Bài bụi phấn tác giả là ai

∗ ∗ ∗

Năm 1982, Thành đoàn – Nhà văn hóa Thanh niên phối hợp với CLB Sáng tác trẻ mở một lớp hướng dẫn cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác thực tế. Lớp này kéo dài khoảng 2, 3 tháng và người đứng ra hướng dẫn chính là nhạc sĩ Trương Quang Lục, còn tôi là lớp trưởng.

Bạn đang xem: Tác giả bài hát bụi phấn

Lúc ấy, trong những giờ dạy, nhạc sĩ Trương Quang Lục vẫn thường đưa ra những ví dụ về thủ pháp phát triển viết lên bảng và sau đó khi mọi người chép xong thì ông sẽ ngồi xuống diễn tấu minh họa ngay trên đàn piano. Trong một lần, khi ông ngồi xuống ghế để đàn piano thì tôi thấy trên đầu ông dính đầy bụi phấn. Tôi thấy hình ảnh đó quá đẹp, thế là tôi sáng tác liền. Viết xong, tôi giơ tay lên, thầy mới hỏi: “Thắc mắc gì à?”, tôi bảo: “Dạ thưa không, tại hồi nãy thầy viết bảng bụi phấn dính trên đầu em thấy đẹp quá. Em đã sáng tác được một bài hát và em xin hát tặng thầy”. Nhạc sĩ Trương Quang Lục mới hỏi lại: “Giọng gì?”, “Dạ giọng Đô”. Ông hỏi tiếp: “Nhịp gì?”, “Dạ nhịp 3/4”. Sau cùng ông nói: “Tôi đệm em hát”. Thế là thầy trò tôi người đàn kẻ hát. Hát xong cả lớp vỗ tay rần rần. Sau đó nhạc sĩ Trương Quang Lục mới nói: “Đây là một bài nhạc chưa hoàn chỉnh, nếu được hoàn chỉnh sẽ là một bài nhạc rất tốt vì cảm xúc chân thật quá”.

Chuyện đến đó thì xong. Sau khi tan học, tôi về đến hồ Con Rùa thì thấy Vũ Hoàng đang ngồi với Cao Vũ Huy Miên, tôi tấp vô. Tôi với Vũ Hoàng lúc ấy thân nhau lắm. Sau khi kể lại câu chuyện, tôi nói “mà ông (tức nhạc sĩ Vũ Hoàng) đang dạy ở Cao đẳng Sư phạm thì ông hoàn chỉnh là quá tốt rồi. Ông hoàn chỉnh đi”. Vũ Hoàng coi sơ qua và bỏ ngay tờ nhạc của tôi vào giỏ. Sáng hôm sau, Vũ Hoàng gặp tôi và khoe là đã viết rồi, có phàn nàn rằng chữ “bục giảng” cao độ nó hơi lên trên, nên Vũ Hoàng kéo xuống dưới, và kéo được rồi.


Trong quá trình viết, rõ ràng là Vũ Hoàng có tham gia điều chỉnh, bổ sung và sau đó phát triển thêm câu cuối: “Mai sau lớn nên người/Làm sao, có thể nào quên/Ngày xưa thầy dạy dỗ/khi em tuổi còn thơ”, là phần 2 của đoạn B. Còn những đoạn trước đó đều là của tôi, Vũ Hoàng chỉ có bổ sung chút ít, hoặc sửa cao độ cho ngọt hơn mà thôi.

Cho nên với bài hát này không thể nói tôi chỉ đóng vai trò là ý thơ hay là lời thơ được. Mà phải coi tôi là đồng tác giả.

Xem thêm: Những Bản Nhạc Phim Trung Quốc Hay Nhất, Nghe Là Nghiện, Nhạc Phim Hoa Ngữ Hay Nhất Mọi Thời Đại

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc | Bụi phấn - Vũ Hoàng & Lê Văn Lộc" width="300" height="228" />Nhạc sĩ Lê Văn Lộc


Đồng tác giả


Khi bài Bụi phấn ra đời, thì lúc này lúc khác tôi toàn thấy tên mình ở phần “ý thơ, lời thơ”. Đến năm 1997, đã có một cuộc họp mang tính chất nội bộ là phần nhiều, giữa những nhạc sĩ của Hội Âm nhạc TP.HCM. Bữa đó có rất nhiều nhạc sĩ như Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Trần Minh Phi, Ngô Tùng Văn, Vũ Hoàng và tôi cùng họp nhằm để xác định đúng tác giả bài Bụi phấn là ai? Cuối cùng buổi họp đó đã công nhận tôi là đồng tác giả với Vũ Hoàng. Đó là lần điều chỉnh đầu tiên. Nhưng lần điều chỉnh lớn nhất là năm 2002 khi Công ty Dệt Thái Tuấn vi phạm bản quyền vì đưa phần lời bài hát lên quảng cáo với cách làm rất bôi bác và không xin ý kiến tác giả. Và sau đó nhạc sĩ Vũ Hoàng và tôi (nhạc sĩ Lê Văn Lộc) đã cùng ký tên với tư cách đồng tác giả để kiện. Kết quả là chúng tôi thắng, được bồi thường 20 triệu, mỗi người được 10 triệu đồng.


Sau đó các báo đều đưa tin là Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc là đồng tác giả bài Bụi phấn.

Nhạc sĩ Vũ Hoàng | Bụi phấn - Vũ Hoàng & Lê Văn Lộc" width="470" height="299" srcset="//luanbui.com/tac-gia-bai-hat-bui-phan/imager_2_444_700.jpg 470w, //luanbui.com/wp-content/uploads/2018/02/vuhoang-300x191.jpg 300w" sizes="(max-width: 470px) 100vw, 470px" />Nhạc sĩ Vũ Hoàng


Nhắc lại trước đó một chút, năm 2000, ca khúc Bụi phấn được chọn vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức. Và trong cuốn sách nhạc in ra sau đó họ cũng ghi là “Nhạc & lời: Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc”.


Thêm nữa, hai tác giả Vũ Hoàng và Lê Văn Lộc đều ký ủy thác tại Trung tâm Bản quyền tác giả Việt Nam. Khi ký thì các tác giả đều phải ghi rõ những tác phẩm của mình, trong đó ghi nhạc của ai, lời của ai. Ở phần bài Bụi phấn thì số tiền được chia tỷ lệ là 50/50. Đây là nguyên tắc phân chia với trường hợp đồng tác giả, khác với thơ phổ nhạc. Từ đó đến nay tôi và Vũ Hoàng đều ký nhận tiền tác quyền theo sự phân chia này.


Thật sự cả hai chúng tôi đều là đồng tác giả bài hát này.

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc

Nguồn tư liệu:+ //thethaovanhoa.vn/ (Chuyện cần biết thêm về ca khúc ‘Bụi phấn’)

(nhạc: Vũ Hoàng - thơ: Lê Văn Lộc) Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn, nên người Làm sao, có thể nào quên? Ngày xưa Thầy dạy dỗ

khi em tuổi còn thơ

Thứ tư, 18/11/2020 10:57

Ngày 20/11/1982, lần đầu tiên ca khúc Bụi phấn được cất lên bởi 2000 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM và từ đó đến nay mỗi dịp trỉ ân thây cô, hầu như sân trường nào cũng vang lên giai điệu quen thuộc và thân thương: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy,...".

Sau khi được mọi thế hệ học sinh đón nhận, ca khúc Bụi Phấn đã được bình chọn là 1 trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.

Bụi Phấn do nhạc sĩ Vũ Hoàng (từng là Nhà giáo công tác tại Khoa Âm nhạc và Mỹ thuật, giảng dạy các bộ môn Ký xướng âm, Nhạc lý, Lịch sử âm nhạc Thế giới thuộc trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM), sáng tác năm 1982, cũng là năm đầu tiên sau quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam được thực hiện.

Gợi lên ký ức nơi bục giảng, Bụi Phấn là bài hát quen thuộc nhất về người giáo viên mà bất kỳ ai khi còn đi học cũng đều thuộc lòng.

Sau khi Nhà nước công nhận ngày 20/11 hằng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo, nhà trường nôi ông công tác đề nghị ông viết một bài hát về thầy cô. Yêu cầu của bài hát vô cùng giản dị đó là đơn giản, dễ nhớ và làm sao in vừa trong một trang sách nhỏ để tất cả sinh viên, học sinh đều dễ dàng học thuộc.

Dù rất háo hức trước nhiệm vụ này nhưng ông không có ý tưởng gì cả. Trong một lần tình cờ gặp lại người bạn thanh niên xung phong Lê Văn Lộc của mình, cả 2 tâm sự với nhau. Nhạc sĩ Vũ Hoàng hỏi cảm nhận của người bạn này về những người thầy giáo. Đúng lúc, người bạn này lại kể về một câu chuyện mình từng trải qua.

"Tôi vừa đi dự một buổi chia tay với một ông thầy ở chỗ tôi làm việc. Ông thầy này có một cái đặc biệt là ông viết gì trên bảng thì bụi phấn cũng rơi làm trắng mái tóc. Nên tôi thấy đẹp quá và làm liền mấy câu thơ: 'Khi thầy viết bảng/Bụi phấn rơi rơi/Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy'. Nhưng tôi chỉ sáng tác được tới đó, không thêm được nữa", người bạn tên Lộc của nhạc sĩ kể.

Nghe xong câu chuyên của bạn, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã loé ra ý tưởng về bài hát mà ông đang trăn trở, ông xin phép người bạn của mình sử dụng 6 câu thơ để nghiên cứu viết thành một bài hát.

Sau những lần sửa đổi, nhạc sĩ thêm vào đoạn điệp khúc mà chúng ta vẫn thuộc lòng "Em yêu phút giây này/Thầy em tóc như bạc thêm/Bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay" và đoạn kết "Mai sau lớn lên người/Làm sao có thế nào quên/Ngày xưa thầy dạy dỗ/Khi em tuổi còn thơ…" để hoàn thành bài hát.

Nhạc sĩ Vũ Hoàng cho rằng đây là sáng tác về đề tài thầy cô mà ông ưng ý nhất trong sự nghiệp của mình. Hoàn thành xong phần lời, vị nhạc sĩ lại đắn đo về tựa đề cho ca khúc.

Bởi những ai từng được đào tạo ngành Sư phạm, nguyên tắc cơ bản là không bao giờ viết bảng để rơi bụi phấn lên đầu. Nhưng nhạc sĩ Vũ Hoàng cảm nhận được rằng đây là hình tượng quá đẹp đẽ nên đã lấy nó làm tên bài hát và sau này hình ảnh này cũng được công chúng đón nhận.

Mỗi năm cứ đến dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bụi phấn lại thêm một lần khẳng định giá trị thiêng liêng của nó trường tồn cùng thời gian. Những giai điệu mượt mà, da diết ấy vẫn luôn đem tới một cảm giác bình yên, thân thương như một dòng suối trong lành của quá khứ tuôn chảy tới thực tại, đem theo bao kỷ niệm của 'tuổi còn thơ'.

Bụi Phấn, một ca khúc nói về thầy cô nổi tiếng và quen thuộc với biết bao thế hệ học sinh. Bất kỳ ai từng ngồi trên ghế nhà trường đều thuộc lòng những câu hát với lời lẽ chân thực giản dị "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy...". Và cứ đến mùa tựu trường, bế giảng hay 20/11, bài hát Bụi Phấn lại vang lên như để tôn vinh những thầy cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Bài hát Bụi Phấn do nhạc sĩ Vũ Hoàng sáng tác vào năm 1982, năm đầu tiên Nhà nước công nhận ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.

Nhạc sĩ Vũ Hoàng. (Ảnh: Internet).

Theo lời kể của nhạc sĩ Vũ Hoàng, người thầy trong bài hát “Bụi Phấn” là nhạc sỹ Trương Quang Lục, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Trái đất này là của chúng mình, Vàm Cỏ Đông, Tuổi mười lăm…

Trong một buổi học về sáng tác thực tế, nhạc sĩ Trương Quang Lục đã viết 3 đoạn nhạc lên bảng, sau đó ông diễn tấu minh họa trên cây đàn piano. Khi nhìn thấy thầy cúi xuống đánh đàn cùng bụi phấn vương trên tóc, nhạc sĩ trẻ Lê Văn Lộc ngồi bên dưới đã viết ra mấy câu “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy. Em yêu phút giây này, tóc thầy như bạc thêm, để cho em bài học hay.”

Sau đó, nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã đưa đoạn nhạc đó cho nhạc sĩ Vũ Hoàng. Sau những lần sửa đổi và thêm một số câu, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã cho ra bài hát Bụi Phấn.

Bài hát Bụi Phấn được cất lên lần đầu tiên vào ngày 20/11/1982, bởi 2000 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM.

Lời bài hát Bụi Phấn

Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm

Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ

Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay

Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ
Mai sau lớn nên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ

Video liên quan

Chủ đề