Số lượng hc là gì

Việc tăng hay giảm lượng hồng cầu trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người. Vậy làm sao để sớm phát hiện được các tình trạng này. Sau đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu số lượng hồng cầu của một người bình thường là bao nhiêu? Bên cạnh đó là ý nghĩa và các cách kiểm tra hồng cầu trong cơ thể.

Số lượng hồng cầu của một người bình thường

Hồng cầu hay huyết tố cầu là thành phần vô cùng quan trọng ở trong máu với chức năng chính là hô hấp và cung cấp oxy đến các tế bào trong cơ thể. Số lượng hồng cầu của một người bình thường được chia theo giới tính. Đối với nam thì số lượng hồng cầu trong máu rơi vào khoảng 4,2 triệu/mm3 máu, con số này thấp hơn ở nữ và chỉ khoảng 3,8 triệu/mm3 máu.

Số lượng hc là gì

Số lượng hồng cầu trò tế bào máu tùy theo giới tính và độ tuổi

Số lượng hồng cầu thường xuyên thay đổi theo độ tuổi cũng như các thời điểm khác nhau trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh, trong 10 ngày đầu thì lượng hồng cầu sẽ ở mức cao, lên tới 5 triệu/mm3 máu và con số này sẽ giảm xuống bằng với người trưởng thành khi trẻ bước qua vài tháng tuổi.

Ngoài ra, khi vận động thì lượng hồng cầu trong máu sẽ tăng vì lúc này nhu cầu cung cấp oxy của các tế bào trong cơ thể tăng lên. Một chu kỳ tồn tại của hồng cầu trong cơ thể vào khoảng 100 đến 200 ngày và chúng sẽ bị tiêu hủy bởi các đại thực bào trong cơ thể tại xương hay gan,…

Tham khảo: Cách đọc xét nghiệm huyết học đơn giản và dễ hiểu nhất! 

Cách kiểm tra số lượng hồng cầu của một người bình thường

Việc kiểm tra số lượng hồng cầu trong tế bào máu là vô cùng quan trọng. Đây là bước quan trọng trong việc phát hiện các thay đổi và số lượng hồng cầu trong cơ thể để có thể có phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến hồng cầu trong cơ thể.

Số lượng hc là gì

Xét nghiệm để kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu

Hiện nay, xét nghiệm công thức máu toàn phần là phương pháp thường xuyên được sử dụng để kiểm tra số lượng hồng cầu trong cơ thể. Bên cạnh đó, ngoài việc kiểm tra số lượng hồng cầu, bạn cũng có thể theo dõi số lượng các thành phần khác trong máu để sớm phát hiện những nguy cơ mắc bệnh về máu trong cơ thể.

Các bước thực hiện xét nghiệm số lượng hồng cầu

Hiện nay, việc xét nghiệm và kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế và bệnh viện trong cả nước. Tại đây, các bạn sẽ được lấy mẫu và kiểm tra thành phần trong máu máu cũng như số lượng hồng cầu trong mỗi tế bào máu. Các bước xét nghiệm máu sẽ được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ lấy máu sẽ làm sạch và sát trùng vùng lấy máu (thường nằm ở tĩnh mạch trong khuỷu tay).
  • Tiếp theo, một sợi dây thun sẽ được cuốn quanh cổ tay để giúp tĩnh mạch phồng lên thấy rõ.
  • Dùng một ống kim tiêm để đâm vào tĩnh mạch và lấy lượng máu ra khỏi cơ thể.
  • Sau đó, rút kim và bỏ dây thun ra khỏi cánh tay. Vị trí lấy máu sẽ được băng lại bằng băng keo cá nhân.
  • Cuối cùng mẫu máu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm của bệnh viện để được phân tích và kiểm tra.

Quá trình lấy mẫu và xét nghiệm thành phần, số lượng hồng cầu trong máu mất khoảng 15 – 30 phút sẽ có kết quả. Nếu có sự bất thường về số lượng hồng cầu hoặc các bệnh lý về máu bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn phương pháp cải thiện và điều trị một cách hiệu quả.

Nguyên nhân và tác hại của việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể như sử dụng nhiều các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá. Bên cạnh đó, một số người mắc bệnh tim bẩm sinh, ung thư thận dẫn đến thiếu nước, xơ phổi và bệnh đa hồng cầu cũng dẫn đến tình trạng tăng hồng cầu.

Điều kiện sinh sống đặc biệt là những người ở vùng cao cũng dễ gặp phải việc tăng số lượng hồng cầu nhiều quá trong cơ thể. Đây là nguyên nhân cao dẫn đến các tình trạng như vỡ động mạch hay đột quỵ ở nhiều người.

Số lượng hc là gì

Thiếu hoặc thừa hồng cầu trong máu có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân và tác hại của việc số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp

Các nguyên nhân dẫn đến việc số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp là do thiếu máu, các bệnh lý về tủy, bạch cầu hay rối loạn tuyến giáp. Bên cạnh đó, việc thiếu erythropoietin hay các chấn thương mạch máu cũng dễ dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu trong cơ thể.

Đối với các quốc gia kém phát triển có số lượng người mắc phải bệnh thiếu hồng cầu cao do các bệnh lý liên quan đến suy dinh dưỡng và việc không cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể như sắt, đồng, folate hay các vitamin nhóm B, B6 và B12. Người gặp phải tình trạng thiếu hồng cầu sẽ thường xuyên mất ngủ, khó thở và chân tay đau nhức, chóng mặt những lúc vận động nhiều.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến sẽ giúp các bạn biết về số lượng hồng cầu của một người bình thường. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo qua cách xét nghiệm kiểm tra số lượng hồng cầu cũng như các bước thực hiện để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất nhé.

Đếm tế bào tự động: hemoglobin, số lượng bạch cầu, các chỉ số hồng cầu. và số lượng tiểu cầu, MCV (thể tích trung bình hồng cầu Hematocrit, (tỷ lệ phần trăm thể tích hồng cầu trong máu), lựơng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, được đo bằng lượng hemoglobin trong hồng cầu riêng lẻ), nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (được đo bằng nồng độ hemoglobin trong mỗi hồng cầu riêng lẻ).

Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu

  • Đối với nam giới: Hemoglobin < 14 g/dL (140 g/L), hematocrit < 42% (< 0,42), hoặc RBC < 4,5 triệu/mcL (< 4,5 × 10 12/L)

  • Đối với phụ nữ: Hemoglobin < 12 g/dL (120 g/l), Hematocrit < 37% (< 0,37), hoặc RBC < 4 triệu/mcL (< 4 x 10 12/L)

Đối với trẻ sơ sinh, các giá trị bình thường khác nhau theo độ tuổi, đòi hỏi phải sử dụng các bảng liên quan đến tuổi tác (xem bảng Giá trị cụ thể theo tuổi của Hemoglobin và Hematocrit Giá trị theo tuổi cho Hemoglobin và Hematocrit

Số lượng hc là gì
). Các quần thể hồng cầu được gọi là microcytic (hồng cầu nhỏ) nếu MCV < 80 fL, và macrocytic (hồng cầu to) nếu MCV là > 100 fL. Tuy nhiên, vì các hồng cầu lưới cũng lớn hơn các tế bào hồng cầu trưởng thành, số lượng hồng cầu lưới có thể làm tăng MCV và không đại diện cho sự thay đổi sản xuất hồng cầu.

Máy đếm tế bào tự động cũng có thể xác định mức độ thay đổi kích cỡ hồng cầu, thể hiện dưới dạng độ rộng phân bố thể tích hồng cầu (RDW). Tăng RDW cao có thể là dấu hiệu duy nhất của của sự phân bố kích thước hồng cầu không đều mặc dù MCV bình thường do được tính giá trị trung bình. Thuật ngữ nhược sắc đề cập đến các quần thể hồng cầu, trong đó MCH < 27 pg hoặc MCHC là < 30%. Các quần thể hông cầu có các giá trị MCH và MCHC bình thường là hồng cầu bình sắc, kích thước bình thường.

Các chỉ số hồng cầu có thể giúp chỉ ra cơ chế thiếu máu và thu hẹp phạm vi các nguyên nhân có thể. Chỉ số hồng cầu nhỏ chỉ ra có sự can thiệp về tổng hợp hem và globin. Nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu sắt, thalassemia và các khiếm khuyết liên quan đến tổng hợp huyết sắc tố. Ở một số bệnh nhân thiếu máu do bệnh mạn tính Thiếu máu do bệnh mạn tính Thiếu máu của bệnh mạn tính là thiếu máu đa yếu tố. Chẩn đoán thường đòi hỏi phải có tình trạng viêm mạn tính, chẳng hạn như nhiễm trùng... đọc thêm , MCV nhỏ hoặc ở giới hạn dưới. Các chỉ số hồng cầu to chỉ ra do sự tổng hợp DNA kém (ví dụ, do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu folate hoặc các chất điều trị hóa chất như hydroxyurea và thuốc kháng folate) và do nghiện rượu gây các bất thường của màng tế bào. Chảy máu cấp có thể làm tăng chỉ số MCV do tăng sản xuất hồng cầu lưới. Chỉ số bình thường chỉ ra trong thiếu máu do thiếu erythropoietin (EPO) hoặc phản ứng không thích hợp (thiếu máu giảm sinh). Xuất huyết, trước khi dẫn đến thiếu sắt, thường là thiếu máu bình sắc kích thước bình thường ngoại trừ trường hợp tăng quá mức hồng cầu lưới.