Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Theo quan niệm xưa, mẹ sau sinh phải kiêng đủ các thứ trong đó có thịt gà. Vậy các chuyên gia dinh dưỡng nói sao về việc ăn thịt gà sau sinh? Sau sinh ăn thịt gà được không? Đối với sinh thường và sinh mổ thì ăn thịt gà được không và ăn như thế nào là tốt nhất? Cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mẹ sau sinh ăn gà được không?

Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng, sau sinh phải kiêng nhiều thứ như ông bà ta trước giờ vẫn nói. Mẹ sau sinh thể lực rất yếu, mất nhiều năng lượng nên cần bổ sung nhiều dưỡng chất có trong thực đơn hàng ngày như: protein, vitamin, chất khoáng, sắt, nước,… một cách toàn diện.

Thịt gà là thực phẩm giàu protein, trong khi đó, mẹ sau sinh cần một lượng protein lớn cho cơ thể để nhanh hồi phục và cho con nguồn sữa tốt. Protein trong thịt gà giúp việc trao đổi chất trở nên dễ dàng hơn. Vì thế, sau sinh ăn thịt gà rất tốt cho sức khỏe của mẹ.  

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà cho mẹ sau sinh

Ngoài protein ra, thịt gà còn cung cấp vitamin A, C, B1, B2, E,… giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ruột, tốt cho tim, chống trầm cảm, hỗ trợ răng và xương rất tốt cho mẹ sau sinh. Hơn nữa, phụ nữ sau sinh ăn thịt gà còn giảm nguy cơ băng huyết.

Sau sinh ăn gà như thế nào là tốt cho sinh thường và sinh mổ?

Đối với sinh thường và sinh mổ lại khác nhau, mẹ sau sinh cần phải chú ý một số lưu ý sau để ăn gà như thế nào cho tốt nhất!

Sinh thường có thể ăn thịt gà sau vài ngày ra viện bằng những món ăn từ thịt gà bổ dưỡng. Mẹ sinh thường nên bổ sung 100g thịt gà vào bữa ăn của mình hàng tuần, không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đối với sinh mổ thì các mẹ sẽ phải kiêng lâu hơn sinh thường, bởi trong thành phần của thịt gà có chất gây ngứa và để lại sẹo từ vết mổ. Vì thế, mẹ nên kiêng ăn thịt gà trong 2 tháng đầu sau sinh mổ. Sau thời gian này, mẹ có thể ăn thoải mái thịt gà vì nó sẽ là nguồn cấp dinh dưỡng tốt cho mẹ mà lợi sữa cho con.

  • Mẹ cũng quan tâm: Sau sinh ăn gà rán được không?

Những món ăn ngon bổ chế biến từ gà cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh ăn thịt gà tần tam thất giúp lưu thông tuần hoàn máu, giúp cầm máu, nâng cao sức khỏe, nhanh chóng hồi phục. Thành phần trong củ tam thất rất phù hợp với phụ nữ sau sinh bởi trị được chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Gà hầm tam thất là món ăn bổ dưỡng nhất được các chuyên gia khuyên dùng.

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà
(Sau sinh ăn gà tần tam thất giúp cầm máu, lưu thông tuần hoàn máu)

Ăn thịt gà luộc tránh dầu mỡ, gia vị kích thích như hạt tiêu, ớt, dấm,…

Sau sinh ăn gà hầm hạt sen: Trong hạt sen có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như photpho, sắt, lipid,… giúp sản phụ nhanh chóng khỏe mạnh. Gà hầm hạt sen giúp bổ máu, giàu dinh dưỡng.

Gà hầm ngải cứu, thuốc bắc cũng là một món ăn ngon, bổ dưỡng giúp mẹ sau sinh lưu thông khí huyết tốt hơn.

Ngoài ra, việc bổ sung rau, củ, quả là rất cần thiết để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh cho mẹ sau sinh nên các mẹ lưu ý nhé!

Thịt gà là một thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng, có lợi cho mẹ sau sinh nên mẹ có thể lên ngay món này vào thực đơn hàng ngày của mình rồi đó! Sau sinh ăn gà tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe cả hai. Chúc các mẹ có những bữa cơm ngon với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và bé nhé!

Thịt gà được xem là loại thịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong thịt gà có nhiều chất albumin, chất béo, các loại Vitamin A, B1, B2, C, E và các axit canxi, phốt pho, sắt.

Hàm lượng protein và phức hợp của amino axit có trong thịt gà có tác dụng ảnh hưởng tích cực tới não bộ, làm phấn chấn tin thần, giảm sự lo lắng, stress đồng thời có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Thịt gà còn có tác dụng bồi bổ cao cho người bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu, cơ thể khó hấp thu được thức ăn. 

Sau sinh bà đẻ ăn thịt gà được không? Theo dân gian, có nhiều món ăn cần phải kiêng sau khi sinh như như thịt gà, thịt bò, rau cải, rau muống… để không ảnh hưởng tới sức khỏe bà đẻ. Tuy nhiên, trong thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bà đẻ ăn thịt gà được không và ăn như thế nào để sữa mẹ tràn trề, con phát triển tốt?

Bà đẻ ăn thịt gà được không và ăn như thế nào để sữa mẹ tràn trề, con phát triển tốt?

Cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng bà đẻ cần phải kiêng nhiều thứ như vậy.

Sau sinh, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của bà đẻ rất lớn. Do đó, vừa để bổ sung sự tiêu hao năng lượng, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con, bà đẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và toàn diện.

Phụ nữ sau sinh cần ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt, tinh bột, chất xơ... Ngoài ra, trái cây, rau củ quả cũng cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. 

Đặc biệt, trong thịt gà chứa khá nhiều protein, thành phần protein ưu chất này giúp trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, bà đẻ hoàn toàn có thể ăn thịt gà.

Bà đẻ sau sinh cần lưu ý

Sau khi sinh, dạ dày đường ruột của bà đẻ vẫn chưa được phục hồi mà hàm lượng chất béo ở thịt gà tương đối cao, nên nếu bà đẻ ăn nhiều thịt gà sẽ khiến khó tiêu hóa và gây táo bón. Và bà đẻ ăn thịt gà thì không nên ăn cả da.

Nhiều bà đẻ lo lắng ăn thịt gà sẽ gây ngứa vết mổ. Tuy nhiên thông thường do cơ địa của từng người chứ không phải do ăn thịt gà mà bị ảnh hưởng.

Bà đẻ nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, tăng tiết sữa...

 Trong sinh hoạt hàng ngày, bà đẻ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, vận động và xoa bóp tay, chân, với liều lượng thích hợp, vừa phải để giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn.

Những thực phẩm lợi sữa sau sinh

- Móng giò heo: Gọi là trư đề, có vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết thông sữa. Rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.

- Gạo nếp: Gọi là nhu mễ, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng làm mạnh tỳ vị, làm mạnh phổi, dễ tiêu hoá, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.

Xem thêm:

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Có rất nhiều chị em sau khi sinh con thắc mắc rằng “Sau sinh thường ăn thịt gà được không?” Ngày xưa, các cụ quan niệm phụ nữ sau khi sinh con cần phải ăn uống kiêng khem để đảm bảo sức khỏe, trong đó thịt gà cũng được liệt kê vào danh sách. Vì thế nhiều bà mẹ sau sinh lo rằng, việc ăn thịt gà quá sớm sẽ không tốt cho nguồn sữa và sức khỏe của người mẹ. Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Phụ nữ sau sinh thường ăn thịt gà được không?

Như đã biết, phụ nữ sau sinh rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Một mặt, giúp cơ thể người mẹ hồi phục sau khi sinh bị mất nhiều sức lực, và cũng giúp duy trì nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ, đó là sữa mẹ. Mặc dù, một số kinh nghiệm truyền miệng từ dân gian về việc kiêng khem những loại thực phẩm khi mang thai và sau sinh như: Thịt gà, xôi, rau cải, rau muống,… Nhưng cho tới nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh phải kiêng khem nhiều thứ như vậy. Trong đó kiêng cả ăn thịt gà trong khi mang thai và sau sinh thường hoặc mổ cũng không cần phải quá khắc khe các mẹ nhé. Tuy nhiên, cũng nên kiêng một số các loại gia vị kích thích mạnh như ớt, hạt tiêu, dấm, các đồ uống có ga, đồ uống có cồn. Nên ăn uống điều độ, tăng cường số bữa ăn và nghỉ ngơi nhiều hơn khi mang thai, đặc biệt lưu ý tới việc uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1 – 1,5 lít nước). Theo khoa học phân tích, thì trong 100 gram thịt gà lại có đến có 23,3 gram protein, lipit và các khoáng chất khác như canxi, phốt pho, sắt.

Ngoài ra, thịt gà còn có rất nhiều vitamin A, C, E, có tác dụng ôn trung ích khí, ích tinh, dùng trị gầy mòn, tiểu nhiều lần, sinh đẻ ít sữa, hư nhiệt sau sinh. Ví dụ phụ nữ khi sinh, tần thịt gà với tam thất sẽ giúp cầm máu, nâng cao sức khỏe. Còn nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt dùng thịt gà hầm với ngải cứu.

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Các mẹ nên bổ sung một ít thịt gà vào các bữa ăn của mình. Ảnh: Internet

Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn cũng không nên kiêng khem quá, kể cả thịt gà, để giúp cho mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng mà nuôi con được khỏe mạnh.

Tốt nhất các mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình khoảng 100g thịt gà ta thôi nhé. Và đừng ăn liên tục hoặc quá nhiều, để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.

2. Thực phẩm giúp mẹ sau sinh thường phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Sau sinh, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy việc ăn uống cho bà mẹ là không thể xem thường. Vừa bổ sung sự tiêu hao năng lượng, và cũng vừa là bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra nguồn sữa nuôi con bú.

Để giúp các mẹ biết được những thực phẩm cần nên ăn sau sinh thường, Mom.vn xin liệt kê 4 loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng.

Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người mẹ sau sinh cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng.

Đường đỏ có tính ôn, ích khí, kiện tì ôn vị, tản hàn, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, sinh sữa. Dân gian thường dùng đường đỏ để điều trị các chứng đa, băng huyết, huyết áp cao sau đẻ và bị lạnh. Do có nhiều tác dụng dinh dưỡng như vậy nên các sản phụ ăn nhiều đường đỏ là rất có ích.

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Các chuyên gia khuyên các mẹ sau sinh nên bổ sung đường đỏ. Ảnh: Internet

Các cụ thường hay khuyên sản phụ nên ăn nhiều cá chép trong thời gian “nằm chỗ”. Vậy ăn các chép có lợi gì? Thịt cá chép có thể trục máu dư, máu dư ở đây chủ yếu là máu đẻ. Do thịt cá chứa nhiều protid, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, nâng cao sức co bóp của cơ tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể. Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết, sau khi sinh không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và ngiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung.

Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Các món ăn làm từ cá chép rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Ảnh: Internet

Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà rất phong phú, cách nấu đơn giản, vừa kinh tế lại vừa thực tế. Đồng thời, trứng gà chứa nhiều protein được cơ thể người hấp thu, là loại thực phẩm tốt cho người mẹ sau sinh con cần bồi dưỡng. Trong trứng gà chứa chất thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức não, có thể nhanh làm lành vết thương ở các cơ quan. Người mẹ ăn nhiều trứng gà sẽ có lợi cho việc nuôi con bằng sữa và sự phục hồi công năng của các tổ chức, bé bú sữa mẹ giúp các tế bào não của bé tăng trưởng, giúp bé càng thông minh, khoẻ mạnh.

Sau khi ăn trứng gà có thể thúc đẩy lượng sữa tiết ra. Người mẹ mỗi ngày ăn 4 quả trứng là thích hợp, không nên ăn nhiều quá ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Người mẹ sau sinh nên ăn mỗi ngày 4 quả trứng là thích hợp. Ảnh: Internet

Sau khi sinh con, hàng ngày người mẹ đều có thể ăn hoa quả. Nếu người mẹ bị táo bón, thì mỗi ngày ăn một quả chuối tiêu cũng có tác dụng tốt. Theo một số tài liệu, ăn chuối tiêu còn có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh. Có những sản phụ sau sinh không muốn ăn, thì việc ăn hoa quả cũng giúp ích cho tiêu hoá. Quả sơn trà vừa chua vừa ngọt sau khi ăn sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, thúc đẩy tử cung co bóp tống máu đẻ ra ngoài. Đồng thời hoa quả bổ sung sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể mẹ.

Nhưng người mẹ không nên ăn quá nhiều loại hoa quả chua, lạnh, đề phòng chất toan làm hại răng và dạ dày bị kích thích bởi thức ăn lạnh.

Sau sinh 1 tháng có được ăn thịt gà

Mẹ sau sinh nên ăn nhiều hoa quả để tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Ảnh: Internet

Như vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, các bà mẹ sau sinh thường ăn thịt gà được, nhưng phải ăn có chừng mực, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Thịt gà cũng giúp bà mẹ sau sinh thường phục hồi được thể lực rất nhanh, nhằm cung cấp nguồn sữa tinh khiết cho bé bú. Ở nhiều nơi, nhất là ở những vùng quê nghèo, do thực phẩm sẵn có ở địa phương thường ít đa dạng, nếu người mẹ lại ăn kiêng thì rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian cho con bú, khi ăn những thức ăn mới, lạ, cần ăn từ từ từng ít một. Nếu thấy trẻ có những phản ứng khác lạ như tiêu chảy, dị ứng, thì người mẹ nên ngừng ăn những thức ăn này để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.