do ở những tuần cuối thai kỳ, cổ tử cung ngả về phía sau xương cụt nên rất khó để thủ thuật viên có thể chạm tới.

Chuyển dạ có can thiệp có thể mất vài giờ hoặc kéo dài 2-3 ngày, nó phụ thuộc vào cơ thể mỗi người đáp ứng như thế nào đối với việc điều trị. Nếu trong lần mang thai đầu tiên hoặc thai kỳ ít hơn 37 tuần tuổi thì chuyển dạ có can thiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Phương pháp tách ối gây chuyển dạ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của sản phụ. Vì thủ thuật này là một phương pháp chuyển dạ không tự nhiên có thể gây ra một vài những rủi ro nhất định. Trước khi thực hiện, sản phụ sẽ được bác sĩ cung cấp những thông tin cơ bản, cách thực hiện và các biến chứng sau đó có liên quan đến việc tách màng ối.

3. Những nguy cơ của chuyển dạ có can thiệp

Tách ối nghĩa là gì

Có nhiều điều tra và nghiên cứu không đồng ý chấp thuận việc tách màng ối gây chuyển dạ do mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn rủi ro đáng tiếc. Những rủi ro tiềm ẩn của việc can thiệp tách màng ối gây chuyển dạ gồm có :

  • Nguy cơ sinh mổ cao: Nếu can thiệp không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
  • Cần sử dụng nhiều thuốc giảm đau.
  • Can thiệp chuyển dạ có thể khiến các cơn co thắt mạnh và liên tục hơn so với chuyển dạ tự nhiên. Do đó, nhiều khả năng sản phụ phải gây tê ngoài màng cứng hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát các cơn đau.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé
  • Có thể làm vỡ túi ối và dẫn đến nhiễm trùng nếu sản phụ không sinh trong vòng một hoặc hai ngày sau khi can thiệp chuyển dạ.
  • Gây ra các vấn đề về sức khỏe của em bé: Những bà mẹ có sử dụng các biện pháp can thiệp chuyển dạ thường sẽ sinh con sớm một chút, khoảng từ giữa tuần thứ 37 và tuần thứ 39. Do đó, em bé khi sinh ra có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp và một số vấn đề khác

Tóm lại, tách màng ối là một phương pháp gây chuyển dạ có can thiệp. Chuyển dạ có can thiệp chỉ được chỉ định trong trường hợp sản phụ hay em bé có vấn đề về sức khỏe cần phải sinh sớm, và được thực hiện khi có sự đồng ý của sản phụ. Tuy nhiên, tách màng ối có thể để lại nhiều nguy cơ rủi ro, nên tốt nhất là các bà mẹ hay để chuyển dạ một cách tự nhiên khi thai nhi phát triển bình thường.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thai phụ sẽ được khám và tư vấn chu đáo để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, thai phụ sẽ được theo dõi và chăm sóc theo đúng quy trình và phác đồ chuẩn, đặc biệt người thân sẽ được vào phòng sinh để đồng hành cùng sản phụ. Ngoài ra, phòng khám và phòng sinh luôn trang bị đầy đủ máy theo dõi tim thai và có sẵn hệ thống oxy để cung cấp ngay cho sản phụ khi cần.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Source: https://blogchiase247.net
Category: Hỏi Đáp