So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Cùng Orient Vietnam đặt lên bàn cân ba dòng sản phẩm lặn đáng chú ý nhất tới từ các thương hiệu Nhật Bản: Orient Mako, Seiko Prospex và Citizen Promaster.

Những mẫu đồng hồ lặn với khả năng vận hành mạnh mẽ luôn mang đến sự phấn khích cho các quý ông. Ở phân khúc này, ba dòng sản phẩm đến từ các thương hiệu Nhật Bản, lần lượt là Orient Mako, Seiko Prospex và Citizen Promaster được xem là những lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc giá 10 đến 15 triệu đồng. Qua bài viết này, hãy cùng Orient Vietnam đặt lên bàn cân ba dòng sản phẩm nổi bật này để xem đâu là lựa chọn hợp lý nhất với bạn nhé!

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

cùng so sánh 3 mẫu đồng hồ lặn tốt nhất đến từ đất nước mặt trời mọc

1. Đồng hồ lặn và những tiêu chí lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua

Trong ngành đồng hồ, các nhà sản xuất có xu hướng phân chia các dòng sản phẩm thể thao của mình theo ba nhóm: nước (đồng hồ lặn), đất (đồng hồ bấm giờ) và bầu trời.

Trong ba nhóm này, những mẫu đồng hồ lặn được yêu thích và nổi bật hơn cả bởi sự đa dụng, bền bỉ của mình. Bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy các dòng đồng hồ lặn chuyên biệt hơn so với hai nhóm sản phẩm còn lại.

Sự yêu thích và dư địa dành cho đồng hồ lặn lớn tới nỗi đang tồn tại một cuộc ganh đua giữa các nhà sản xuất đồng hồ nhằm tạo nên những cỗ máy có khả năng chịu nước xuất sắc nhất. Nổi bật hơn hết trong cuộc đua này là hai cái tên đình đám Rolex và Omega với hai dòng sản phẩm lừng danh Deepsea và Planet Ocean.

Dù vậy, không phải ai cũng có khả năng đáp ứng được mức giá đắt đỏ dành cho những mẫu đồng hồ tới từ hai thương hiệu này. Và việc tìm kiếm những lựa chọn khác với giá bán hấp dẫn và phù hợp hơn là một nhu cầu tất yếu.

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Orient Mako – Một mẫu đồng hồ lặn cực chất đến từ thương hiệu Orient

Để chọn lựa cho mình một mẫu đồng hồ lặn phù hợp, trước hết, bạn cần hiểu về những tiêu chí gần như bắt buộc phải có trên một mẫu diver.

Đầu tiên, đó là khả năng chịu nước. Một mẫu đồng hồ lặn đúng nghĩa cần đảm bảo khả năng chịu nước tối thiểu 20ATM. Với mức chịu nước này, người dùng mới có thể tự tin đeo đồng hồ của mình khi tham gia các hoạt động dưới nước.

Để đạt được mức chịu nước này, đồng hồ sẽ cần phải được trang bị núm crown dạng screw down. Đây là cách tạo hình núm đặc biệt, giúp cho vị trí này được bảo vệ tốt hơn, mang tới sự an toàn khi người dùng đeo đồng hồ dưới áp lực của nước.

Một tiêu chuẩn phổ biến khác dành cho đồng hồ lặn mà bạn thường thấy là ISO-6425. Đây là tiêu chuẩn đã có từ năm 1982. Bài test ISO-6425 vô cùng khắc nghiệt, yêu cầu đồng hồ phải hoạt động chuẩn xác ở áp lực tương đương với độ sâu 100m dưới mực nước biển. Bên cạnh đó, đồng hồ cũng sẽ được test ở áp suất cao hơn 25% so với thông số chịu nước thiết kế để kiểm tra về độ bền.

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Orient Mako có đầy đủ những yêu cầu của một chiếc đồng hồ lặn thời thượng

Tiêu chí thứ hai mà bạn cần quan tâm là chất liệu của vỏ, dây đeo và mặt kính. Với đồng hồ lặn, ngoài bộ vỏ thép gần như là mặc định, dây đeo của đồng hồ nên sử dụng chất liệu thép hoặc dây cao su, dây vải. Bạn có thể loại trừ ngay các bộ dây đeo làm từ da nếu đang có ý tưởng mua một mẫu đồng hồ chuyên biệt cho việc lặn biển.

Bên cạnh đó, bộ khóa của đồng hồ cũng rất quan trọng. Khi lặn sâu dưới biển, áp lực nước có thể khiến cho phần khóa bấm thông thường bị bật tung. Do đó, móc khóa cài hoặc loại khóa bấm có gia cố thêm sẽ là một lựa chọn hợp lý hơn.

Một yếu tố khác mà bạn nên quan tâm khi chọn đồng hồ lặn là các trang bị phụ trợ như dạ quang trên bộ kim và cọc số, cùng với đó là vành bezel xoay dùng cho việc đếm thời gian hoạt động dưới nước. Hãy lưu ý các trang bị này nhé!

2. So sánh Orient Mako x Seiko Prospex x Citizen Promaster – Đâu là lựa chọn hợp lý nhất dành cho bạn?

Trong phân khúc đồng hồ lặn Nhật Bản từ 10 đến 15 triệu đồng, Orient Mako, Seiko Prospex, Citizen Promaster nổi lên như những ứng cử viên nặng ký.

2.1 Về ngôn ngữ thiết kế

Về ngoại hình, có sự tương đồng rõ nét về ngôn ngữ thiết kế trên ba mẫu đồng hồ được so sánh ở bài viết này, bao gồm Orient Mako 40mm RA-AC0Q02L, Seiko Prospex SNE591P1 và Citizen Promaster NY0080-21Z.

Là dòng đồng hồ lặn chuyên biệt, cả ba model này đều được trang bị bộ vỏ làm từ thép không gỉ 316L. Bộ vỏ của cả ba model này đều được hoàn thiện theo phong cách chải xước, đem lại sự nam tính và cứng cáp khi lên tay.

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Citizen Promaster – Đối thủ xứng tầm của Orient Mako

Vành bezel, như đã nói ở phần trước của bài viết này, là một trang bị không thể thiếu trên các mẫu đồng hồ lặn này. Tuy nhiên, có những sự khác biệt tương đối rõ ràng giữa ba dòng sản phẩm này mà bạn có thể cảm nhận được ngay bằng mắt thường.

Đầu tiên là về phần màu sắc. Trên Prospex và Promaster, Seiko và Citizen tiếp tục duy trì vành bezel hai màu quen thuộc, với phần vành xoay từ góc 12h đến 3h mang màu sắc đối lập với phần vành còn lại. Với trang bị này, người dùng sẽ dễ dàng nhận diện được khoảng thời gian lặn trên đồng hồ khi đang hoạt động dưới nước hơn. Trong khi đó, Orient lựa chọn cách tạo ra vành bezel trung tính hơn trên mẫu Mako 40mm của mình. Nhờ đó, chiếc Orient Mako đem lại sự thoải mái hơn khi bạn đeo trên tay hàng ngày, có thể kết hợp cả với những loại trang phục công sở. Ở chiều ngược lại, vành bezel hai màu trên Seiko Prospex và Citizen Promaster khiến cho hai dòng sản phẩm này phù hợp hơn với các trang phục thể thao và năng động.

Một điểm khác biệt nữa mà bạn có thể nhận thấy ở ba mẫu đồng hồ này nằm ở vị trí núm crown. Núm xoay này trên mẫu Seiko và Citizen được gia công sắc nét với các đường khía rãnh rất sâu nhằm tạo ra độ bám khi người dùng thao tác trong lúc đeo găng tay. Núm vặn này còn được bảo vệ với phần vỏ vuốt nhọn, hạn chế những tác động ngoại lực có thể làm gãy núm.

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Núm xoay của chiếc Citizen Promaster được ra công với các đường khía rãnh rất sâu

Ngược lại, với ngôn ngữ có phần trung tính, mẫu Mako 40mm của Orient sở hữu núm crown không quá lớn, hài hòa hơn với tạo hình chung của bộ vỏ, dù vẫn được trang bị cơ chế screw down để đảm bảo độ kín nước.

Mặt số của đồng hồ có sự tương đồng giữa cả 3 model của Orient, Seiko và Citizen. Đúng với tính chất của một mẫu đồng hồ công cụ, cả 3 thiết kế đều sở hữu dial đơn giản, hướng đến sự thực dụng trong quá trình sử dụng. Với nguyên lý này, dial của đồng hồ được hoàn thiện theo dạng trơn nhẵn (trừ mẫu Citizen là phiên bản đặc biệt với họa tiết riêng. Dù vậy, đây không phải là tạo hình tiêu biểu của cả dòng Promaster).

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Bạn nghĩ thế nào về đồng hồ lặn Seiko Prospex

Trên dial này, bộ kim và cọc số đều được làm với dáng cọc vạch, phủ dạ quang cực sáng. Bộ kim và cọc số trên Orient Mako được làm mảnh hơn, đúng với định hướng trung tính mà mẫu đồng hồ này đã thể hiện xuyên suốt trên bộ vỏ và vành bezel. Nếu như Mako và Prospex được trang bị lịch ngày cơ bản thì mẫu Promaster của Citizen có thêm ô lịch thứ.

2.2 Trang bị an toàn, bạn chọn kính cứng hay sapphire?

Về trang bị an toàn, trong khi Orient và Seiko lựa chọn kính sapphire để bảo vệ cho mặt số của đồng hồ thì với Citizen kính cứng lại là vật liệu mà nhà sản xuất này mang tới trên chiếc Promaster của mình. Nếu như sapphire giúp cho mặt kính miễn nhiễm với các vết xước trong quá trình sử dụng nhưng lại giòn và dễ vỡ hơn thì kính cứng lại sở hữu sự bền bỉ trước các va đập nhưng sẽ bị giảm tính thẩm mỹ do các vết xước (dù bạn có thể đánh bóng để khôi phục lại sau một thời gian sử dụng). Đây là điểm mà bạn cần phải lưu ý khi cân nhắc giữa ba model này.

So sánh mako ii vs mako iii năm 2024

Seiko Prospex được trang bị kinh sapphire chống trầy xước

Cả Orient, Seiko và Citizen đều thực hiện những sự gia cố cho phần nắp đáy và núm crown trên các mẫu đồng hồ lặn của mình. Nhờ đó, cả Mako, Prospex và Promaster đều sở hữu mức chịu nước lên tới 20ATM. Với mức chịu nước này, bạn có thể thoải mái sử dụng đồng hồ trong nhiều điều kiện. Đây cũng là điểm chung lớn nhất ở cả 3 dòng sản phẩm này.

Về bộ máy, nếu như các mẫu Mako và Promaster được trang bị máy tự động thì ở Prospex, Seiko sử dụng máy điện tử với tính năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng cực kỳ nổi tiếng của mình. Lựa chọn loại máy nào sẽ nằm ở “khẩu vị” của bạn. Nếu như máy cơ đem lại sự bền bỉ theo năm tháng nhưng mất nhiều công sức hơn cho việc chăm sóc thì bộ máy V157 trên mẫu Seiko Prospex lại có độ chính xác cao hơn, ổn định hơn, đổi lại là việc thay pin định kỳ (với mức giá khoảng trên 1 triệu đồng).

2.3 Chênh lệch về giá bán

Mức giá cũng là một sự khác biệt trên ba dòng sản phẩm nêu trên. Nếu như Orient Mako và Citizen Promaster có mức giá dao động quanh mức 10 triệu đồng thì dòng sản phẩm Prospex của Seiko lại được định giá cao hơn khá nhiều, quanh mức 15 triệu đồng.

3. Kết luận

Có thể thấy, về mặt thiết kế, có sự đối lập giữa hai dòng sản phẩm Prospex và Promaster (đi theo xu hướng “cực đoan” và trung thành với ngôn ngữ thường thấy trên các dòng đồng hồ lặn) khi đặt cạnh mẫu Mako của Orient (với thiết kế trung tính và dễ đeo hơn).

Dòng Mako của Orient cũng có được nhiều điểm cộng mà khách hàng yêu thích hơn khi so sánh với hai đối thủ còn lại, bao gồm trang bị máy tự động cũng như kính sapphire bảo vệ cho mặt số.

Với những phân tích kể trên, có thể thấy, dòng sản phẩm Orient Mako 40mm mang tới sự đa dụng hơn so với hai thiết kế của Seiko và Citizen. Mức giá dành cho thiết kế của Orient cũng dễ tiếp cận hơn khi cân nhắc với hai đối thủ còn lại.

Ở chiều ngược lại, nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu đồng hồ lặn “thực thụ”, với ngoại hình nổi bật và thể thao, hai dòng sản phẩm Promaster của Citizen và Prospex của Seiko sẽ đáp ứng tốt hơn.

Đó là những phân tích của Orient Vietnam về ba dòng sản phẩm đồng hồ lặn Nhật Bản đáng chú ý trong khoảng giá từ 10 đến 15 triệu đồng. Bạn cảm thấy dòng sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và “khẩu vị” của mình? Hãy chia sẻ với Orient Vietnam nhé!

Để trải nghiệm các model Orient chính hãng, mời bạn ghé thăm các showroom của Orient Vietnam trên toàn quốc!