Sự kiện thực tế là gì

Bài viết này sẽ giúp độc giả tìm hiểu sâu hơn về khái niệm sự kiện pháp lý là gì, từ đó có thể hiểu rõ đặc điểm và ý nghĩa của sự kiện pháp lý.

Sự kiện thực tế là gì

Để có thể hiểu sự kiện pháp lý là gì, trước tiên chúng ta cần hiểu sự kiện là gì? pháp lý là gì? 

Sự kiện được hiểu là hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội,... có thể mô tả như buổi họp mặt nhiều người với cùng mục đích chung như kỷ niệm, tiếp thị, biểu diễn,...

Pháp lý là những lý lẽ, lẽ phải được quy định bởi pháp luật bắt nguồn từ một sự việc hoặc hiện tượng xã hội.

Từ hai khái niệm trên có thể hiểu sự kiện pháp lý là sự kiện xảy ra thực tế có ý nghĩa pháp lý gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lý phải là sự kiện có thật trong thực tế, tuy nhiên một sự kiện có thực trong thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý khi nảy sinh ít nhất một mối quan hệ pháp luật. 

Ví dụ: Cho bạn mượn xe là một sự kiện xảy ra bình thường, cho thuê xe là sự kiện pháp lý và được quy định bởi pháp luật.

Như vậy, sự kiện pháp lý sẽ gắn bó với những quy định của pháp luật. Việc xác định một sự kiện có phải sự kiện pháp lý hay không và xác định thời điểm xảy ra nó có ý nghĩa quan trọng để làm căn cứ xác định quan hệ pháp luật. Mỗi sự kiện pháp lý thông thường sẽ tạo một quan hệ pháp luật, tuy nhiên một quan hệ pháp luật có thể cần đến rất nhiều sự kiện pháp lý. 

Sự kiện pháp lý được phân thành hành vi là sự cố. Hành vi là sự kiện diễn ra theo ý chí của con người, đây là hành vi có kiểm soát. Còn sự cố là một sự việc xảy ra không theo chủ ý của con người nhưng vẫn làm phát sinh quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Hành vi ký kết hợp đồng thoả thuận giữa bên A và bên B; Sự cố mưa lũ gây thiệt hại tài sản của gia đình ông A.

Tóm lại, sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc li hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết.

Phân loại sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là một phạm trù đa dạng phức tạp, do vậy việc phân loại sự kiện pháp lý sẽ làm rõ ý nghĩa và vai trò của mỗi sự kiện cụ thể. 

Căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành sự biến và hành vi.

Sự biến: Là những sự việc không phụ thuộc vào ý chí của con người, hay có thể hiểu là nằm ngoài sự điều khiển của con người. Sự biến thường là những hiện tượng thiên nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, hỏa hoạn,... làm phát sinh, thay đổi nghĩa vụ của các chủ thể. Nếu một sự biến xảy ra nơi không có con người hoặc không làm ảnh hưởng đến con người thì không được gọi là sự biến pháp lý.

Ví dụ lũ lụt xảy ra ở một hòn đảo hoang vu không có con người sinh sống thì chỉ được gọi là sự kiện xảy ra trong thực tế.

Hành vi: Là hành động xảy ra theo ý chí của con người biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.

Căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh pháp lý, sự kiện pháp lý được chia thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.

Sự kiện pháp lý đơn giản (sự kiện pháp lý đơn nhất): Chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lý phức tạp (sự kiện pháp lý phức hợp): Là sự kiện bao gồm nhiều sự kiện thực tế, mà khi có đủ các sự kiện này mới phát sinh quan hệ pháp luật, thay đổi hay chấm dứt.

Căn cứ vào hậu quả pháp lý

Sự kiện pháp lý được chia thành 3 loại: Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ý nghĩa của sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng luật pháp, làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật. Đây là căn cứ để nhà nước đưa ra những điều chỉnh nhằm giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể khi phát sinh mối quan hệ luật pháp. 

Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật, bởi sự kiện pháp lý đều là những sự kiện xảy ra hằng ngày, gắn bó với đời sống con người. 

Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh những hậu quả pháp lý.

..

Những nội dung liên quan:

  • Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
  • Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự
  • Phân loại quan hệ pháp luật dân sự
  • Mối quan hệ giữa sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật
  • Sự kiện thông thường là gì?

..

Mục lục:

  1. Khái niệm sự kiện pháp lý
  2. Các loại sự kiện pháp lý?
  3. Ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật
  4. Một số câu hỏi về sự kiện pháp lý

Sự kiện thực tế là gì

2. Các loại sự kiện pháp lý? cho ví dụ

– Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chuẩn ý chísự kiện pháp lý được phân thành sự biếnhành vi.

+ Sự biến là những hiện tượng tự nhiên (không phụ thuộc vào ý chí của con người) mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Như vậy những sự kiện này được pháp luật quy định trong những quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: bão, lụt, thiên tai, hoả hoạn,..

Sự kiện thực tế là gì

+ Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật. Ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.

– Thứ hai, căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lý, có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.

+ Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: khi một người chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

+ Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Ví dụ: khi một người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát sinh khi người có tài sản chết); khi cơn bão xảy trên biển có hai ngư dân đánh cá ở khu vực đó không thấy trở về sau một năm thì những người có liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó đã chết.

Thứ ba, căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

3. Ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật

Sự kiện thực tế là gì

Kết hôn là sự kiện pháp lý

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Ly hôn là sự kiện pháp lý

Anh Nguyễn Văn C và chị Trần Thị D làm đơn ly hôn gửi tới tòa án nhân dân huyện, sau khi hòa giải không thành, tòa án tiến hành xét xử, giải quyết cho anh Nguyễn Văn C và chị Trần Thị D được ly hôn theo quy định của pháp luật, đồng thời tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của anh D và chị C, quyết định tuyên hủy giấy chứng nhận kết hôn của tòa án là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật giữa anh D và chị C.

Chuyển quyền sử dụng đất là sự kiện pháp lý

Ông Trần Văn A làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 5000m2 đất trồng lúa cho ông Nguyễn Văn B, căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng đã được chính quyền địa phương xác nhận, ông Nguyễn Văn B làm thủ tục chuyển nhượng và đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ Phòng Tài nguyên & Môi trường đề nghị UBND huyện (quận, thị xã, TP thuộc tỉnh) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 5000m2 đất trồng lúa cho ông Nguyễn Văn B, sự dịch chuyển quyền sử dụng đất từ ông Trần Văn A sang ông Nguyễn Văn B là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan pháp luật của cả 2 ông Trần Văn A và B.

4. Một số câu hỏi về sự kiện pháp lý

  1. Sự kiện pháp lý là sự cụ thể hóa phần giả định

  2. Nếu thiếu sự kiện pháp lý thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật

  3. Sự kiện pháp lý là căn cứ duy nhất làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật đúng hay sai

  4. Mọi sự kiện trên thực tế đều là sự kiện pháp lí

  5. Quan hệ pháp luật phát sinh từ sự kiện pháp lý


Các tìm kiếm liên quan đến ví dụ về sự kiện pháp lý và giải thích, ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, ví dụ về sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật, ví dụ về sự kiện pháp lý hành chính, xác định sự kiện pháp lý, ví dụ sự kiện pháp lý đơn giản, sự kiện pháp lý có mấy loại, ví dụ về hành vi pháp lý đơn phương, sự kiện pháp lý hành chính là gì, sự kiện pháp luật là gì

Ý nghĩa của sự kiện pháp lý?

Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.

Ví dụ về sự kiện pháp lý?

Ví dụ 1: Khi một người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát sinh khi người có tài sản chết);
Ví dụ 2: Khi cơn bão xảy trên biển có hai ngư dân đánh cá ở khu vực đó không thấy trở về sau một năm thì những người có liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó đã chết.