Sự khác nhau giữa nhôm và sắt

So sánh tính chất của nhôm và sắt

Câu hỏi : So sánh tính chất của nhôm và sắt?

Trả lời:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 9 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

A. Nhôm

I. Tính chất vật lý của Nhôm

Nhôm (Al) có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có những tính chất vật lý sau:

– Là kim loại mềm có tính dẻo, màu trắng bạc, có ánh kim mờ

– Khối lượng riêng: 2,7 g/cm3

– Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (độ dẫn điện của Al bằng 2/3 độ dẫn điện của Cu)

– Nhiệt độ nóng chảy: 660 °C

Kim loại Nhôm

II. Tính chất hóa học của Nhôm

1. Tác dụng với phi kim

a) Al tác dụng với O2

Nhôm tác dụng với oxi tạo thành nhôm oxit.

4Al + 3O2(t°) → 2Al2O3

b) Tác dụng với các phi kim khác

Nhôm tác dụng với một số phi kim tạo thành muối nhôm.

2Al + 3Cl2→ 2AlCl3

2Al + 3S (t°) → Al2S3

2. Tác dụng với dung dịch axit

Nhôm tác dụng với một số dd axit (HCl, H2SO4loãng …) tạo thành muối và giải phóng khí H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2↑

Al + H2SO4 loãng→ Al2(SO4)3+ H2↑

3. Tác dụng với dung dịch muối

Nhôm tác dụng với dung dịch muối của những kim loại có hoạt động hóa học yếu hơn (trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) tạo ra muối nhôm và kim loại mới.

2Al + 3FeCl2→ 2AlCl3+ 3Fe ↓

2Al + 3CuSO4→ Al2(SO4)3+ 3Cu ↓

Al + 3AgNO3→ Al(NO3)3+ 3Ag ↓

4. Tác dụng với dung dịch kiềm

Ngoài những tính chất hóa học trên, nhôm còn tác dụng được với dung dịch kiềm như NaOH, KOH…

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2+ 3H2↑

Al + Ca(OH)2+ H2O → Ca(AlO2)2+ H2↑

III. Ứng dụng của Nhôm

Nhôm và hộp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:

– Đồ gia dụng: xoong, nồi, chảo…

– Dây dẫn điện

– Vật liệu xây dựng

– Hộp kim nhôm nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô…

So sánh nhôm và thép-Sự khác nhau giữa nhôm và thép

11/07/2019

Thép và nhôm là hai vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong ngành xây dựng, hàng không, gia dụng và đặc biệt là ngành cơ khí, gia công kim loại và chế tạo máy móc. Mỗi vật liệu có các đặc điểm riêng biệt với các tính chất phù hợp với các ứng dụng khác nhau của con người. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể trở thành vật liệu đúng và hữu dụng với ứng dụng này nhưng lại sai và vô dụng với ứng dụng kia.

Việc nắm được những đặc điểm khác nhau giữa nhôm và thép thông qua bài viết so sánh 2 vật liệu này sẽ giúp bạn biết cách chọn được loại vật liệu phù hợp cho ứng dụng gia công của mình.