Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai

Trong bài viết tổng kết Giải bóng đá vô địch nữ châu Á 2022, Liên đoàn Bóng đá châu Á đã nhận định Kim Thanh là "thủ môn bận rộn" nhất ở giải, đồng thời cũng là người có tỷ lệ cứu thua nhiều nhất.

Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Thủ môn Trần Thị Kim Thanh (bên trái) là chốt chặn tin cậy trước khung thành đội tuyển nữ Việt Nam. Ảnh: VFF.

Trang chủ của Liên đoàn Bóng đá châu Á bình luận: "Thủ môn Việt Nam Trần Thị Kim Thanh có tỷ lệ cứu thua rất cao với 27 pha cứu thua trong 6 trận ở Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2022. Cô ấy cũng chỉ để thủng lưới có 1 bàn trong 2 trận đấu gặp Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) ở vòng play-off mang đến thành công cho tuyển nữ Việt Nam. Xếp tiếp theo là thủ môn New May Zin (Myanmar, 21 pha cứu thua), Cheng Ssu-Yu (Đài Loan-Trung Quốc, 19 pha cứu thua)".

Trong 6 trận đấu tại Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2022 vừa qua, đội tuyển nữ Việt Nam đã phải đối diện với 100 cú sút từ các đối thủ, trong đó có 38 cú sút trúng đích. Việc Kim Thanh cản phá được 27/38 lần cho thấy sự xuất sắc của thủ môn đội tuyển nữ Việt Nam.

Thủ môn Kim Thanh sinh ngày 18-9-1993 tại Long An. Cô chơi cho câu lạc bộ nữ TP Hồ Chí Minhtừ năm 2010 và khoác áo đội tuyển Việt Nam từ năm 2014. Kim Thanh trở thành trụ cột của đội tuyển nữ Việt Nam năm 2018, sau khi Đặng Thị Kiều Trinh từ giã đội tuyển. Thủ môn sinh năm 1993 đã có có 27 lần khoác áo đội tuyển nữ Việt Nam, giành chức vô địch Đông Nam Á 2019 và giành huy chương vàng SEA Games 30. Năm 2020, Kim Thanh từng giành Quả bóng đồng nữ Việt Nam.

Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Đội tuyển nữ Việt Nam cũng được Liên đoàn Bóng đá châu Á khen ngợi nhờ chiến tích dự World Cup. Ảnh: AFC.

Ngoài Kim Thanh, đội tuyển nữ Việt Nam cũng được ca ngợi cùng với Philippines, khi cả hai đội tuyển đã tạo nên chiến tích lịch sử khi lần đầu tiên giành vé dự World Cup. Cầu thủ Nhật Bản Yui Hasegawa là tiền vệ kiến thiết hay nhất với 15 pha kiến tạo cơ hội cho đồng đội lập công và cô cũng có 10 pha đi bóng vượt qua đối thủ. Đội tuyển Trung Quốc là đội gây ấn tượng nhất khi lập kỷ lục 9 lần vô địch châu Á.

HOÀI PHƯƠNG

Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai

Đội tuyển nữ Việt Nam đã sẵn sàng cho hành trình bảo vệ ngôi vương bóng đá nữ SEA Games - Ảnh: VFF

Kể từ khi hoàn tất chuyến tập huấn tại Hàn Quốc (ngày 18/4), Đội tuyển nữ Việt Nam về hội quân ở Cẩm Phả, Quảng Ninh, tiếp tục luyện tập chuẩn bị cho SEA Games 31.

Trong đợt tập huấn ở Hàn Quốc, Đội tuyển nữ Việt Nam thi đấu giao hữu 4 trận với kết quả thua 1, hòa 1, thắng 2. Đáng chú ý nhất là các cô gái Việt Nam đã "tái ngộ" Đội tuyển nữ Hàn Quốc (cùng bảng ở Cúp Bóng đá nữ châu Á 2022) bằng 2 trận đấu với 1 trận thắng, 1 trận thua.

Trở về Cẩm Phả, các học trò ông Mai Đức Chung chỉ thi đấu giao hữu 2 trận với đội nữ Than-Khoáng sản Việt Nam.

Trận "lượt đi" (ngày 29/4), Đội tuyển nữ Việt Nam thắng sát nút 1-0. Còn trận "lượt về" (chiều 5/5), họ giành chiến thắng 4-1.

Ở trận đấu chiều 5/5, cữ dượt cuối cùng của đợt tập huấn này, Ban huấn luyện đã xắp sếp đội hình theo hướng đưa các cầu thủ chủ chốt vào sân và đó sẽ là những tuyển thủ chính cho các trận đấu ở SEA Games.

Với những gương mặt vừa giành được vé dự World Cup như: Kim Thanh, Huỳnh Như, Tuyết Dung, Bích Thùy, Hải Yến… các tuyển thủ quốc gia không mấy khó khăn khi ghi được 4 bàn thắng vào lưới đội Than-Khoáng sản và chỉ bị thủng lưới 1 bàn.

Theo VFF, từ hôm nay (6/5), toàn đội chỉ tập luyện duy trì và chờ ngày "xung trận".

Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai

Tại Cúp Bóng đá nữ châu Á 2022, Đội tuyển nữ Philippines (áo trắng) đã vượt qua đội Đài Loan (TRung Quốc), trực tiếp giành vé đến World Cup bóng đá nữ 2023 - Ảnh: AFC

Đối thủ số 1 - Tuyển nữ Philippines

Tại SEA Games 31, Đội tuyển nữ Việt Nam cùng bảng A với các đội: Philippines, Campuchia, Indonesia.

Ở bảng đấu này, có thể thấy ngay đối thủ chính của Huỳnh Như và đồng đội là Đội tuyển nữ Philippines.

Trong các kỳ SEA Games, thành tích cao nhất mà bóng đá nữ Philippines giành được là vị trí thứ 4 (SEA Games 30 năm 2019 trên sân nhà).

Tại SEA Games 30, trong trận bán kết, các cô gái đội chủ nhà đã thua Đội tuyển nữ Việt Nam 0-2. Đội tuyển nữ Việt Nam sau đó giành Huy chương Vàng khi thắng Đội tuyển nữ Thái Lan 1-0 trong trận chung kết. Đội Philippines xếp hạng 4 sau khi thua Myanmar 1-2 trong cuộc đua giành Huy chương Đồng.

Dù vậy, đây được coi là dốc mốc chuyển mình của Đội tuyển nữ Philippines vì chỉ sau SEA Games 2019 hơn 2 năm, họ đã làm được "điều thần kỳ" khi trực tiếp giành vé dự World Cup 2023 trong khuôn khổ Cúp Bóng đá nữ châu Á tháng 1/2022 tại Ấn Độ.

Trong chuyến tập huấn ở Australia trước SEA Games, các cô gái Philippines thi đấu 4 trận (thắng cả 4), ghi được 36 bàn, thủng lưới 2 bàn.

Tham dự SEA Games 31, HLV Đội tuyển nữ Philippine, ông Stajcic (người Australia) đưa vào danh sách sơ bộ 16/26 cầu thủ đang chơi bóng ở Thụy Điển, Hà Lan, Australia, Nhật Bản…

Đánh giá cơ hội của đội nhà, trruyền thông Philippines cho rằng đội bóng của họ cùng bảng với Việt Nam là lợi thế. Do coi Việt Nam là ứng viên số 1 bảng A nên Philippines chỉ phải gặp Thái Lan hoặc Myanmar (cùng bảng B) ở bán kết. Vì thế, Philippines hoàn toàn có thể vào chung kết và đoạt Huy chương Vàng.

Bóng đá nữ SEA Games bắt đầu thi đấu từ ngày 9/5, tức chỉ còn 3 ngày nữa. Tất cả các trận đấu đều diễn ra trên sân Cẩm Phả.

Tại bảng A, do Đội tuyển nữ Indonesia có thể không tham dự, cuộc so tài mở màn (ngày 9/5) là trận đấu giữa Campuchia và Philippines. Sau đó 2 ngày (ngày 11/5), Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ gặp đối thủ Philippines.

Thanh Xuân



Số 19 đội tuyển nữ việt nam là ai
Từ kỳ tích hôm nay phải đặt ra lộ trình phát triển dài hơi cho bóng đá nữ Việt Nam. Ảnh: VFF

"Cường quốc" bóng đá nữ Đông Nam Á

Lịch sửbóng đá nữ Việt Namghi nhận đội tuyển được thành lập từ năm 1990 nhưng phải đến năm 1997, các cô gái đá bóng mới được thi đấu chính thức trận đầu tiên ở Jakarta, Indonesia. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của người làm thể thao Việt Nam trong quá trình hội nhập với quốc tế. Trước đó, bóng đá nữ gặp không ít rào cản khi người đứng đầu ngành thể thao nhiều địa phương không hào hứng lắm với một đội tuyển nữ. Điển hình là tại TP.HCM, cái nôi bóng đá nữ số 1 Việt Nam hiện tại cũng khốn đốn tìm cách hoạt động trong những ngày đầu và chỉ thực sự tạm đi vào nề nếp vài năm qua.

Ở một quốc gia đông dân thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines), lại có tình yêu bóng đá mãnh liệt, những con cháu Bà Trưng, Bà Triệu mau chóng chứng tỏ tài năng của mình đối với môn thể thao vua. Bắt nguồn từ thất bại 2-3 trước Thái Lan ở Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 1997, các cô gái đá bóng chỉ mất 4 năm khởi động trước khi trở thành thế lực lớn bậc nhất ASEAN.

Đội tuyển nữ Việt Nam đi vào lịch sử SEA Games với tư cách vô địch nhiều lần nhất khi lên đỉnh các năm 2001, 2003, 2005, 2009, 2017 và 2019. 6 HCV SEA Games của họ nhiều hơn Thái Lan 1 lần và ở giải vô địch Đông Nam Á, đội tuyển nữ Việt Nam đã lên ngôi 3 lần vào các năm 2006, 2012 và 2019, chỉ kém 1 lần so với Thái Lan. Việc quật ngã cả Myanmar và Thái Lan ở vòng chung kết Asian Cup 2022 trên đất Ấn Độ vừa qua cũng là điều rất bình thường đối với đội tuyển nữ Việt Nam. Bởi lẽ khi chạm trán “Những chiến binh sao Vàng”, những đối thủ lớn nhất Đông Nam Á của Việt Nam như Myanmar lẫn Thái Lan đều xem họ là "khắc tinh".

Mốc son chói lọi củađội tuyển nữ Việt Namở đấu trường châu lục là vị trí thứ 4 tại Đại hội thể thao châu Á (Asiad) 2014. Đội tuyển nữ Việt Nam cũng là khách quen của giải bóng đá nữ châu Á (Asian Cup) các năm 1999, 2001, 2003, 2006, 2008, 2010, 2014, 2018, 2022. Ở giải đấu năm 2014, thầy trò HLV Trần Vân Phát đã chạm sát cột mốc lịch sử bằng trận play-off trước Thái Lan trên sân nhà Thống Nhất. Tuy nhiên, áp lực nặng nề đã khiến đội chủ nhà thất bại bất ngờ 1-2 và lỗi hẹn với kỳ tích dự World Cup.

Những con số thống kê đó cho thấy bước tiến bền vững của nền bóng đá và việc thầy trò HLV Mai Đức Chung hoàn thành giấc mơ lịch sử World Cup 2023 cho bóng đá Việt Nam hôm 6/2/2022 là điều phải đến đã đến. Tuy nhiên, cột mốc vừa đạt được đáng ngợi khen hơn vì nó chứa đựng quá nhiều gian nan và không ngoa khi cho rằng, thầy trò HLV Mai Đức Chung đã có hành trình vô cùng kỳ diệu.

Vươn ra biển lớn

Bắt đầu từ kết quả bốc thăm Asian Cup 2022, ngay cả đội trưởng Huỳnh Như cũng ngán ngẩm khi đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng C cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar. Mường tượng về kỳ Asian Cup 2018 não nề lại đến với các cô gái khi có vẻ đấu trường châu Á không mấy có duyên với bóng đá Việt Nam.

Chuyến tập huấn tại Tây Ban Nha của đội tuyển trước khi đến Ấn Độ dự giải cũng là ác mộng cho thầy trò HLV Mai Đức Chung khi Covid-19 càn quét tập thể này. 4 ngày trước giải chính thức, đội tuyển Việt Nam chỉ có 6 thành viên đến Ấn Độ và rất may, họ đã có đủ quân số ở trận ra quân gặp Hàn Quốc. Đội chủ nhà đã không may mắn như Việt Nam khi họ bị Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) loại thẳng tay vì nhiều cầu thủ mắc Covid-19 và không đủ người đá trận ra quân.

Dù vẫn chịu di chứng Covid-19, nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn nỗ lực tột cùng để thi đấu, thành công trong việc hạn chế bàn thua trước cả Hàn Quốc và Nhật Bản, để rồi sau đó thầy trò HLV Mai Đức Chung đã trải qua 90 phút nhọc nhằn trước Myanmar, đủ điều kiện lách qua khe cửa hẹp có mặt trong 2 đội hạng 3 có thành tích tốt nhất vào tứ kết của giải. Đặt giả thiết nếu các học trò ông Chung “xe ca” không may gặp vấn đề Covid-19 ngay trong giải đấu như Thái Lan hay Đài Bắc Trung Hoa, nguy cơ đội tuyển Việt Nam bị AFC loại khỏi giải như chủ nhà Ấn Độ là rất lớn.

Trong cái rủi có cái may, đội tuyển Việt Nam đã chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất và mỗi thành viên có lẽ phải tự dặn mình ý thức được bài học lịch sử đã bỏ lỡ năm 2014. Sự nghiệp đỉnh cao của Huỳnh Như, Chương Thị Kiều, Tuyết Dung không còn nhiều thời gian và bản thân họ cũng như hàng triệu CĐV nhà không thể thêm một lần lỗi hẹn với giấc mơ lịch sử của nền bóng đá.

Đội tuyển nữ Việt Nam: Tự tin trước trận giành vé đến World Cup