Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Ngày 17/5, Cục Tài chính doanh nghiệp và Tạp chí Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo “Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. 

Những vướng mắc trong xác định giá trị quyền sử dụng đất, phương án sử dụng đất được cho là điểm nghẽn lớn nhất trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn thời gian qua.

"LỖ HỔNG" TỪ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT GÂY RỦI RO THẤT THOÁT

Theo báo cáo tại hội thảo, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015.

"Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước tính đến thời điểm 31/12/2020, nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, chiếm 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất kinh doanh...".

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính). 

Trong đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện nêu trên, tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước.  

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Tài chính cho rằng, thông qua tham vấn ý kiến lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và lãnh đạo địa phương, hiện còn tồn tại rất nhiều hạn chế, vướng mắc và "nút thắt" cần phải mạnh tay tháo gỡ thì mới tạo đột phá trong tiến trình đẩy nhanh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu ra 3 vấn đề cản trở hiện nay mà đầu tiên là tiến trình cổ phần hoá, thoái vốn ỳ ạch, không đạt kết quả đề ra theo danh mục, tiến độ và đề án Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Thứ hai, nguồn thu về cổ phần hóa không đạt yêu cầu.

Riêng năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ nguồn thu từ cổ phần hóa 40.000 tỷ. Tuy nhiên, kết thúc năm 2021, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 1.401 tỷ đồng, tương đương đạt 2,5% kế hoạch. Từ đó, trong năm 2022, kéo theo nỗi lo thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về ngân sách tiếp tục tương "giẫm chân tại chỗ" như năm 2021. 

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Toàn cảnh hội thảo.

Thứ ba, "việc xác định giá trị của doanh nghiệp không chính xác, thường thấp hơn giá trị thực tế và giá trị xác định lại, gây thất thoát, lãng phí. Thậm chí, xuất hiện một số vụ án bị hình sự hoá vì cổ phần hoá, liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản. Điển hình trong số này là vụ án tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco)... 

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kể lại thời gian khi giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước, đã thực hiện quyết toán lại giá trị của 45 doanh nghiệp, sau đó, giá trị sau kiểm toán tăng lên gấp nhiều lần, bình quân 2,8 lần. Rủi ro lớn nhất đến từ vấn đề sử dụng đất, tính toán giá trị quyền sử dụng đất.

Theo ông, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất có nhiều quan điểm. Trước đây, tiền thuê đất hàng năm không tính vào giá trị của doanh nghiệp nhưng tiền thuê đất một lần lại được tính vào giá trị doanh nghiệp.

"Tuy nhiên, tiền thuê đất một lần lại không sát với giá thị trường ngay tại thời điểm đó. Dù sau khi chuyển vào giá trị cổ phần hóa ngày hôm nay sát giá thị trường nhưng khoảng 5-10 năm, vẫn có khoảng cách rất lớn. Đây cũng là lỗ hổng gây thất thoát", Bộ trưởng phân tích.

"Một vấn đề khác cần lưu ý, sau khi nộp tiền thuê đất một lần, doanh nghiệp được cổ phần hóa sẽ chuyển mục đích sử dụng đất  sang nhà ở đô thị hay xây dựng công trình khác. Việc xác định giá trị đất không chính xác sẽ gây thất thoát và điều này sẽ giết chết nền sản xuất", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lo ngại.

Cũng theo ông, một doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, phải tăng thêm năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các ngành nghề đã được cấp phép kinh doanh nhưng nếu chạy theo lợi nhuận, say sưa với chênh lệch từ địa tô đất đai, doanh nghiệp sẽ bán công ty hoặc đóng cửa sản xuất. Khi đó, người lao động sẽ bị đẩy ra đường, máy móc thiết bị bán rẻ, quy mô sản xuất của nền kinh tế ngày càng bị co hẹp.

Chính vì vậy, ngày 15/6/2018, Quốc hội ban hành Nghị quyết 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nghiêm cấm việc chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước.

Nhưng đến năm 2020, khi Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 ra đời, Nghị quyết 60 hết hiệu lực nhưng Nghị định 40 quy định không rõ, vẫn khẳng định phải thuê đất hàng năm nhưng không rõ có được cho chuyển chuyển mục đích hay không.

Vì vậy, địa phương rất lúng túng trong việc nếu cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, lại lo ngại gây ra thất thoát nhưng nếu không cho chuyển thì đúng luật hay không. 

Ông Phớc cho rằng, cần phải nhận diện một cách mạnh mẽ và chính xác, tham mưu cho Chính phủ sửa đổi nhất quán về luật pháp và thực hiện đúng đắn, chính xác nhất.

Ngoài ra, còn một số băn khoăn khác như: việc sắp xếp nhà đất, xác định lợi thế thương mại, vấn đề liên doanh liên kết có gây mất đất hay không cũng chưa được làm rõ.  Những vấn đề nêu trên tồn tại trong một thời gian dài đã trở thành một phần câu chuyện dẫn đến người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước không thể hiện quyết tâm cao, không làm đúng vai trò chức trách trong việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. 

TÁCH ĐẶC QUYỀN SỬ DỤNG "ĐẤT VÀNG" KHỎI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP KHI CỔ PHẦN?

Để giải quyết căn cơ tình trạng trên, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy nhanh cổ phần hóa và thoái vốn cho doanh nghiệp, từ đó, thúc đẩy cho quá trình tái cơ cấu của đất nước, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, đúng thực chất.

Để làm được điều này, thứ nhất, cần triển khai mạnh mẽ Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) để sớm sbáo cáo với Quốc hội.

Thứ hai, lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác.

Thứ ba, quyền sử dụng đất là quyền của một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, cần tính toán việc xây dựng phương án sắp xếp quản lý nhà đất của các doanh nghiệp một cách phù hợp. 

Theo ông, sắp tới sẽ lựa chọn 5 thành phố trực thuộc trung ương về phê duyệt phương án sắp xếp nhà đất; trong đó, chọn một số doanh nghiệp có điều kiện để thí điểm niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán. 

Đặc biệt, Bộ trưởng cũng nêu lên một vấn đề khúc mắc cần tháo gỡ, đó là: có tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hay không. 

"Sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền thuê đất hàng năm. Đồng thời, doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá không được chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu không có nhu cầu sử dụng đất phải trả lại Nhà nước hoặc Nhà nước đấu giá để chuyển mục đích sử dụng đất. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong khi Nghi định 140 chưa đề cập rõ.
(Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc)

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm ăn sản xuất kinh doanh đang có hiệu quả, đang có lãi, cần phải cân nhắc lựa chọn giữa việc hoàn thiện lại để thúc đẩy phát triển và cổ phần hóa. 

Hay khi, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước có nên giữ dưới 50% hay không hay bán cả doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề.

Đặc biệt, có nên tính giá trị quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất vào giá trị của doanh nghiệp hay không hay là chỉ thực hiện thuê đất từng năm và giữ đúng mục đích sử dụng đất theo phương án sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước, khi được UBND tỉnh thành phố phê chuẩn. 

Bộ trưởng bày tỏ sự phân vân khi Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/20214 quy định về giá đất, đưa ra 5 phương pháp xác định đất tiếp cận khác nhau và cho ra kết quả khác nhau.

"Thậm chí cùng một phương pháp như phương pháp thặng dư cũng cho ra kết quả khác nhau, bởi vì đầu vào khác nhau, biến số khác nhau cho nên ra kết quả khác nhau, cùng một thời điểm, cũng là một vấn đề", Bộ trưởng Phớc chỉ rõ.

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra cho giai đoạn 2022-2025

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã đưa ra quan điểm, định hướng mạnh mẽ về cổ phần hóa, thoái vốn. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai, thực hiện. Theo đó, công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới, nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, cần chútrọng triển khai đồng bộcác giải pháp trọng tâm.

Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Những vấn đề đặt ra về quản lý đất đaitrong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Lập phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với các công ty nông, lâm nghiệp

Kết quả đạt được trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua

Với sựvào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ngành, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) thời gian qua đãđạt được những kết quảtích cực, cụthểnhư sau: Một là, về cơ bản, các cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn, trong đó có các quy định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhànước (DNNN) để thực hiện sắp xếp; cơ chế chuyển đổi thành công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn nhà nước, cơ chế xử lý lao động dôi dư... đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ và liên tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN.

Hai là, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn giúp giảm số lượng DNNN, đặc biệt là DN 100% vốn nhà nước. Cụthể, nếu như năm 2011 còn gần 1.400 DN thì đến năm 2020 chỉ còn hơn 450 DN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng. Trong giai đoạn 2011-2021, cả nước đã cổ phần hóa được 692 DN; thoái vốn đạt 38.812 tỷ đồng, thu về 192.885 tỷ đồng (gấp gần 5 lần so với giá trị sổ sách); đồng thời góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia. Theo Nghị quyết số 26/2016/ QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội, trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về ngân sách nhà nước để phục vụ đầu tư trung và dài hạn là 250.000 tỷ đồng.

Ba là, đã tạo cơ hội kinh doanh cho các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Một số lĩnh vực trước đây chủ yếu do DNNN thực hiện thì nay đã được điều chỉnh để khu vực ngoài nhà nước tham gia, góp phần tăng mức độ cạnh tranh theo hướng có lợi cho người tiêu dùng như đối với lĩnh vực viễn thông, hàng không... Công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị DNNN và hoạt động hiệu quả hơn so với trước, tạo nguồn thu cho ngân sách; cơ bản đạt được mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động.

Bốn là, tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Việc cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước gắn với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán đã cung cấp cho thị trường nhiều hàng hóa có chất lượng, tác động mạnh mẽ đến phát triển thị trường vốn, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch.

Một số vấn đề đặt ra

Bên cạnh những kết quả đạt được, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới vẫn còn một số vấn đề đặt ra, tập trung vào 03 nội dung lớn sau:

Thứ nhất, cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2016-2020, mặc dùđãcónhững chuyển biến tích cực nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về tiến độ và số lượng.

Nhìn chung, tiến độ và số lượng DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn vừa qua còn chậm, chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Cụ thể: Trong giai đoạn 2016-2020, số lượng cổ phần hóa đạt 180 DN vượt chỉ tiêu đề ra (là 137 DN). Tuy nhiên, thực chất chỉ có 39 DN thuộc kế hoạch cổ phần hóa. Theo kế hoạch (đã được rà soát và điều chỉnh) còn 89 DN chưa hoàn thành cổ phần hóa. Về tình hình thực hiện thoái vốn, theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ thoái vốn tại 348 DN với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách là khoảng 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 chỉ triển khai thoái vốn được tại 106 DN (đạt 30% về số lượng), với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách thoái là 6.493 tỷ đồng (đạt 11% tổng giá trị phải thoái vốn).

Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt được như kế hoạch xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Theo đó, các DN thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn này có quy mô lớn, hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, sử dụng nhiều đất đai nên cần nhiều thời gian, nguồn lực để thực hiện sắp xếp. Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu đối với các DN có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian chuẩn bị. Đồng thời, do tác động của dịch bệnh COVID-19 và các bất ổn chính trị trong khu vực và thế giới cũng ảnh hưởng đến công tác sắp xếp trong thời gian qua. Do vậy, nhiều DN lớn thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn mới chỉ triển khai công tác xác định giá trị DN nên kết quả thực hiện trong giai đoạn này còn hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan, việc cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm xuất phát từ khâu thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù, hệ thống văn bản về cổ phần hóa, thoái vốn đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn (đặc biệt các vấn đề liên quan đến định giá quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển, kiểm kê xử lý tài sản chuyên ngành...). Đồng thời, việc xây dựng và phê duyệt phương án sử dụng đất của toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Một số địa phương chưa kiên quyết thu hồi, xử lý đất đai của DN sử dụng không đúng mục đích, không đúng quy hoạch; việc xác định giá đất làm căn cứ để xác định giá trị DN còn chậm. Về phía DN, thực tiễn cho thấy một số DN quản lý sử dụng đất chưa hiệu quả, hồ sơ pháp lý về đất không được hoàn thiện theo quy định, còn tâm lý giữ lại toàn bộ diện tích đất đai như trước để khai thác mặc dù chưa đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và không phù hợp với mục tiêu, ngành nghề kinh doanh của DN.

Thứ hai, cổ phần hóa, thoái vốn vẫn chưa đảm bảo được về “chất”.

Trên thực tiễn, một số DN sau khi cổ phần hóa thì tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ còn cao (như Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex...) nên cũng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt trong việc thu hút nhà đầu tư chiến lược. Một số DN sau cổ phần hóa hoạt động chưa hiệu quả, chưa có nhiều thay đổi về quản trị khi tỷ lệ vốn nhà nước tại DN còn cao. Trên thực tế, dù đã cổ phần hóa nhưng cổ đông nhà nước vẫn nắm quyền quyết định nên thực chất không có nhiều đổi mới, nên hoạt động kinh doanh sau cổ phần hóa ngày càng đi xuống (Tổng công ty cổ phần lương thực Miền Nam, Tổng công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng…). Một số DN thực hiện thoái vốn nhưng thực hiện chưa triệt để. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn của một số bộ, ngành, địa phương còn một số hạn chế, đặc biệt liên quan đến đất đai, dẫn đến làm thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước.

Thứ ba, còn tồn tại các vấn đề về hậu cổ phần 15

hóa. Một số DN sau cổ phần hóa không tiếp tục duy trì việc làm cho lực lượng lao động đã được đào tạo hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động để khai thác lợi thế đất đai. Vẫn còn trường hợp nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần của DNNN chỉ nhằm mục đích chính là bất động sản và những khu đất vàng của DN (hơn là nhằm vào thương hiệu hoặc ngành kinh doanh chính của DN). Khi đã nắm được DN là tìm cách chuyển nhượng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để kinh doanh kiếm lời, không tập trung vào đầu tư phát triển DN theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Quản lý vốn tại các DN có phần vốn nhà nước không chi phối khó khăn, đặc biệt là tại các DN kinh doanh thua lỗ, thuộc diện giám sát tài chính hoặc có cổ đông lớn thiếu hợp tác.

Bên cạnh đó, công tác đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán sau cổ phần hóa của công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch của quá trình hậu cổ phần hóa. Đồng thời, hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này. Công tác quyết toán cổ phần hóa chưa được thực hiện nghiêm túc tại một số DN cổ phần hóa dẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần, ảnh hưởng đến quá trình thoái vốn tại DN.

Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn tới

Thời gian tới, nhằm tiếp tục đẩy mạnh tiến độcổ phần hóa, thoái vốn DNNN, cần chútrọng các nội dung sau:

Một là, thay đổi nhận thức, quan điểm về chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn DNNN. Trong thời gian qua, công tác sắp xếp, đổi mới DNNN mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn đã được triển khai tích cực và thu được nhiều kết quả. Đến nay, số lượng tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong nền kinh tế không còn nhiều (76 DN, gồm: 09 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước). Do đó, trong giai đoạn tới, cần nghiên cứu, xem xét điều chỉnh chủ trương sắp xếp, cổ phần hóa theo hướng: Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn DNNN cần được xem là giải pháp quan trọng để thực hiện sắp xếp, đổi mới khu vực DNNN. Việc cổ phần hóa, thoái vốn cần bám sát theo tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước theo Quyết định số 22/2021/ QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tiếp tục thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các DN kinh doanh thuần túy; chỉ giữ lại các DN theo đúng tiêu chí phân loại nêu tại Điều 3 của Quyết định này. Đối với các DN không đáp ứng tiêu chí thì kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn, Nhà nước không nắm giữ cổ phần, vốn góp. Kiên quyết thực hiện thoái vốn ở những DN mà tỷ lệ vốn nhà nước đang nắm ở mức thấp (dưới 36% ở các DNNN nhỏ) do tỷ lệ này không có nhiều ý nghĩa trong quản trị DN.

Đồng thời, không cổ phần hóa, thoái vốn bằng mọi giá mà cần theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi tối đa vốn Nhà nước.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN thông qua việc sớm ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 và xây dựng, triển khai Đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương và DNNN triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến kế hoạch chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn DNNN, DN có vốn nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 theo các tiêu chí nguyên tắc tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg và đảm bảo nguồn thu 248.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước để phục vụ chi đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Ba là, đổi mới phương thức cổ phần hóa, thoái vốn DNNN trong thời gian tới theo hướng:

(i) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn cho phù hợp với thực tiễn, trong đó nghiên cứu theo hướng luật hóa các quy trình thủ tục và những nguyên tắc cơ bản của các hình thức sắp xếp, đổi mới DNNN; nghiên cứu, tổng kết đánh giá việc thực hiện Thông tư số 21/2019/TT-BTC ngày 11/4/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương pháp dựng sổ để đánh giá được sự ý nghĩa, sự cần thiết và khả năng áp dụng trong thực tiễn của phương pháp này.

(ii) Cần xây dựng cơ chế riêng khi bán cổ phần lần đầu (IPO) hoặc thoái vốn đối với các DN quy mô lớn (ví dụ có vốn nhà nước trên sổ sách kế toán đạt mức trên 1.800 tỷ đồng như: Tổng công ty MobiFone, Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn (Agribank)... để đạt được mục tiêu hiệu quả và thu hồi cao nhất vốn đầu tư của Nhà nước. Trong 16

đó, cần lựa chọn phương pháp xác định giá trị cho phù hợp (như phương pháp dựng sổ, tài sản, dòng tiền chiết khấu...), nghiên cứu lựa chọn các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia xác định giá trị DN, tổ chức các hội nghị ở trong và ngoài nước để thu hút các nhà đầu tư chiến lược cho DN, xây dựng tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, cam kết gắn bó với DN để giữ được thương hiệu, bản sắc của DN...

Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và xem đây là giải pháp trọng tâm để nâng cao vị trí, vai trò của DNNN để cùng với DN tư nhân trong nước xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong đó, tập trung vào các giải pháp để DNNN chủ động phát triển trong môi trường cạnh tranh gắn với trách nhiệm cụ thể, cơ chế giám sát hiệu quả nhằm nâng cao vị trí, vai trò của DNNN trong phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả vận hành DN, cần nghiên cứu thêm hình thức lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành DNNN hoặc một phần tài sản, dự án của DNNN (hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực) trong một khoảng thời gian nhất định (có thể từ 5 năm đến 10 năm). Hết thời gian trên, Nhà nước thu hồi lại DN hoặc tài sản, dự án đã cho thuê để có phương án quản lý, sử dụng tiếp theo. Nguồn kinh phí thu được từ việc cho thuê trên được sử dụng cho các mục đích đầu tư phát triển hoặc an sinh xã hội khác.

Năm là, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Người đại diện phần vốn nhà nước), gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN khi đánh giá, xếp loại người đứng đầu hoặc xếp loại DN. Đồng thời, củng cố mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu để tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện đổi mới, sắp xếp DNNN, trong đó tập trung kiểm tra, giám sát người đứng đầu, người quản lý DNNN ở những nơi xảy ra vi phạm, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sử dụng đất của DN sau cổ phần hóa, thoái vốn, bảo đảm tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

Sáu là, về phía DNNN, cần chủ động hơn, quyết liệt hơn trong công tác sắp xếp, đổi mới (trong đó có cổ phần hóa, thoái vốn), trong đó tập trung hoàn thành đầy đủ hồ sơ pháp lý các tài sản, đặc biệt là tài sản giá trị quyền sử dụng đất trước khi tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DN. Việc định giá vốn, tài sản DN bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu (bao gồm giá trị lịch sử, văn hóa…) phải theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật thẩm định giá; bảo đảm vốn, tài sản và giá trị DN được định giá đúng, đầy đủ, hợp lý. Thực hiện chặt chẽ cơ chế phối hợp với Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán định giá tài sản, vốn nhà nước tại DN cổ phần hóa và DN thực hiện thoái vốn nhà nước. Rà soát những vấn đề liên quan đến phương án cơ cấu lại, sản xuất kinh doanh, các vướng mắc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại để có phương án xử lý dứt điểm những vướng này. Nghiêm túc thực hiện các quy định về đăng ký lưu ký, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán để nâng cao tính minh bạch và khả năng giám sát.

Việc nhìn nhận, đánh giá những vấn đề còn tồn tại trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn DNNN thời gian qua là hết sức cần thiết để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp để tiếp tục tiến trình cải cách, đổi mới khu vực DNNN. Một giai đoạn chiến lược mới cần những giải pháp, định hướng đột phá để tháo gỡ những nút thắt trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn để có nguồn lực tập trung phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động một số DNNN quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Với hệ thống giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến khâu triển khai thực hiện, từ cơ quan đại diện chủ sở hữu đến từng DNNN, mục tiêu hoàn thành sắp xếp DNNN trong năm 2025 đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021- 2025 chắc chắn sẽ đạt được.

Tài liệu tham khảo:

1. Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

2. Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025;

3. Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

(*) Lê Mạnh Hùng – Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 5/2022

In bài viết

cổ phần hóa thoái vốn Nhà nước Nghị quyết số 12-NQ/TW

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

    Hóa giải ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

  • Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

    Dự báo doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sớm đạt mốc 11 tỷ USD

  • Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

    Vốn đầu tư - "nút thắt" trong chuyển dịch năng lượng

Tin nổi bật

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thúc đẩy quan hệ hợp tác Bộ Tài chính Việt Nam - Lào phát triển bền vững

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Bộ Tài chính thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Bộ Tài chính khuyến cáo rủi ro đối với các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Phát triển thị trường trái phiếu, hướng tới hệ thống tài chính cân bằng ở Việt Nam

Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Nhìn lại những bài học kinh nghiệm trong triển khai hóa đơn điện tử