Sugar free nghĩa là gì

Có rất nhiều sản phẩm được ghi trên bao bì là Sugar-free , vậy ý nghĩa của nó là gì.

Khi bạn mua sản phấm Sugar-free , thì nghĩa là sản phẩm đó không có chứa đường, an toàn tốt cho sức khỏe người dùng. Nhưng theo FDA thì những sản phẩm này vẫn chứa 0.5 gram đường trong sản phẩm .

Các sản phẩm “sugar-free” chúng ta thường dùng hẳn không sử dụng thêm đường bổ sung vào thành phần trong quá trình chế biến (sucrose và glucose), nhưng không chắc nó không chứa các thành phần tạo ngọt nhân tạo với khả năng tạo ngọt không thua kém hoặc thậm chí còn cao hơn đường thật.

Chính vì thế, dù là các sản phẩm “không có đường” nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được vị ngọt trong sản phẩm khi thưởng thức.

Những sản phẩm “Sugar-free” hầu như khi chế biến các nhà sản xuất không thêm bất cứ thành phần đường nào vào sản phẩm. Khi sử dụng nếu cảm thấy vị ngọt, đó là lượng đường tự nhiên có sẵn trong sản phẩm. Nên sản phẩm “Sugar-free” khá là an toàn cho người sử dụng.

Mặc dù sản phẩm “Sugar-free” người tiểu đường có thể sử dụng, vì không chứa đường. Nhưng cũng phải chú ý ăn vừa đủ để kiểm soát lượng đường tự nhiên có sẵn trong sản phẩm. Nếu ăn quá nhiều lượng calo sẽ tăng cao

Với các chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng, chúng ta có thể gặp nhiều như: Neotame, Saccharin, Aspartame, Acesulfame, Kali, Sucralose và Eclame. Chúng thực tế bổ sung lượng calo khổng lồ khi tiêu thụ, đồng thời khiến sản phẩm trở nên rất ngọt nếu dùng ở liều lượng cao.

Khi người tiêu dùng thường xuyên sử dụng các sản phẩm với chất tạo ngọt nhân tạo, cơ thể dần có xu hướng chán ghét hoặc không muốn thưởng thức các lựa chọn lành mạnh hơn như các sản phẩm từ trái cây có vị ngọt tự nhiên. Hẳn thói quen này sẽ khiến bạn dung nạp thêm 1 lượng lớn calo vào chế độ ăn uống.

Và nghiên cứu của Đại học Purdue – Mỹ đã khẳng định, nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức, mắc hội chứng chuyển hóa, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Vậy nên tiêu dùng thế nào với các sản phẩm “không có đường”

Sugar free nghĩa là gì

Tốt hơn hết, khi chọn bất kỳ sản phẩm nào gắn nhãn “không đường” bạn cũng nên xem kỹ phần thông tin của sản phẩm, để xem chúng chứa các thành phần tạo ngọt gì, có thực sự chỉ chứa lượng đường tự nhiên hay bao gồm chất tạo ngọt nhân tạo, và chúng cung cấp lượng calo cùng carbohydrate bao nhiêu, có thực sự thấp như bạn nghĩ.

Trên cơ sở thông tin này bạn mới đánh giá được sản phẩm “không đường” đó có an toàn thật sự với sức khỏe hay không.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các sản phẩm có thể chứa các thành phần chiết xuất xi rô ngô, xi rô cây thích và mật ong, vì chúng cũng chứa lượng đường khá cao.

Nên hướng tới các sản phẩm từ trái cây tự nhiên với lượng đường thấp, giàu chất xơ và dinh dưỡng có lợi.

“Không có đường” không hoàn toàn nghĩa là an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng thông minh nên nhận định chính xác và tiêu dùng có kiến thức với các sản phẩm gắn nhãn “không đường” hay “sugar free”.

Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ sugar-free/ trong tiếng Anh. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ sugar-free/ tiếng Anh nghĩa là gì.


  • disembowelment tiếng Anh là gì?
  • counting rate tiếng Anh là gì?
  • brainwash tiếng Anh là gì?
  • half-round tiếng Anh là gì?
  • detail flowchart tiếng Anh là gì?
  • disingenuos tiếng Anh là gì?
  • dynamic memory allocation tiếng Anh là gì?
  • pneumonic tiếng Anh là gì?
  • absurdity tiếng Anh là gì?
  • clergies tiếng Anh là gì?
  • benefitted tiếng Anh là gì?
  • tranverser tiếng Anh là gì?
  • day-shift tiếng Anh là gì?
  • assertional tiếng Anh là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của sugar-free/ trong tiếng Anh

sugar-free/ có nghĩa là: Không tìm thấy từ sugar-free/ tiếng Anh. Chúng tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Đây là cách dùng sugar-free/ tiếng Anh. Đây là một thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Cùng học tiếng Anh

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ sugar-free/ tiếng Anh là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Từ điển Việt Anh

Không tìm thấy từ sugar-free/ tiếng Anh. Chúng tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Kể từ khi ra đời, kẹo không đường (sugar-free) đã mang đến cho người dùng có cảm giác ngọt ngào, an toàn một cách giả tạo. Đừng bị lừa nhé, kẹo không đường cũng có thể không lành mạnh cho cơ thể bạn như kẹo thông thường, và răng của bạn cũng vậy.

Bạn đang xem: Sugar free là gì, kiến thức về kẹo không Đường (sugar free)

Sugar free nghĩa là gì

Kẹo không đường – Những điều bạn chưa biết

Tất cả loại kẹo đều chứa chất béo, calories, carbohydrate.

Sự thật là kẹo, dù là không đường hay có đường, vẫn là kẹo và chứa nhiều chất béo, calories và carbohydrate (carbs).

Kẹo không đường thường có ít carbs và calories hơn kẹo thông thường, nhưng thường chỉ ít hơn một chút. Cần chú ý ở đây là không đường không có nghĩa là không có carbs, vì vậy nếu bạn đang xem xét lượng carbs hoặc calories cần nạp vào cơ thể, hãy chú ý không nên lạm dụng nó.

Nhiều người mua kẹo không đường thường bị ấn tượng rằng chúng tốt hơn so với loại kẹo thông thường. Hãy tìm hiểu thêm về những ưu và nhược điểm của kẹo không đường để đưa ra quyết định tốt nhất.

Liệu chất thay thế đường có phải là sự lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống và sức khỏe răng miệng của bạn hay không?

Kẹo không đường có hại cho răng không?

Kẹo không đường có thể không gây hại cho răng như kẹo truyền thống, nhưng nó vẫn có thể gây sâu răng. Hầu hết các loại kẹo không đường có chứa hàm lượng axit cao, một tác nhân phổ biến cho cả sâu răng và mục răng. Axit làm mòn men răng dẫn đến ăn mòn và sâu răng vĩnh viễn.

Khi điều này xảy ra, răng sẽ ngả màu hoặc để lộ tủy răng dẫn đến mất cấu trúc răng không thể trở lại trạng thái ban đầu.

Nhiều món ăn yêu thích ngay cả những món không đường, đều chứa axit citric. Mặc dù độ pH trên nhãn sản phẩm có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm ít axit, nhưng nó chỉ là một dòng chữ nhỏ trên nhãn. Điều này trở nên khó khăn cho việc xác định một món ăn nhẹ “sugar-free” có hại như thế nào trên răng của bạn nếu không hiểu cách đọc nhãn giá trị dinh dưỡng (nutrition facts).

Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa mòn men răng?

Thành phần được liệt kê trên nhãn giá trị dinh dưỡng thực dựa trên khẩu phần ăn. Bằng cách học cách đọc các nhãn đúng cách, bạn có thể tránh được thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc nhiều đường.

Khi bạn thưởng thức xong một bữa ăn nhẹ có tính axit, hãy nhớ, chờ 30 phút trước khi đánh răng. Axit làm mềm men răng, do đó đánh răng ngay sau khi dùng một loại thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit cao thực sự có thể gây nguy hại cho răng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn ăn mòn axit là tránh hoàn toàn thực phẩm có tính axit. Nhưng trong một số trường hợp, điều này là không thể. Vì một số thực phẩm có tính axit, cả tự nhiên và trong chế biến, khiến cho việc loại bỏ hoàn toàn trở nên khó khăn. Hãy thử luyện tập điều độ và luôn súc miệng bằng nước hoặc sữa sau đó.

Kẹo không đường có hại cho sức khoẻ tổng quát của bạn?

Đối với răng, kẹo không đường có thể là một lựa chọn lành mạnh thay thế cho kẹo chứa nhiều đường. Đối sức khoẻ tổng quát thì sao nhỉ? Câu trả lời đúng sẽ phụ thuộc vào tần suất bạn ăn kẹo và liệu bạn có đang cố gắng giảm cân hay không.

Kẹo không đường được làm ngọt bằng các chất thay thế đường bao gồm cả chất làm ngọt nhân tạo. Những chất thay thế đường được tìm thấy trong rất nhiều đồ ngọt bao gồm các món tráng miệng đông lạnh, đồ uống ăn kiêng, đồ nướng và kẹo cao su. Theo Mayo Clinic, một số chất làm ngọt nhân tạo có thể không hoàn toàn an toàn, mặc dù rủi ro là nhỏ.

Rượu đường

Rượu đường (sugar alcohol) là một chất thay thế đường phổ biến khác được sử dụng trong kẹo không đường. Rượu đường được tìm thấy tự nhiên trong một số loại trái cây và rau quả nhưng chúng cũng được sản xuất và sử dụng thương mại làm nguyên liệu cho các loại thực phẩm và đồ uống khác nhau. Tương tự như chất làm ngọt nhân tạo, những chất thay thế đường này được tìm thấy trong kẹo, bánh, thức uống ăn kiêng, kẹo cao su,…

Dưới đây là 8 loại rượu đường:

– Maltitol

– Erythritol

– Lactitol

– Mannitol

– Sorbitol

– Xylitol

– Isomalt

– Hydrogenated starch hydrolysates

Maltitol và các loại rượu đường khác như erythritol thường được sử dụng trong các sản phẩm carbs thấp hoặc không đường. Những chất ngọt này giống như đường về hương vị, kết cấu và tương tác với các thành phần khác. Vì rượu đường không hẳn là đường, nên các mặt hàng bao gồm rượu đường sẽ thường quảng cáo “sugar-free” hoặc “no sugar added”.

Trong một số trường hợp, quảng cáo này không phải là một điều xấu. Rượu đường là chất ngọt có hàm lượng calo thấp, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ít hơn so với các loại carbs khác, có công dụng hữu ích như một chất hỗ trợ giảm cân.

Phòng khám Mayo cho biết rượu đường được chứng minh là cách an toàn để giảm lượng đường khi được chia khẩu phần đúng cách, nhưng cũng giống như bất kỳ phương pháp điều trị chất ngọt nào khác, quá nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo sẽ dẫn đến sâu răng, tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.

Khi rượu đường ở nồng độ cao không được hấp thụ di chuyển qua ruột, nó có thể gây khó chịu hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Trung tâm Khoa học vì lợi ích cộng đồng chỉ ra rằng cần có cảnh báo của FDA đối với các sản phẩm có thể khiến người tiêu dùng ăn 50gram sorbitol hoặc 20gram mannitol. Đó là lý do tại sao cần chia mỗi khẩu phần ăn khi đề cập đến sử dụng “sugar-free”.

Xem thêm: Mua Turing Giới Thiệu Hubblephone, Điện Thoại Lấy Cảm Hứng Từ Kính Viễn Vọng

Stevia là gì?

Stevia là một chất thay thế đường khác không có trong danh mục rượu đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo. Stevia là một chất tinh khiết cao có nguồn gốc từ lá của loài thực vật – cỏ ngọt (Stevia rebaudiana), có nguồn gốc từ Brazil và Paraguay. Các hoạt chất là steviol glycoside, có độ ngọt gấp 30 đến 150 lần so với đường.

Co người đã sử dụng lá cỏ ngọt để làm ngọt thức ăn và đồ uống hoặc làm chất bổ sung thảo dược trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó thường được sử dụng làm chất thay thế đường trong các sản phẩm phổ biến như trà, kẹo, nước tương và nước ngọt.

Một số tên thương mại cho chất tạo ngọt từ cỏ ngọt, bao gồm:

– Enliten

– PureVia

– Rebiana

– Stevia Extract In The Raw

– Stevia

– Steviacane

– SweetLeaf

FDA công nhận stevia là chất tạo ngọt an toàn, miễn là nó được tiêu thụ trong lượng được khuyến nghị. Lạm dụng chất thay thế đường này có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và tổn thương thận.

Trung tâm Khoa học vì lợi ích công đồng đã tuyên bố rằng stevia có thể không an toàn nhưng việc thiếu nghiên cứu về chất ngọt làm cho nó trở nên khó khăn để chắc chắn dù bằng cách nào đi chăng nữa.

Tuy nhiên, thay thế cho đường ăn, chất làm ngọt stevia mang tiềm ẩn nghiêm trọng về lợi ích sức khỏe. Những chất ngọt này không chứa đường và không có calo, có thể giúp kiểm soát cân nặng.

Đồng thời chứa nhiều sterol và các hợp chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Stevia cũng có thể là một chất không làm hại răng.

Khi đường thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn miệng, nó sẽ lên men. Khi lên men đường, nó phân chia thành các hợp chất khác nhau. Một trong những chất đó là axit lactic. Theo thời gian, axit lactic có thể gây mòn và sâu răng. Mặt khác, các chất có tính ngọt mạnh như chiết xuất từ lá cỏ ngọt không thể lên men khi tiếp xúc với vi khuẩn miệng.

Chia phần

Chia phần là một trong những biện pháp phòng ngừa an toàn cho mỗi loại kẹo không đường. Đó là lý do tại sao kẹo không đường tốt hơn so với một số loại kẹo khác. Khi ăn quá mức, kẹo không đường cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn:

– Carbs được phân hủy bởi các enzyme để cung cấp cho cơ thể glucose hoặc đường để tạo năng lượng.

– Hầu hết các carbs được tìm thấy trong kẹo không đường đến từ rượu đường như maltitol. Cơ thể chúng ta không hấp thụ tất cả calories từ maltitol nhưng maltitol thì có thể hấp thụ.

– Điều này có nghĩa là đường trong máu của bạn vẫn có thể tăng khi ăn các sản phẩm không đường – đặc biệt nếu bạn ăn quá nhiều.

Cần theo dõi kích thước khẩu phần ăn chặt chẽ khi nói đến rượu đường, chất làm ngọt nhân tạo và các chất thay thế đường khác. Đặc biệt nếu tình trạng sức khỏe của bạn đòi hỏi phải theo dõi huyết áp.

“Không đường” không có nghĩa là “không chất béo”

Một số sản phẩm “sugar-free” bù đắp bằng cách sử dụng nhiều chất béo hoặc các thành phần khác có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Do đó, kẹo không đường có thể không giúp bạn tiết kiệm lượng calories hoặc carbs.

Hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng và so sánh tổng số carbohydrate trong mỗi khẩu phần để đảm bảo rằng bữa ăn mong muốn của bạn đang nằm ở mức giới hạn.

Chocolate không đường thường có nhiều chất béo bão hòa, được tìm thấy trong bơ ca cao. Ngoài ra, nhiều món nướng sử dụng rượu đường làm ngọt nhưng lại chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo trans so với phiên bản thông thường. Do đó, phải chú ý khi ăn chocolate không đường đặc biệt là nếu bạn bị bệnh tim, tiểu đường, thừa cân hoặc có bất kỳ lý do nào khác để theo dõi lượng chất béo nạp vào cơ thể.

Kẹo không đường có dành cho bạn?

Quan tâm đến việc bạn tiêu thụ bao nhiêu đường là điểm khởi đầu tuyệt vời giúp bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Lượng đường tăng theo thời gian có thể dẫn đến vô số tình trạng sức khỏe, bao gồm cả sâu răng. Nếu bạn có suy nghĩ, thứ gì đó không đường, bạn có thể ăn nhiều hơn bình thường, thì có lẽ, sugar-free không phù hợp với bạn.

Kẹo không đường thích hợp với những người không thường xuyên đam mê đồ ngọt. Khi bị hạn chế, những chất thay thế đường này có thể hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân và giảm thiểu các vấn đề răng miệng do ăn quá nhiều đường.

Luôn nhớ rằng quá nhiều trong kẹo và các món ăn khác, cho dù có đường hay không, có thể dẫn đến sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc nhận thấy sự nhạy cảm của răng, hãy lên lịch hẹn với nha sĩ ngay để được kiểm tra.