So sánh phương án đầu tư năng lượng mặt trời năm 2024

Với nguyên lý cấu tạo, hình thức hoạt động, vận hành của hệ thống điện NLMT, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của “hệ thống điện mặt trời” so với các hệ thống nguồn điện khác:

So sánh phương án đầu tư năng lượng mặt trời năm 2024

Hệ thống điện mặt trời đấu nối trực tiếp với lưới điện.

1.1 Tính linh hoạt của điện NLMT

- Đa dạng về mô hình cung cấp hệ thống năng lượng;

- Linh hoạt khi sử dụng thông qua việc lưu trữ (bằng ắc quy) hoặc sử dụng trực tiếp nguồn điện tạo ra bởi hệ thống điện NLMT. Sự linh hoạt này sẽ tương thích với từng quy mô sử dụng (gia đình, văn phòng, nhà xưởng, khu công nghiệp, điện lưới Quốc gia…);

- Giúp hộ sử dụng điện chủ động trong việc cấp và phát điện. Nếu hệ thống điện mặt trời sử dụng như một nguồn phát chính thì để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng chỉ cần lắp thêm ắc quy tích điện. Ngược lại nếu hệ thống điện NLMT sử dụng như một nguồn dự phòng, cũng thông qua ắc quy, hộ dùng điện có thêm phương án thay thế điện lưới. Nếu chỉ với nhu cầu điện áp nhỏ, sử dụng không thường xuyên, điện sản sinh từ hệ thống NLMT không cần đi qua ắc quy mà được đấu nối trực tiếp vào đường dây phụ tải.

So sánh phương án đầu tư năng lượng mặt trời năm 2024

Điện mặt trời, điện gió được đánh giá là nguồn năng lượng sạch và bền vững đối với môi trường sống trên trái đất.

1.2. Điện mặt trời thân thiện với môi trường sống

- Điện mặt trời có khả năng tái tạo, khác hoàn toàn với nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí đốt…) là nhiên liệu không thể phục hồi. Thời gian sử dụng và khai thác năng lượng mặt trời lâu dài. Theo tính toán của NASA, năng lượng mặt trời có thể cung cấp cho chúng ta khoảng 6.5 tỉ năm nữa;

- Điện NLMT có tính khả dụng ở mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở vùng gần xích đạo trái đất mà còn ở các vĩ độ cao thuộc phía Bắc và phía Nam;

- Điện mặt trời hoàn toàn thân thiện với môi trường, đáp ứng nguồn năng lượng cần thiết giúp xã hội phát triển nhưng cũng giúp ngăn chặn sự nóng lên của trái đất do khí thải từ nhiệt điện, làm giảm tối đa nguy cơ xấu tác động tới môi trường sống do thủy điện gây ra;

- So sánh điện mặt trời với điện hạt nhân, về công suất điện NLMT kém hơn nhưng tính về sự an toàn đối với con người, điện mặt trời vượt trội;

So sánh phương án đầu tư năng lượng mặt trời năm 2024
Xu thế sử dụng điện năng lượng mặt trời trên thế giới tính đến năm 2017.

1.3. Điện NLMT phù hợp với xu thế phát triển

- Điện mặt trời dù ở quy mô nào cũng có thể hòa lưới Quốc gia thông qua việc bán điện cho EVN. Với việc lắp đặt công tơ 2 chiều, nếu nguồn điện sinh ra từ NLMT không sử dụng hết, công tơ điện sẽ là thiết bị xác định giá trị lượng điện bán lại cho EVN. Giá trị điện bán lại là yếu tố góp phần giúp chủ đầu tư mau chóng hoàn vốn, nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống điện mặt trời.

- Xu thế nói chung của các nước phát triển là dần loại bỏ thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân ra khỏi đời sống. Chính vì vậy, giới khoa học đang dành sự quan tâm, chú trọng để nghiên cứu, nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống điện NLMT. Các tấm pin mặt trời ngày càng được cải tiến hơn. Ví dụ cho thấy điều này là Tập đoàn Sharp - Nhật Bản vừa giới thiệu một hệ thống sáng tạo các yếu tố lưu trữ năng lượng cho kính cửa sổ. Nếu nghiên cứu này được áp dụng vào thực tế, điện mặt trời có cơ hội đến từng hộ gia đình. Thay vì các ô cửa kính chói lóa tại các tòa chung cư, nó được thay thế bởi tấm pin mặt trời. Tác dụng kép, vừa che mưa nắng, vừa giúp cư dân tiết giảm tiền điện. Ngoài nghiên cứu của Sharp, giới khoa học cũng đang ứng dụng công nghệ nano và vật lý lượng với kỳ vọng nâng công suất (Wp) của các tấm pin lên gấp 3 lần so với hiện nay.

So sánh phương án đầu tư năng lượng mặt trời năm 2024

Pin NLMT chất lượng tốt, giá cao khác với loại giá rẻ về cấu tạo như: Vật liệu, keo chống thấm, kỹ thuật hàn, hiệu quả của cell pin mặt trời (grade A, B, C hoặc D), đầu nối, hộp chống thấm.

2. Nhược điểm của hệ thống điện NLMT

Pin NLMT chất lượng tốt, giá cao khác với loại giá rẻ về cấu tạo như: Vật liệu, keo chống thấm, kỹ thuật hàn, hiệu quả của cell pin mặt trời (grade A,B,C hoặc D), đầu nối, hộp chống thấm…

Song song với những ưu điểm, điện NLMT tại Việt Nam vẫn có những hạn chế nhất định:

- Mức chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống là quá cao so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam hiện nay;

- Độ bền của hệ thống được các doanh nghiệp quảng cáo là 20 năm, 30 năm, thậm chí là lâu hơn nhưng ai sẽ là người đứng ra đảm bảo cho điều này nếu xảy ra sự cố ngoài chủ đầu tư?

- Việc tính toán vị trí lắp đặt, hướng lắp đặt ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất tạo ra điện của hệ thống điện NLMT. Điều này tạo ra khó khăn cho chủ đầu tư khi đứng trước quyết định có hay không lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Với hộ gia đình, kiến thức, tiềm lực tài chính so với tổ chức/doanh nghiệp sẽ không thể bằng. Vì vậy, để kiểm định được giá trị đầu tư ứng với cam kết của nhà thầu còn khó khăn gấp bội;

- Chất lượng các thiết vị lắp đặt cho hệ thống điện mặt trời là dấu hỏi lớn với chủ đầu tư, đặc biệt trong tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn lộng hành.

- Công suất điện tạo ra bởi hệ thống điện mặt trời vẫn còn quá nhỏ so với các nguồn điện khác (thủy điện, nhiệt điện). Trong khi chi phí đầu tư không rẻ, nhu cầu sử dụng điện ngày một tăng cao thì điện mặt trời về lâu dài có là giải pháp khả thi đối với nền kinh tế Việt Nam?

- Sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành đối với hộ sử dụng điện mặt trời vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Báo chí đã từng phản ảnh về việc đơn vị điện lực chậm triển khai công tơ hai chiều cho hộ sử dụng điện mặt trời. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý chủ đầu tư, cũng là rào cản cho bài toán chi phí cho hộ sử dụng điện NLMT.