Tại sao khi là quần áo cần điều chỉnh nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải

Là quần áo tưởng đơn giản nhưng thực ra lại không phải là một công việc dễ làm. Nếu không chú ý đến chất liệu vải để cài đặt chế độ nhiệt, không cẩn trọng trong từng thao tác thực hiện, bạn rất có thể tự tay biến quần áo mình thành thảm họa và không thể cứu vãn bộ cánh yêu thích của mình. Bài viết này Mobitool VN.com sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh nhiệt độ bàn là chuẩn, phù hợp với từng loại vải để là quần áo đúng cách. Cùng theo dõi nhé!

  • Cách điều chỉnh nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải
  • Mẹo sử dụng bàn là tiết kiệm điện
  • Bàn là – bàn ủi quần áo loại nào tốt hiện nay?
    • Bàn là khô – Bàn là nhiệt
    • Bàn là hơi nước

Bàn là có hai loại chính là bàn là khô – nhiệt hoặc bàn là ủi hơi nước. Hai loại này hầu như đều được trang bị một núm xoay điều chỉnh nhiệt độ ở giữa thân sản phẩm và được phân chia thành ba mức nhiệt, phù hợp với từng loại vải. Bảng dưới đây tổng hợp những loại vải thông dụng, mức nhiệt phù hợp và cách sử dụng bàn ủi tương ứng.

Chất liệu vải Mức nhiệt Phương thức là ủi thích hợp
Vải sợi tổng hợp (acrylic, viscose, polyamide, polyester), sợi tơ tằm, sợi vải bóng

Mức nhiệt: •

(<110 độ C)

Là khô ở mặt trái của vải
Vải len

Mức nhiệt: • •

(từ 110 tới < 150 độ C)

Là hơi nước nhẹ ở mặt trái của vải hoặc ủi qua một lớp vải đặt lót phía trên.
Vải bông, vải cotton

Mức nhiệt: • • •

(từ 150 tới < 200 độ C)

Là ủi khô khi quần áo còn ẩm, hoặc là hơi nước khi vải đã khô.
Vải lanh Mức nhiệt: • • • tới MAX Là ủi khô khi quần áo còn ẩm, hoặc là hơi nước khi vải đã khô.
Vải bò (Jean) Mức nhiệt: • • • tới MAX Nên sử dụng là hơi nước tối đa

Lưu ý:

  • Riêng với loại vải nhung và vải len cashmere (sợi được dệt từ lông thân và bụng dưới của dê Cashmere ), không này là ủi quần áo làm bằng hai loại vải này.
  • Nếu không biết quần áo của bạn thuộc loại vải nào có thể theo dõi trên mác, tem được may đính kèm phía trong.
  • Nếu là liên tục nhiều loại vải thì nên chọn ủi loại vải ở mức nhiệt độ thấp trước.
  • Trường hợp bàn là nhà bạn là loại bàn ủi khô – nhiệt mà vải yêu cầu là hơi nước ẩm thì có thể phun/ xịt thêm nước làm ẩm vải trước khi tiến hành công đoạn là phẳng.

  • Nên chọn loại công suất tối đa khoảng 1800W đến 2000W là đủ.
  • Tránh sử dụng vào những giờ cao điểm dùng quá nhiều thiết bị điện để không bị quá tải.
  • Đối với một số loại quần áo làm bằng vải chịu được mức nhiệt thấp, sau một thời gian dùng điện, bạn có thể rút phích cắm và tận dụng nguồn nhiệt vẫn còn trên mặt là của bàn là ủi để dùng tiếp.
  • Sử dụng trong phòng máy lạnh hoặc trước quạt cũng sẽ làm hơi nhiệt từ bàn là mất đi một phần, khiến điện năng vẫn tiêu thụ như bình thường nhưng hiệu quả hoạt động lại giảm bớt.
  • Tận dụng giấy bạc, giấy nhôm trong việc ủi đồ vì chúng có khả năng tích điện. Lót xuống dưới quần áo vải cần là phẳng rồi tiến hành ủi, làm như vậy sẽ tiết kiệm được tới 50% năng lượng nhiệt tiêu thụ.

Bàn là khô Sunhouse SHD1072 – Giá tham khảo: 159.000đ

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được các các thông tin cơ bản về cách điều chỉnh nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Việc lựa chọn mức nhiệt độ bản ủi thích hợp cho từng loại vải không chỉ rút ngắn thời gian ủi thẳng áo quần của bạn mà còn bảo vệ sợi vải khỏi hư hỏng, bản ủi cùng tránh được các sự cố không đáng có, từ đó kéo dài thời gian sử dụng thiết bị. Vậy nên, bạn đã biết cách ủi quần áo đúng cách theo mức nhiệt độ thích hợp hay chưa?

Mỗi loại vải có nhiệt độ ủi khác nhau

Bình thường, với mỗi thiết bị bàn ủi đều có một núm điều chỉnh hình trong ở giữa thân sản phẩm và được phân chia thành 3 mức nhiệt độ chính phù hợp với từng loại vải:

Mức 1: có mức nhiệt từ 0 đến 135 độ C, thích hợp sử dụng ủi thẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi vải bóng, sợi tổng hợp, sợi tơ tằm.

Mức 2: mức nhiệt từ 135 độ đến 148 độ C, thích hợp sử dụng ủi thẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi len, lụa.

Mức 3: mức nhiệt độ trên 148 độ C (max), thích hợp sử dụng ủi thẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi bông, sợi cotton

Bàn ủi thường có ba mức nhiệt độ chính.

Hướng dẫn ủi quần áo thẳng đúng cách

Áo sơ mi:

Thời điểm ủi thẳng áo sơ mi tốt nhất là khi áo đã được giặt sạch nhưng chưa khô hoàn toàn, trường hợp bạn lấy áo sơ mi từ trong tủ ra đã khô lâu ngày có thể xịt một lớp nước ẩm trước khi tiến hành ủi thẳng. Sau đó, bạn điều chỉnh bàn ủi ở mức nhiệt độ thích hợp tùy thuộc vào cấu tạo sợi vải chiếc áo của bạn. Trước đó, bạn nên gỡ hết toàn bộ cúc áo. Đầu tiên, cổ và vai áo là 2 vị trí bạn nên ủi trước vì nó là vùng khó ủi nhất, tiếp theo mới đến hai bên vạt áo và cuối cùng là phần gấu áo.

Thời gian thích hợp nhất nên ủi là khi áo sơ mi chưa khô hoàn toàn.

Bên cạnh đó, nếu bàn ủi bạn đang sử dụng không phải là bàn ủi hơi nước, thì bạn nên chuẩn bị một chai nước kế bên để phun lên khi gặp những bề mặt khó ủi thẳng, chiếc áo sơ mi sẽ được làm thẳng dễ đàng hơn.

Quần tây:

Những cái xếp ly chính là khu vực khiến chị em đau đầu nhất mỗi khi ủi quần tây. Nếu ủi không khéo và đúng hướng, phần ly này sẽ bị tạ ra thành hai hoặc ba nếp khiến chiếc quần không đứng dáng khi bận. Để tránh sự cố này, trước khi ủi quần tây bạn nên dùng kẹp cố định 2 ống quần lại, sau đó cứ theo nếp đó mà ủi thẳng. Quần tây của bạn chỉ có duy nhất một đường ly thẳng tắp mà thôi.

Dùng kẹp cố định hai ống giúp việc ủi quần tây dễ dàng hơn.

Quần áo tơ tằm:

Chất liệu tơ tằm khiến các bộ quần áo trở nên bóng loáng, sang trọng hơn. Thế nhưng, quần áo tơ tằm sau khi giặt thường rất khó ủi phẳng. Hơn nữa, khi ủi loại vải này cũng cần nhiệt độ vừa phải. Để khắc phục, hãy cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, cho vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ thẳng như bình thường.

Nắm giữ hết các bí quyết sử dụng bàn ủi quần áo đúng cách theo mức nhiệt độ thích hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian nội trợ mà còn giúp bạn có thêm nhiều điểm cộng trong mắt các thành viên trong gia đình nữa đấy. Ủi nhanh cả “núi” quần áo chỉ trong tích tắc, vừa có thêm nhiều thời gian rảnh, lại bảo vệ quần áo khỏi hư hại do nhiệt độ bàn ủi tác động, thế này thì còn gì bằng phải không nào?

Ủi đồ không chỉ sử dụng một mức nhiệt độ cho tất cả các loại quần áo. Việc điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi phù hợp với từng chất liệu khác nhau sẽ giúp quần áo nhanh chóng phẳng phiu, cũng như bảo vệ sợi vải tối ưu hơn.

Tùy vào mỗi chất liệu quần sao mà chọn nhiệt độ bàn ủi khác nhau

Hầu như bàn ủi nào cũng được trang bị một núm điều chỉnh ở giữa thân sản phẩm và được phân chia thành 3 mức nhiệt độ để phù hợp với từng loại vải:

- Mức 1: nhiệt độ từ 0 đến 135 độ C dùng để ủi phẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi vải bóng, sợi tổng hợp, sợi tơ tằm.

- Mức 2: nhiệt độ từ 135 độ đến 148 độ C dùng để ủi phẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi len, lụa.

- Mức 3: nhiệt độ trên 148 độ C (max) dùng để ủi thẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi bông, sợi cotton

Kinh nghiệm ủi phẳng quần áo

Áo sơ mi

Để ủi thẳng áo sơ mi một cách hoàn hảo, bạn nên tiến hành khi áo đã giặt sạch và chưa khô hoàn toàn. Nếu áo sơ mi đã treo trong tủ, thì bạn có thể dùng bàn ủi hơi nước hoặc xịt thêm một lớp nước ẩm lên trên bề mặt áo rồi hẵng tiến hành ủi.

Ủi đúng thứ tự sẽ giúp chiếc áo sơ mi nhanh chóng phẳng phiu 

Đối với bàn ủi, bạn cần dựa vào 3 mức nhiệt độ trên để điều chỉnh cho thích hợp với cấu tạo sợi vải chiếc áo. Sau đó, bạn gỡ toàn bộ cúc áo và tiến hành ủi phần cổ và vai áo trước tiên, vì đây chính là vị trí khó làm phẳng nhất. Tiếp theo mới đến hai bên vạt áo và cuối cùng là phần gấu áo.

Quần tây

Quần tây nổi bật với những đường xếp ly và đây cũng là vị trí khiến các chị em đau đầu nhất khi ủi. Nếu ủi không đúng chiều, phần ly này sẽ bị tạo ra thành hai hoặc ba nếp khiến chiếc quần không đứng dáng khi mặc vào. Do đó, tốt nhất là bạn nên dùng kẹp cố định 2 ống quần lại trước khi ủi để có thể tìm thấy nếp.

Dùng kẹp cố định 2 đầu ống quần sẽ giúp việc ủi dễ dàng hơn

Quần áo tơ tằm

Một bộ cánh tơ tằm sẽ có sức quyến rũ và sự sang trọng kì lạ, nhưng cũng vì thế mà đây lại trở thành chất liệu khó ủi bậc nhất. Hơn nữa, nhiệt độ dành cho loại vải này cũng cần hết sức lưu ý, không quá cao cũng không quá thấp để tránh hư tổn. Tốt nhất là bạn nên cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, đặt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.

Cho vào trong tủ lạnh cũng là mẹo hay để quần áo tơ tằm trở nên dễ ủi hơn

Video liên quan

Chủ đề