Chụp msct mạch vành giá bao nhiêu năm 2024

Để phòng ngừa hẹp tắc mạch máu tim, nhiều người đã đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và được chỉ định siêu âm tim và ECG, tuy nhiên do kỹ thuật có thể dương tính giả (xét nghiệm dương tính nhưng không có bệnh mạch vành) hoặc âm tính giả (xét nghiệm âm tính nhưng có bệnh mạch vành). Vì vậy với các trường hợp có nguy cơ cao bệnh mạch vành thì nên cân nhắc chụp CT tim chẩn đoán và loại trừ bệnh mạch vành và bệnh lý tim mạch khác (sau đây gọi là CT tim hoặc CT mạch vành).

Trong đó CT tim đã chứng minh có nhiều ưu thế với độ nhạy (khả năng phát hiện bệnh mạch vành) cao, trên 90%, cũng như độ đặc hiệu, độ chính xác chẩn đoán bệnh mạch vành cao và loại trừ gần như 99% bệnh mạch vành. Vậy, phương pháp này giúp kịp thời phát hiện các bất thường tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim), từ đó sớm có biện pháp điều trị nội khoa tối ưu hoặc can thiệp xâm lấn ra sao?

Chụp CT tầm soát đột quỵ tim có chính xác hay không? Kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ tim là một trong những giải pháp hiệu quả để sớm phát hiện ra các bệnh tim mạch, kịp thời can thiệp nếu có các bất thường, phòng ngừa đột quỵ gây tử vong. Theo đó, mỗi năm một người bình thường, đặc biệt là người có nguy cơ cao, nên thực hiện chụp CT tầm soát đột quỵ tim 1-2 lần để bảo vệ sức khỏe.

Bệnh tim là một cụm từ chung để chỉ một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tim. Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim phát triển khi các động mạch của tim không thể cung cấp đủ máu giàu oxy đến tim. Ngày nay, do thói quen sinh hoạt cũng như lối sống làm bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng, xuất hiện ở cả người trẻ tuổi, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm. Vậy bệnh tim mạch vành là gì? Làm sao để chẩn đoán và phát hiện ra bằng phương tiện gì?

1. Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa động mạch bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí.

Bệnh lý mạch vành là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

2. Các biểu hiện triệu chứng của bệnh lý mạch vành

Bệnh mạch vành thường do sự tích tụ của các mảng bám, bên trong lớp niêm mạc của các động mạch vành lớn hơn. Sự tích tụ này có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dòng máu trong các động mạch lớn của tim.

Các triệu chứng của bệnh tim mạch vành có thể khác nhau ở mỗi người ngay cả khi họ mắc cùng một loại bệnh tim mạch vành. Tuy nhiên, nhiều người không có triệu chứng nên không biết mình bị bệnh tim mạch vành cho đến khi bị đau ngực, nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột. Khi mạch vành tổn thương bạn có thể thấy các triệu chứng sau:

Đau ngực (đau thắt ngực) Triệu chứng điển hình là đau ngực kiểu động mạch vành: đau thắt (bóp) nghẹt sau xương ức, có thể lan lên vai trái, lên cằm, lên cả hai vai, cơn đau thường xuất hiện sau một gắng sức nhưng đau có thể xảy ra cả trong khi nghỉ, cơn đau thường kéo dài trên 20 phút. Khó thở: Đau ngực sau xương ức, kéo dài >30 phút, lúc đó bạn thấy bị khó thở hoặc cực kỳ mệt mỏi khi hoạt động.

3. Các phương tiện chẩn đoán phát hiện bệnh lý mạch vành là gì?

Hiện nay có rất nhiều phương tiện chẩn đoán và phát hiện bệnh lý mạch vành như:

Điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp MSCT mạch vành, chụp cộng hưởng từ mạch vành, chụp động mạch vành qua da, với mỗi phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ở bài viết này chúng ta tìm hiểu kỹ thuật chụp MSCT mạch vành.

Chụp msct mạch vành giá bao nhiêu năm 2024

Hình ảnh máy chụp MSCT mạch vành tại MEDLATEC

3.1 Chụp MSCT mạch vành là gì

Chụp MSCT động mạch vành là sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc đối quang i-ốt để làm hiện hình hệ thống động mạch vành, cấu trúc buồng tim và van tim trên hình ảnh cắt lớp. Do động mạch vành có kích thước nhỏ và co bóp liên tục của tim, chuyển động của hô hấp vì vậy để đánh giá tốt hệ thống động mạch vành cần được chụp ở hệ thống máy có độ phân giải không gian và thời gian cao, hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam để chụp cắt lớp vi tính động mạch vành thường sử dụng hệ thống máy 64 dãy đầu dò hoặc cao hơn (128, 256, 320 dãy,...)

Tương tự như khi bạn chụp mạch, bạn sẽ được tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch để tìm bất kỳ chỗ hẹp nào của động mạch vành.

Chụp msct mạch vành giá bao nhiêu năm 2024

Hình ảnh chụp MSCT mạch vành tại MEDLATEC

3.2 Những đối tượng cẩn được chỉ định chụp MSCT mạch vành:

  • Người có các nguy cơ: Bệnh nhân bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá thường xuyên, tăng lipid máu.
  • Người có yếu tố gia đình có người bị mắc bệnh mạch vành.
  • Nghi ngờ có bệnh lý mạch vành khi đã có các kết qủa xét nghiệm khác như: thử nghiệm gắng sức, siêu âm..
  • Trường hợp suy tim không xác định được nguyên nhân.
  • Xác định một số bệnh lý cơ tim (như bệnh cơ tim phì đại..), van tim chủ yếu là van động mạch chủ và van hai lá.
  • Sau phẫu thuật cầu nối xác định cầu nối.
  • Xác định các bất thường giải phẫu hệ mạch vành.
  • Đau ngực không điển hình.

3.3 Những ai không chụp MSCT mạch vành?

Gần như không có chống chỉ định tuyệt đối với chụp MSCT mạch vành, chỉ lưu ý những chống chỉ định tương đối như:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ với thuốc cản quang đường tĩnh mạch, hen phế quản.
  • Người bệnh suy thận nặng.
  • Bệnh nhân không hợp tác
  • Người có vật liệu kim loại vùng ngực

3.4 Chụp MSCT mạch vành cần chuẩn bị những gì?

Thông thường, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn không ăn bất cứ thứ gì trong khoảng bốn giờ trước khi chụp MSCT mạch vành. Bạn có thể uống nước. Đặc biệt tránh đồ uống có chứa caffein 12 giờ trước khi chụp MSCT mạch vành vì chúng có thể làm tăng nhịp tim của bạn, dẫn đến khó có được hình ảnh rõ ràng về trái tim của bạn.

Nói với bác sĩ của bạn về các loại thuốc bạn sử dụng. Bạn có thể được yêu cầu tránh hoặc tạm thời ngừng thuốc trước khi chụp MSCT mạch vành. Nếu bạn bị dị ứng với thuốc cản quang, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc steroid 12 giờ trước khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ phản ứng.

Qui trình chụp MSCT mạch vành

Trước khi làm thủ tục chụp MSCT mạch vành Bạn được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.

Bạn có thể nhận được một loại thuốc được gọi là thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim của bạn. Làm như vậy sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn trên máy chụp MSCT, nếu có chống chỉ định beta blocker: sử dụng thuốc chẹn kênh calci. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị tác dụng phụ của thuốc chẹn beta trong quá khứ.

Bạn cũng có thể được cung cấp nitroglycerin để mở rộng (làm giãn) động mạch vành.

Trong quá trình chụp MSCT mạch vành

Bạn sẽ được đặt điện cực để đếm nhịp tim, và sau đó kỹ thuật viên sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để bơm thuốc cản quang trong quá trình chụp.

Bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn dài có thể trượt qua một chiếc máy ngắn giống như đường hầm (máy chụp MSCT ). Nếu bạn không thoải mái khi ở trong không gian kín, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dùng thuốc để giúp bạn thư giãn hay không.

Trong quá trình quét, bạn cần giữ yên và nín thở theo chỉ dẫn. Chuyển động có thể gây ra hình ảnh mờ.

Một kỹ thuật viên vận hành máy chup MSCT từ một phòng được ngăn cách với phòng chup của bạn bằng cửa sổ kính. Hệ thống liên lạc nội bộ cho phép bạn và kỹ thuật viên nói chuyện với nhau.

Mặc dù phần quét thực tế của bài kiểm tra chỉ mất ít nhất năm giây, nhưng có thể mất đến một giờ để hoàn thành toàn bộ quá trình.

Sau khi làm thủ tục chụp MSCT mạch vành

Sau khi chụp MSCT mạch vành xong bạn sẽ được theo dõi 30 phút. Sau khi chụp bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường hàng ngày. Bạn sẽ có thể tự lái xe về nhà hoặc đến cơ quan. Uống nhiều nước để giúp loại bỏ thuốc cản quang đường tĩnh mạch khỏi hệ thống của bạn.

Thời gian trả kết quả chụp MSCT mạch vành?

Kết quả chụp chụp MSCT mạch vành sẽ được trả sau khi chụp khoảng 30 phút đến 45 phút tính từ khi kết thúc quá trình chụp. Trong trường hợp cần hội chẩn sẽ kéo dài lâu hơn, khi đó sẽ có thông báo cụ thể từng trường hợp.

Sau khi có kết quả, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ trả lời những thắc mắc liên quan tới kết quả chụp của mình

Địa điểm chụp MSCT mạch vành ở đâu?

Bệnh viện MEDLATEC là cơ sở y tế trang bị máy chụp MSCT 128 dãy hiện đại của của hãng SIEMENS, máy có thể chụp và dựng lên hình ảnh tim và mạch máu nuôi tim (mạch vành) một cách rất chi tiết giúp chẩn đoán bệnh mạch vành rất tốt. Bên cạnh đó là độ ngũ chuyên gia, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng tận tâm, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được kết quả khám chính xác và điều trị hiệu quả.

Để được tư vấn về dịch vụ, cũng như giải đáp các thắc mắc. Quý khách hàng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56.

chụp CT phổi hết bao nhiêu tiền?

Giá chụp CT u phổi có thể dao động từ 900.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ tùy trường hợp. Ở mỗi cơ sở y tế chi phí chụp CT u phổi có thể chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng của máy chụp CT, dịch vụ, quy trình thực hiện, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên…

chụp CT có bảo hiểm y tế giá bao nhiêu?

Tại Phụ Lục III trong Thông tư Liên tịch số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC, của Liên bộ Y tế - Tài chính được ban hành ngày 29/10/2015 đã quy định: "Từ ngày 01/07/2016, mức giá chụp PET/CT là 20,114,000 đồng/01 lần chụp".

MSCT động mạch vành là gì?

Chụp MSCT mạch vành là thủ thuật thăm dò và chẩn đoán hình ảnh có độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Chụp MSCT mạch vành có thể loại trừ hẹp mạch vành 97 - 100%, do đó ct mạch vành là một trong những phương pháp chẩn đoán rất đáng tin cậy và được kỳ vọng rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh động mạch vành.

Thế não là chụp MSCT?

Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (Multislice Computer Tomography - MSCT), là phương pháp sử dụng tia X quét lên một khu vực cần tầm soát của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với việc xử lý điện toán bằng máy tính để có được hình ảnh hai hoặc ba chiều (2D hoặc 3D) của bộ phận cần chụp.