S/co là gì

S/co là gì

Xét nghiệm viêm gan B. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

HBsAg là xét nghiệm cho biết em đang có nhiễm virus gây viêm gan B (HBV) hay không, kết quả dương tính (reactive) tức là hiện em đang nhiễm HBV. Trong trường hợp em đã tiêm phòng 3 mũi ngừa viêm gan B lúc nhỏ mà nay phát hiện mình bị nhiễm HBV thì trước tiên, em nên đến 1 cơ sở y tế khác làm lại xét nghiệm HBsAg và Anti HBs xem có đúng thật mình bị nhiễm HBV hay không, vì vẫn có 1 khả năng hi hữu là xét nghiệm nhầm mẫu máu, trả nhầm kết quả xét nghiệm.

Trong trường hợp đúng thật là em có nhiễm HBV thì vẫn có thể giải thích được là tại sao lúc nhỏ đã chích ngừa 3 mũi rồi mà vẫn bị nhiễm bệnh, đó là vì lượng kháng thể bảo vệ có thể giảm dần theo thời gian, giảm đến dưới ngưỡng an toàn thì em có thể bị nhiễm trở lại, và cũng có trường hợp khá hiếm là sau chích ngừa cơ thể không tạo được kháng thể, nhưng vì sau chích ngừa không xét nghiệm kiểm tra lại lượng kháng thể tạo được, cũng như khám tổng quát hàng năm không kiểm tra về lượng kháng thể Anti HBs thì làm sao biết được?

Cách đây hơn 6 tháng em có đi hiến tiểu cầu, chắc chắn bịch máu đó sẽ được tầm soát viêm gan B, C và HIV, nếu máu của em có nhiễm HBV thì sẽ không được hiến cho người bệnh.

Trường hợp em khám tổng quát hàng năm có làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B, bịch máu hiến tặng cách đây 6 tháng cũng không có nhiễm HBV, mà bây giờ em lại bị nhiễm HBV (sau khi đã kiểm tra lại) thì có khả năng là em mới bị nhiễm HBV gần đây.

Nhìn chung, em nên đến kiểm tra lại vấn đề này tại chuyên khoa Gan mật hay chuyên khoa Nhiễm đều được, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 1 đến 8 tuần thì kháng nguyên HBsAg bắt đầu có mặt trong máu của người bị nhiễm. Sau khi trải qua thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng, virus HBV sẽ bắt đầu hoạt động và gây Viêm gan B cấp tính. Đặc biệt, HBsAg sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian viêm gan B cấp tính. Nếu sau 6 tháng kể từ khi bị viêm gan B cấp tính mà HBsAg vẫn xuất hiện trong máu của người bệnh (tức là cơ thể không thể tự tiêu diệt được virus trong giai đoạn viêm gan B cấp tính) thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với tình trạng nhiễm virus viêm gan B suốt đời.

Việc xuất hiện kháng nguyên bề mặt của virus HBV trong máu khi xét nghiệm sẽ cho ra kết quả HbsAg dương tính. Xét nghiệm kháng nguyên này là hạng mục xét nghiệm định tính HBsAg trong máu với các mục đích:

- Xác định tình trạng nhiễm bệnh của người được xét nghiệm: nếu lần đầu xét nghiệm cho kết quả HBsAg dương tính tức là HBsAg (+) thì người đó đã bị nhiễm viêm gan B.

- Đánh giá hiệu quả điều trị viêm gan B: nếu HBsAg (+) chuyển sang âm tính thì hiệu quả điều trị đạt được 1 phần.

HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Một người thử máu thấy HBsAg dương tính tức là người đó đang bị nhiễm virus viêm gan B.

Về vấn đề HBsAg dương tính có cần điều trị hay không thì không phải ai thử máu có kết quả HBsAg dương tính đều cần điều trị. Trong trường hợp này cần phải xác định gan người bệnh có bị tổn hại không, tức là người đó có bị viêm gan mạn tính không? Nếu xác định là bị viêm gan mạn tính thì phải được điều trị đặc hiệu.

Do vậy, nếu một người bị HBsAg dương tính, chúng ta cần phải cần phải làm xét nghiệm HBV-DNA có bị dương tính không và số lượng bao nhiêu?


Sau đó tôi bắt đầu điều trị bằng các lọai thuốc: Victron 100mg, Ozinaolin 80mg, philoRPA-S, Silitrol 100, Thymolan, Lavimodine. Hiện tôi đang điều trị thuốc Baraclude ngày 2 viên. Khi xét nghiệm định lượng HBV-DNA có kết quả như sau 521x10^0 copies/mL huyết tương; HBeAg: Pos S/co: 15.315; SGOT (AST): 19.5;SGPT (ALT): 26.4; A.F.P: 3.04; fibroscan: 7.2 KPa.

Xin hỏi như vậy tình hình của tôi nặng hay nhẹ? Có thể chữa cách khác không?

(Ngô Văn Sinh)

- Trả lời của phòng mạch online:

Ở các năm 2006 và 2007 xét nghiệm máu của bạn cho kết quả HBsAg (chứ không phải HBsAB như bạn ghi ở kết quả năm 2006) dương tính, cho thấy bạn đã nhiễm virus viêm gan B (HBV) mãn tính. Bạn còn có HBeAg dương tính chứng tỏ virus này trong cơ thể bạn có mức độ sinh sản cao cả vào năm 2007 cho đến kết quả gần đây, mặc dù xét nghiệm định lượng DNA của HBV cho thấy kết quả không cao.

Các men gan (ALT, AST) là chỉ số đánh giá tình trạng viêm xảy ra tại gan; trong trường hợp của bạn các lần đo men gan đều ra kết quả trong giới hạn bình thường cho thấy hiện tại các tế bào gan không bị hủy hoại. Tuy nhiên, có lẽ vì bạn có HBeAg dương tính nên bạn được chỉ định các thuốc bên trên, trong đó có một số thuốc diệt virus (Victron, Lamivudine, Baraclude).

Kết quả đo độ đàn hồi của gan Fibroscan nhằm đánh giá tình trạng xơ hóa gan cho thấy gan bạn bị xơ hóa mức độ trung bình. Đó có thể là hậu quả của viêm gạn mãn diễn ra trong hơn 10 năm nay. Kết quả của men gan và Fibroscan cho thấy gan bạn có lẽ vẫn còn khả năng làm việc bù trừ tốt.

Tóm lại, tình trạng của bạn hiện nay là HBeAg dương tính, lượng DNA của HBV ở mức thấp, men gan nằm trong giới hạn bình thường, gan còn khả năng bù trừ nên chỉ cần theo dõi tái khám mỗi 3 - 6 tháng, làm các xét nghiệm lại để đánh giá diễn tiến bệnh. Thuốc chống virus thường được chỉ định khi lượng DNA của virus trên 105 copies/mL, men gan tăng, gan mất khả năng bù trừ.

Nhiều thuốc chữa các bệnh khác có tác dụng trên gan nên khi sử dụng bạn nên lưu ý đến các tác dụng này. Ngưng bia rượu cũng làm chậm diễn tiến xơ gan. Giữ vệ sinh ăn uống để phòng tránh nhiễm virus viêm gan A vì nếu bị viêm gan A kèm sẽ làm tăng áp lực lên gan đã bị tổn thương sẵn.

Vì bạn có HBeAg dương tính nên chú ý phòng tránh lây bệnh cho người khác: đi khám bệnh và chích ngừa viêm gan B cho những thành viên chưa mắc trong gia đình, dùng riêng đồ cá nhân như bàn chải răng, dao cạo râu, đồ cắt móng tay... áp dụng biện pháp an toàn tình dục. Bạn cũng nên xét nghiệm kiểm tra tình trạng nhiễm virus viêm gan C của mình.

* Tôi đã xét nghiệm viêm gan siêu vi B: PCR định lượng Hepetitis B virus DNA, có kết luận: 512 x 100 copies/mL huyết tương (ngưỡng phát hiện = 250 copies/ mL huyết tương). Tôi muốn hỏi kết quả như vậy là cao hay thấp

(Mercury Stellar)

Lượng DNA của virus viêm gan B (HBV) trong máu của bạn như vậy là thấp. Tuy nhiên bạn vẫn nên thực hiện các xét nghiệm theo dõi tình trạng nhiễm virus viêm gan B mỗi 6 - 12 tháng.

Riêng về theo dõi DNA của virus viêm gan B trong huyết thanh, đây là công cụ quan trọng xác định tình trạng sao chép (sinh sản) của virus, theo dõi đáp ứng với điều trị và tiên lượng bệnh có khả năng điều trị thành công hay không. So với HBsAg, định lượng DNA của virus viêm gan B có độ nhạy cao hơn trong việc phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B. Người ta có thể vẫn tìm ra DNA của virus trong máu ở những trường hợp HBsAg chuyển từ dương tính sang âm tính như sau điều trị với thuốc kháng virus, virus ẩn trong mô gan và không tiết ra HBsAg, đột biến làm virus giảm hoặc ngưng sản xuất HBsAg.

Thông thường nồng độ DNA virus để có chỉ định dùng thuốc kháng virus là ≥105 copies/mL, tuy nhiên còn phụ thuộc tình trạng men gan (cho biết mức độ viêm xảy ra tại gan), các xét nghiệm khác về nhiễm HBV (cho biết giai đoạn bệnh, độ hoạt động, lây truyền của virus), tình trạng chức năng gan (cho biết mức độ ảnh hưởng của bệnh lên hoạt động của gan), bệnh gan đi kèm (những tổn thương khác của gan có thể làm nặng thêm diễn tiến bệnh)...

Gan là bộ phận có nhiều chức năng rất quan trọng cho cơ thể như chuyển chất có hại thành chất không còn tác hại và thải ra ngoài, tổng hợp các nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sống còn của cơ thể, chuyển hóa chất béo… Bạn đã nhiễm virus viêm gan B nên càng cần quan tâm bảo vệ lá gan thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống… Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, ngưng bia rượu, cẩn thận khi dùng bất cứ thuốc nào trong điều trị các bệnh, nên làm cuộc sống tinh thần vui vẻ… là những biện pháp mang lại lợi ích thiết thực cho lá gan của bạn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email:

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện