Sư đoàn 3 quân khu 1 ở đâu

Sau 3 tháng huấn luyện, từ ngày 26 đến 29/5, hơn 500 chiến sĩ mới của Trung đoàn 12 (Sư đoàn 3) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra “3 tiếng nổ”, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.

Đợt kiểm tra nhằm đánh giá trình độ, phương pháp và chất lượng huấn luyện của đội ngũ cán bộ; khả năng sử dụng các loại vũ khí bộ binh, yếu lĩnh, động tác của chiến sĩ mới.


Đại tá Lê Văn Thơ, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu tặng hoa bắn giỏi cho chiến sĩ mới Trung đoàn 12 đạt kết quả cao.

Xác định huấn luyện chiến sĩ mới là nhiệm vụ trọng tâm trong năm, trong 3 tháng qua, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 12 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện bảo đảm chặt chẽ, theo đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”; rèn luyện cho bộ đội những yếu lĩnh động tác từ đơn giản đến phức tạp, cường độ huấn luyện tăng dần, đảm bảo cho bộ đội có được những kỹ thuật cơ bản, thuần thục yếu lĩnh, động tác và nền tảng sức khỏe dẻo dai, bền bỉ cho thực hiện nhiệm vụ.


Chiến sĩ mới thực hành ném lựu đạn.

Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức, xây dựng ý chí quyết tâm, bản lĩnh cho chiến sĩ mới; phát động đợt thi đua đột kích, 100% chiến sĩ mới đăng ký quyết tâm đánh, ném, bắn giỏi, an toàn tuyệt đối.


Chiến sĩ mới thực hành gói buộc lượng nổ.

Quá trình kiểm tra thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, 100% cán bộ, chiến sĩ đeo khẩu trang, giãn cách tối thiểu người cách người 2m, trước và sau mỗi lần sử dụng vũ khí, trang bị đều tiến hành sát trùng, khử khuẩn bề mặt theo đúng quy định.

Kết quả kiểm tra: Bắn súng tiểu liên AK bài 1, 100% đạt yêu cầu, hơn 70% khá, giỏi; đánh thuốc nổ và ném lựu đạn 100% đạt khá, giỏi, đơn vị xếp loại giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.                                                               

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, Internet, mạng xã hội là môi trường thuận lợi để các thế lực phản động thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Chúng thường xuyên đăng tải, chia sẻ những bài viết, bình luận có quan điểm chính trị đối lập với Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời bôi nhọ, nói xấu một số cán bộ, tướng lĩnh quân đội nhằm làm mất uy tín quân đội, phai nhạt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ tình đoàn kết quân dân. Các quan điểm sai trái trên có thể dẫn đến giảm sút niềm tin, ý chí của bộ đội nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện.

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 18 tìm hiểu thông tin qua báo chí.

Trước tình hình trên, Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn 3 đã tăng cường quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, định hướng tư tưởng cho bộ đội, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống lại các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

Tìm hiểu tại Trung đoàn 2 (Sư đoàn 3) được biết, để kịp thời định hướng tư tưởng cho bộ đội, đơn vị triển khai nhân rộng các mô hình “Chuyện tốt ở đại đội”, “Mỗi tuần một điều luật” và “Tổ tư vấn tâm lý pháp luật”. Thông qua các mô hình này tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, giúp bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng. 

Bên cạnh đó, Trung đoàn còn tổ chức cho bộ đội theo dõi chuyên đề “Phòng, chống diễn biến hòa bình” của Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và chương trình phát thanh quân đội nhân dân trên VOV chuyên mục “nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh chống diễn biến hòa bình” để củng cố niềm tin của cán bộ, chiến sĩ với chủ trương, đường lối của Đảng. 

Trung úy Liểu Văn Sự, Trung đội trưởng Trung đội 4, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2 cho biết, hằng ngày, Trung đoàn cấp phát báo Quân đội nhân dân, báo Bắc Giang, báo Nhân dân... trong “Hộp báo thao trường” của từng Tiểu đoàn để phục vụ chiến sĩ tìm hiểu thông tin qua kênh chính thống.

Còn tại Tiểu đoàn Thông tin 18 (Sư đoàn 3), thực hiện chỉ đạo của Chỉ huy Sư đoàn về việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, trước mỗi giờ huấn luyện, cán bộ trung đội, đại đội giao điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có) cho đồng chí trực chỉ huy Tiểu đoàn quản lý và nhận lại vào 21 giờ 30 phút cùng ngày. 

Điều này đã hạn chế được việc bộ đội tranh thủ đọc, bình luận những thông tin xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Đồng thời, thay vì lướt web, chat… qua điện thoại thông minh, thời gian nghỉ ngơi là dịp để cán bộ, chiến sĩ trò chuyện, tìm hiểu về nhau, từ đó thắt chặt tình đồng chí, đồng đội.

Nhằm hạn chế tối đa thời gian “trống” để các thế lực thù địch có thể tiếp cận bộ đội qua mạng xã hội, cấp ủy, chỉ huy Sư đoàn chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. 

Điển hình như việc tổ chức giao lưu bóng đá, bóng bàn, lên xà đơn, xà kép giữa các trung đội, đại đội hay tổ chức hoạt động sinh nhật tập thể trong tiểu đoàn. Các hoạt động thể thao, văn nghệ đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia. 

Thông thường trong các buổi giao lưu, chi đoàn thanh niên các tiểu đoàn đều lồng ghép hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các tiểu phẩm để bộ đội dễ nhớ, dễ thuộc. 

Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 còn xây dựng các trang, nhóm trên mạng xã hội như: Bản tin Sao Vàng, Hào khí Chi Lăng, Ngôi sao Rừng dừa… để tuyên truyền, đấu tranh trước các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá La Công Phương, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 3 cho biết: “Để cán bộ, chiến sĩ “miễn dịch” trước các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng, thời gian tới, cấp ủy, chỉ huy Sư đoàn tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho bộ đội. Phát huy vai trò của người chỉ huy trong việc nắm bắt thông tin, kịp thời phát hiện biểu hiện sai trái của chiến sĩ để định hướng. Nghiêm cấm quân nhân tự ý truy cập, tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội phản động; yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định về trao đổi, cung cấp thông tin”.

Sư đoàn 3 hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận tại Yên Dũng

(BGĐT)- Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 (Quân khu 1) vừa hoàn thành đợt hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận giúp bà con nhân dân ba xã Yên Lư, Nham Sơn và Lãng Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2018 của đơn vị.

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3: “Một ly không rời trận địa”

(BGĐT) - Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, cùng với hoạt động chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, trong đó có Sư đoàn 3 (Quân khu 1) vẫn miệt mài luyện tập và duy trì canh trực, sẵn sàng chiến đấu.

Hoàng Hanh

Quân đoàn 3Quốc giaThành lậpQuân chủngPhân cấpNhiệm vụQuy môBộ chỉ huyKhẩu hiệuTham chiếnChỉ huyTư lệnhChính ủyChỉ huy nổi tiếng
Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân kỳ

Chỉ huy
 Vũ Văn Sỹ

 Việt Nam
26 tháng 3, 1975; 42 năm trước
Lục quân
Quân đoàn (Nhóm 4)
Lực lượng cơ động
32.000 quân
Trà Bá, Pleiku, Gia Lai
Quyết thắng - sáng tạo - đoàn kết - thống nhất - nghiêm túc - tự lực
Chiến dịch Hồ Chí Minh
 Vũ Văn Sỹ
 Lê Quang Xuân
 Vũ Lăng
 Khuất Duy Tiến

Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên là một trong bốn quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên.

Lịch sử hình thành

Chiến dịch Tây Nguyên thành công lớn, quân đội Việt Nam Cộng hòa bị xóa sổ khỏi Tây Nguyên và bỏ chạy về duyên hải miền trung. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, các đơn vị chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Tây Nguyên tập hợp lại thành một đơn vị cấp quân đoàn. Khi đó gồm có: Sư đoàn 316 (đoàn Bông Lau); Sư đoàn 10 (đoàn Đăktô), Sư đoàn 320 (đoàn Đồng Bằng); Sư đoàn 2 Quảng - Đà ở phía bắc quân khu; Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn đặc công 198 và một số đơn vị hỗ trợ.

Ngay sau khi thành lập, quân đoàn 3 hành quân cơ giới xuống Nam bộ, tập kết ở Củ Chi và đánh Đồng Dù, riêng Sư đoàn 2 trở lại Quân khu 5 rồi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến công Sài Gòn từ hướng Tây Bắc., Trung đoàn 198 tăng cường cho sư đoàn đặc công của Lê Bá Ước.

Sau ngày thống nhất đất nước, Quân đoàn 3 trú ở khu vực Tây Nguyên và Trung bộ, tham gia truy quét FULRO. Quân đoàn 3 có thêm Sư đoàn 31 (đoàn Lam Hồng) từ khu vực Cánh Đồng Chum trở về.

Từ năm 1978, Quân đoàn 3 truy quét đánh đổ Khmer Đỏ và giải phóng toàn bộ Campuchia.

Từ năm 1979 Quân đoàn bàn giao toàn bộ địa bàn Campuchia cho Quân đoàn 4 tiếp quản. Sư đoàn 316 và Sư đoàn 31 được gọi ra bắc để thành lập tuyến phòng thủ Sông Cầu chống quân Trung Quốc từ năm 1979 đến 1987 trong chiến tranh biên giới phía bắc tại Bắc Thái

Từ năm 1987, Quân đoàn 3 trở lại đóng quân ở khu vực Tây Nguyên.

Lãnh đạo hiện nay

  • Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Văn Sỹ
  • Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Xuân
  • Phó tư lệnh-TMT: Đại tá Trần Quốc Thái
  • Phó tư lệnh: Đại tá Thái Văn Minh
  • Phó Chính ủy: Đại tá Bùi Huy Biết

Tổ chức Đảng

Tổ chức chung

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[4] Tổ chức Đảng bộ trong Quân đoàn 3 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Quân đoàn 3 là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn, Lữ đoàn và các đơn vị tương đương khác.
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Thành phần

Về thành phần của Đảng ủy Quân đoàn 3 thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Chính ủy Quân đoàn 3
  2. Phó Bí thư: Tư lệnh Quân đoàn 3

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về động viên
  3. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về quân sự, chính sách

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh
  2. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh
  3. Đảng ủy viên: Phó Chính ủy
  4. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Chính trị
  5. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  6. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  7. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320
  8. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10
  9. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31
  10. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần hoặc Cục Kỹ thuật
  11. Đảng ủy viên: Lữ đoàn trưởng
  12. Đảng ủy viên: Lữ đoàn trưởng

Tổ chức chính quyền

Cơ quan trực thuộc

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Thông tin KHQS
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Phòng Cứu hộ cứu nạn
  • Phòng Kinh tế
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật

Đơn vị trực thuộc Quân đoàn

  • Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 (đoàn Đồng Bằng)
  • Sư đoàn bộ binh 10 (đoàn ĐắkTô)
  • Sư đoàn bộ binh 31 (đoàn Lam Hồng)
  • Lữ đoàn pháo binh 40
  • Lữ đoàn phòng không 234 (đoàn Tam Đảo)
  • Lữ đoàn xe tăng 273 (đoàn Sơn Lâm)
  • Lữ đoàn Công binh 7 (đoàn Hùng Vương)
  • Trường Trung cấp nghề số 21
  • Trường Quân sự Quân đoàn 3
  • Công ty Lam Sơn
  • Trại giam Quân đoàn 3

Đơn vị trực thuộc Cục

  • Tiểu đoàn Thông tin 29, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Hóa học 21, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Vệ binh 27, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu
  • Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị
  • Viện Kiểm sát Quân đoàn, Cục Chính trị
  • Xưởng In, Cục Chính trị
  • Tiểu đoàn Vận tải 827, Cục Hậu cần
  • Bệnh viện Quân y 211, Cục Hậu cần
  • Tiểu đoàn 30, Cục Kỹ thuật

Thành tích

  • Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
  • Huân chương Quân công hạng nhì

Lãnh đạo qua các thời kỳ

Tư lệnh

TT

4
Họ tên

(Năm sinh-năm mất)

Thời gian đảm nhiệmCấp bậc tại nhiệmChức vụ cuối cùngGhi chú
1Vũ Lăng
(1921-1988)
1975-1977Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1980)
Thượng tướng (1986)
Giám đốc Học viện Lục quân (1977-1988)
2Nguyễn Kim Tuấn
(1926-1979)
1977-1979Thiếu tướngAnh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân
3Nguyễn Quốc Thước
(1926-)
1979-1982Trung tướng (1987)Tư lệnh Quân khu 4 (1987-1996)
Khuất Duy Tiến
(1931-)
1982-1989Thiếu tướng (1984)Trung tướng (1990)Cục trưởng Cục Quân lực (1989-1994)

Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 (1994-1997)

Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân
5Trần Tất Thanh

(-25/5/1998)

1989-1991Thiếu tướng (1988)Trung tướng

Tư lệnh Quân khu II

6Lê Quang Bình

(1947-)

1992-Thiếu tướngChủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Quốc hội
7Đỗ Công Mùi

(-2014)

Thiếu tướngThiếu tướng

Phó Tư lệnh Quân khu III;

Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa V

8Nguyễn Hữu Hạ1990-2001Thiếu tướngTrung tướng (2006)
Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục Quân 1 (2002-2007)
9Phạm Xuân Hùng
(1953-)
2002-2005Thiếu tướng (2002)Trung tướng (2006)

Thượng tướng (2014)

Giám đốc Học viện Quốc phòng (2007-2008)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (2008-nay)
10Nguyễn Trung Thu
(1954-)
2005-2007Thiếu tướng (2002)
Trung tướng (2007)
Tư lệnh Quân khu 5 (2007-2012)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (2012-2014)
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (2012)
11Nguyễn Vĩnh Phú2007-2009Thiếu tướng
Trung tướng (2011)
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (2009-2014)
12Nguyễn Đức Hải2009-2012Thiếu tướng
Trung tướng (2014)
Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng (2014-nay)
13Đậu Đình Toàn2012-2015Thiếu tướng (2012)Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu (2015-nay)
14Vũ Văn Sỹ2015-nayThiếu tướng

Chính ủy, Phó Tư lệnh chính trị

  • Thiếu tướng Lê Xuân Thanh: Phó Tư lệnh Chính trị.
  • 1980–1983, Hà Quốc Toản, Thiếu tướng (1989), Phó Tư lệnh về Chính trị
  • 1985–1987, Hà Quốc Toản, Thiếu tướng (1989), Phó Tư lệnh về Chính trị
  • 1987-1990, Tiêu Văn Mẫn, Trung tướng (1994), Phó Tư lệnh về Chính trị
  • 2004-2007, Nguyễn Tuấn Dũng, Trung tướng (2008), Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
  • 2007-2010, Hà Minh Thám, Trung tướng, Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật
  • 2010-2014, Chu Công Phu (1956-), Thiếu tướng (2010), Phó Chính ủy Học viện Chính trị (2014-nay)
  • 2014-10.2016, Nguyễn Duy Quyền, Thiếu tướng (2014)
  • 10.2016- nay, Lê Quang Xuân, Thiếu tướng (01/2017)

Các tướng lĩnh khác

  • 2008-2009, Phạm Thanh Sơn, Phó Chính uỷ, Thiếu tướng (2009), PGS TS Chủ nhiệm Khoa Mác Lênin - Học viện Quốc phòng.

Video liên quan

Chủ đề