Sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn viết chữ cho học sinh lớp 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay. Vì vậy cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về chữ viết đã có một câu rất ngắn gọn thể hiện quan điểm của ông: “Nết người, nét chữ” hàm hai ý vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính cách con người. Chất lượng chữ viết của học sinh hiện nay là một vấn đề đang được mọi người quan tâm.

- Tập viết là trong những môn học quan trọng ở bậc tiểu học. Tập viết có liên quan mật thiết đến chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu chữ viết rõ ràng thì học sinh có điều kiện ghi bài nhanh hơn nhờ vậy học tập sẽ tốt hơn.

- Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn chữ viết cho các em “Viết chữ đẹp, chuẩn” là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở bậc tiểu học. Ngòai ra còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật và thẩm mĩ.

- Hiện nay, qua theo dõi, tình trạng học sinh viết chữ xấu, viết ẩu rất nhiều. Từ đó, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở tiểu học nói chung cũng như ảnh hưởng đến kết quả các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” của nhà trường nói riêng.

- Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở muốn tìm ra một giải pháp tốt nhằm khắc phục tình trạng trên của học sinh, hình thành cho các em có ý thức về chữ viết của mình. Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ và được sự đồng tình của các lãnh đạo, Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Trưng Vương, tôi đã xây dựng và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết chữ đẹp” ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm và rất mong được sự đóng góp của Hội đồng sư phạm nhà trường, quý thầy cô, với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hòan thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn.

II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:

Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của lớp do tôi chủ nhiệm, cho thấy tình hình chung như sau:

1. Thuận lợi:

- Nhìn chung các học sinh đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm tiếng việt, viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ quy định.

- Đa phần phụ huynh luôn quan tâm đến con em của mình.

2. Khó khăn:

- Bên cạnh mặt thuận lợi còn một số khó khăn khi thực hiện: Đó là, có một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ chữ (độ cao, rộng, khỏang cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng); ghi dấu thanh không đúng vị trí,… và còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình. Ngoài ra bàn ghế cũng chưa phù hợp với lứa tuổi từng học sinh làm ảnh hưởng đến tư thế ngồi của các em.

3. Số liệu thống kê:

- Thực trạng cho thấy, đầu năm học khi tôi nhận lớp, chỉ được một nửa học sinh là viết đúng chuẩn và đều đẹp, còn lại một nửa là các em viết chưa đúng mẫu và trình bày bài chưa đúng. Trong khi đó lên lớp 2 các em phải ghi bài nhiều nên phải viết nhanh cũng làm cho các em dễ có thói quen viết ẩu, xấu. Đó cũng là khó khăn giáo viên gặp phải, làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, biện pháp nào có thể rèn chữ viết cho học sinh đúng và đẹp hơn?

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

1. Cơ sở lí luận:

- Từ ngàn xưa, con người chỉ biết sống bầy đàn và săn bắn để kiếm sống, dần dần xã hội phát triển con người đã biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhưng bằng vỏ âm thanh, ngôn ngữ không truyền đi xa được và khó truyền từ đời này sang đời khác. Bổ khuyết cho nhược điểm ấy mà ngôn ngữ chữ viết ra đời. Nhờ chữ viết mà những kinh nghiệm quý báu, những phát minh quan trọng của loài người ngày càng được tích lũy phong phú.

- Truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam là đào tạo nên những con người có trí tuệ và nhân cách. Văn hóa ấy để lại bằng chữ viết (bút tích). Ở Việt Nam có hai loại chữ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt của dân tộc là chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Sự đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc đã để lại cho dân tộc ta một thứ văn tự mà nhiều thế hệ sau vẫn còn sử dụng. Đó là chữ Hán. Để phản bác lại sự đồng hóa của ngoại bang, chữ Nôm đã ra đời. Nhờ có chữ Nôm mà nhiều tác phẩm sáng tác bằng Tiếng Việt có giá trị lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên do khó đọc, khó viết, không thống nhất cao,….nên khi chữ Quốc ngữ ra đời và thịnh hành thì chữ Nôm đã dần dần không được sử dụng.

- Những cụ đồ, nhà nho, nhà giáo ngày xưa đã để lại những nét chữ chân phương trong kho tàng thư tịch và những nét chữ rồng bay phượng múa trong nghệ thuật thư pháp độc đáo. Tuy nhiên, những năm gần đây trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, của công nghệ thông tin, chữ viết tuy ít được sử dụng trong các văn bản, đơn từ. Vì vậy dần dần chữ viết ít được gia đình và nhà trường quan tâm, mặc dù cũng có phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn những em nổi trội trong lớp chứ chưa quan tâm rèn chữ cho học sinh trong cả lớp. Chính vì thế câu nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình và bạn đọc bài của mình”của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu cũng rất chính xác và là nền tảng trong công tác rèn chữ viết cho học sinh.

- Là một giáo viên giảng dạy ở khối lớp 2, trong điều kiện công tác, tôi luôn tập trung nghiêm cứu nhằm rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp mình ngày càng phát triển tốt về “Chữ viết đẹp” để góp phần vào việc nâng cao kết quả học tập của các em ngày càng tốt hơn.

- Muốn học sinh viết đúng đẹp, giữ gìn sách vở cẩn thận, trước hết và chủ yếu có sự dạy dỗ công phu của các thầy cô theo phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nổ lực kiên trì của mỗi học sinh.

a) Vị trí của môn Tập viết:

- Phân môn Tập viết trang bị chữ cái La tinh và những yêu cầu kĩ thuật cho học sinh sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp.

- Tập viết là môn học có tính chất thực hành, không có tiết học lí thuyết chỉ có các tiết rèn kĩ năng viết. Tính thực hành là mục đích của việc học tập viết cũng là điều khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở học sinh tiểu học.

b) Các nhiệm vụ cụ thể:

- Viết chữ trong phân môn tập viết thuộc giai đọan đầu của kĩ năng viết, hiểu theo nghĩa rộng. Các giai đọan của quá trình viết chữ trong phân môn này phần trọng tâm là dạy chữ viết, liên kết chữ cái để ghi tiếng. Song song đó là việc rèn chữ viết hoa và rèn viết văn bản. Viết văn bản ở đây ngòai một số bài viết tập viết một số đọan văn ngắn, đọan thơ, học sinh còn được viết chính tả nghe đọc, tập chép,..

- Chương trình tập viết ở tiểu học quy định phân môn này:

+ Về tri thức:

Dạy cho học sinh những khái niệm cơ bản về dòng kẻ, đường kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết chữ cái. . . . Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.

+ Về kĩ năng:

Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết chữ liên kết, tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khỏang cách, vị trí cỡ chữ trên vở, kẻ ô lề để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Ngoài ra tư thế ngồi viết, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài viết cũng là kĩ năng đặc thù của việc dạy mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.

2. Cơ sở thực tiễn:

- Bàn ghế chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Giáo viên chưa chú trọng đến chữ viết của mình, xem nhẹ môn tập viết, lên lớp còn qua loa, thiếu sự nhiết tình, ít quan tâm đến chữ viết của học sinh dẫn đến học sinh thường viết và trình bày bài vở một cách tùy tiện, cẩu thả. Một số giáo viên thường máy móc phân tích, hướng dẫn không đúng trọng tâm làm mất nhiều thời gian, học sinh thực hành được rất ít.

- Trong việc rèn luyện kĩ năng chữ viết, do khi ở lớp một các em không được hướng dẫn tỉ mỉ về chữ viết, tính hiếu động chỉ lo viết nhanh cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viết chuẩn, thiếu kiên trì, khó thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Do vậy các em thường viết sai các nét “ nối” từ con chữ này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không tự ước lượng khỏang cách giữa chữ này với chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí, chưa nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai khi tập viết… Những chữ sai sót ấy lại chưa được giáo viên chú ý sửa chữa do vậy khi lên lớp 2 bài vở nhiều, dẫn đến tình trạng chữ viết của các em mỗi ngày một tệ hơn.

3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

a. Nguyên nhân:

- Do nhận thức của cả người dạy và người học, nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học, thường xem nhẹ việc dạy và học môn Tập Viết; vì vậy, chưa tạo hứng thú khi dạy môn học này, điều đó dẫn đến học sinh cũng cẩu thả, tùy tiện và chưa coi tập viết là để rèn chữ, rèn nết, rèn những đức tính cần thiết trong việc hình thành nhân cách con người.

- Trong giờ Tập viết, giáo viên thường dạy qua loa, chỉ yêu cầu học sinh giở vở Tập Viết ra tự viết, không hướng dẫn cho học sinh về cách trình bày, cách viết đúng, chuẩn nét, không nhắc nhở cách cầm bút, đặt vở…học sinh thường viết cho thật lẹ dể làm việc khác hoặc chơi. Do vậy giờ Tập viết học sinh thường quan niệm là giờ tập chép, hiệu quả của bài viết thường là rất xấu. Trong giờ chính tả, giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu.

- Một nguyên nhân nữa là do khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp 1 nhiều hơn nên học sinh phải tăng tốc đọ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khỏang cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thường xuyên.

- Bản thân giáo viên là tấm gương cho học sinh soi rọi nhưng nhiều giáo viên viết chữ vẫn còn xấu, chưa chuẩn, đánh giá nhận xét cho học sinh trong vở cũng chưa lưu ý đến chữ viết của mình, chưa nắm được hết cách trình bày từng lọai văn bản, chưa quan tâm lắm trong môn học này.

- Những nguyên nhân trên đây khiến chữ viết của học sinh không chuẩn, ngày lại càng viết láu, viết xấu hơn. Vì thế, bản thân tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh “Rèn chữ” ngày một đẹp hơn.

b. Biện pháp thực hiện:

- Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng dạy học cho học sinh. Khi mua vở phụ huynh nên chọn vở có bìa cứng để tránh tình trạng nhàu nát, rách bìa sau một thời gian sử dụng. Giấy vở tốt, dày và láng, viết không bị lem (vì học sinh lớp 1, 2 khi viết các em đè bút mạnh, mực dễ thấm sang trang khác), vở có kẻ ô li rõ ràng. Về viết: Nên mua viết lông kim hoặc viết hero.

- Bảng con: nên dùng cỡ 20cm x 30cm, mặt bảng có vạch rõ các ô vuông kích thước 3cm x 3cm kèm theo khăn ẩm để lau khô.

- Phấn: Dùng phấn trắng, mềm, tốt nhất là nên dùng phấn không bụi.

- Rèn luyện thói quen và kĩ năng cho các em trong giờ học.

* Muốn xây dựng nề nếp “Viết chữ đẹp”, tạo cho học sinh có kĩ năng viết chữ đẹp là một vấn đề rất khó, cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau:

+ Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về môn Tập Viết, tạo nhận thức đúng cho các bậc phụ huynh và cả học sinh.

+ Khi thực hiện dạy Tập Viết phải thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn kĩ học sinh cách trình bày, luôn nhắc nhở học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi, rèn lại cho học sinh các đức tính chính xác, cẩn thận, kiên trì khi tập viết.

+ Phải là “Tấm gương cho học sinh noi theo”, nên cần phải viết chữ mẫu mực khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng,….Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác. Không được viết tùy tiện ngẫu hứng.

+ Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần lưu ý chi tiết như: gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn,

bài,…là nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi tuần dành thời gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh.

+ Khắc phục tình trạng viết sai mà học sinh thường mắc phải, người giáo viên cần chú trọng đến việc rèn chữ bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, uốn nắn, sữa sai chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học. Thông qua việc rèn chữ viết cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách: Có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn, cong góc vở.

+ Muốn viết chữ đẹp cần có tư thế ngồi đúng, cầm viết đúng. Giáo viên phải luôn hướng dẫn và sửa sai tư thế để học sinh ngồi viết thoải mái, không nghiêng vai, rụt cổ, cúi đầu sát vở. Ngoài ra, trong tiến trình dạy Tập viết, trong thời gian đầu giáo viên có thể vừa đọc, vừa hướng dẫn học sinh viết từng câu cho đến hết bài.

+ Đề nghị với nhà trường từng bước tạo điều kiện để bàn ghế học sinh phải đúng kích thước với từng đối tượng học sinh,…để tránh các dị tật như cong vẹo cột sống, mắt cận thị.

+ Luôn tuyên dương và nêu gương những em viết chữ đẹp, giữ vở sạch, kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về gương rèn chữ viết của người xưa,…nhằm khuyến khích và động viên các em vươn lên trong học tập, liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, kèm cặp sát từng đối tượng để chất lượng chữ viết học sinh tiến bộ.

* Đối với học sinh lớp 2, rèn luyện chữ viết đẹp là một yếu tố quan trọng và cũng là vấn đề rất khó, bởi các em bước đầu làm quen với việc ghi bài học, viết các bài chính tả dài, các đoạn văn. Vì thế việc luyện cho các em viết chữ đẹp cần phải chú ý các yêu cầu sau:

+ Phải viết đúng cỡ, đúng chữ.

+ Các nét phải liền nhau.

+ Các con chữ trong một chữ phải viết liền nét.

+ Víêt đúng ô li đã quy định.

+ Giữa các chữ phải viết cách nhau khoảng 1 chữ O.

- Muốn các em thực hiện tốt các yêu cầu trên, trước hết giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết khi viết và nhất là trong giờ tập viết. Hàng ngày, phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời, có kế hoạch giúp đỡ các em khắc phục khó khăn. Trong lớp học cần treo bảng chữ mẫu viết hoa và bảng chữ mẫu viết thường (mẫu chữ viết hiện nay).

- Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo nên chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác không được viết tùy tiện, ngẫu hứng khi chấm và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng, . . .

- Cho những em viết cẩu thả, quá xấu, hay sai ngồi những chỗ giáo viên tiện theo dõi để kịp thời sửa chữa và uốn nắn. Ngoài ra, đối với học sinh viết quá ẩu, quá xấu giáo viên cần yêu cầu các em phải có một tập riêng để giáo viên viết mẫu và học sinh đó về nhà luyện viết theo chữ mẫu nhiều lần.

Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.

- Nhằm khích lệ cho học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết tốt, giáo viên cần lập một sổ theo dõi “Vở sạch chữ đẹp” của cả lớp với mục đích sau:

+ Khi chấm bàicủa học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ, giữ vở” của từng em và xếp lọai vào sổ.

+ trong tiết sinh họat, giáo viên cần tuyên dương khen ngợi những em được xếp lọai A, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại.

+ Phát động phong trào thi đua trong lớp nhân dịp các ngày lễ như: Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày Giải phóng Miền Nam,…tặng quà cho những em đạt giải bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần học tập của các em.

+ Giáo viên kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách, báo, câu chuyện. Ví dụ: Câu chuyện “Quyển sổ liên lạc” của bài tập đọc lớp 2. Những gương rèn chữ của học sinh năm trước để các em xem xét, rút kinh nghiệm.

IV. KẾT QUẢ:

Qua áp dụng phổ biến đề tài của mình, tôi nhận thấy chất lượng của học sinh lớp tôi trong việc rèn luyện kĩ năng “Viết chữ đẹp” được nâng dần rõ rệt, chữ viết của các em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng. Đến nay tôi đã thống kê được số liệu khả quan sau: Lớp tôi 47 học sinh, chỉ còn lại 3, 4 học sinh còn viết chưa được đúng mẫu và đẹp.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua quá trình nghiêm cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Để học sinh của mình viết đẹp, đúng mẫu,…người giáo viên cần nắm được các yêu cầu sau:

- Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo.

- Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.

- Đối với những học sinh viết quá ẩu, quá xấu, hay sai. Giáo viên yêu cầu học sinh đó phải có một tập riêng để luyện viết và sắp xếp cho các em ngồi ở chỗ giáo viên thuận tiện theo dõi.

- Luôn chú ý sửa sai sót của các em trong chữ viết không chỉ ở phân môn Tập Viết mà ở tất cả các môn học khác.

- Trong tiết sinh hoạt, giáo viên cần tuyên dương, khen ngợi những em được xếp loại A, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại,

- Kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách báo, câu chuyện, những gương rèn chữ cuảa học sinh năm trước.

- Qua quá trình tôi thực hiện ở lớp mìnhvà đã đem lại kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu đặt ra, góp phần tích cực trong việc đạt được hiệu quả giáo dục của lớp, của trường.Tôi xin trình bày trao đổi kinh nghiệm và rất mong được sự đánh giá, góp ý của Hội đồng sư phạm nhà trường và quý thầy cô.Với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hòan thiện, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn và được nhân rộng đến các bạn đồng nghiệp, để chữ viết của mỗi học sinh chúng ta mỗi ngày một đẹp hơn.

VI. KẾT LUẬN:

- Chữ viết đẹp là một hành trang, trang bị cho các em bước vào đời dù ở bất cứ nghề gì. Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

- Rèn chữ viết là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta là người hướng dẫn các em vươn tới tương lai thì trước hết chúng ta phải xác định rõ mục tiêu, vai trò của người thầy, vận dụng các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học.

- Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm của bản thân tôi qua nhiều năm công tác ở Trường Tiểu học ....... Với mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian có hạn và sự hạn chế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo, để bản thân tôi được học hỏi thêm, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng chữ viết, giữ gìn sách vở của học sinh, xứng đáng với ý nghĩa:

“Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp

Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi”.

------------Hết---------

NGƯỜI THỰC HIỆN

SKKN Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.53 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH
LỚP 2”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài :
- Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học đối với học
sinh lớp 2. Nó góp phần rèn luyện kỹ năng viết chữ một trong những kỹ năng hàng đầu
trong việc học tiếng Việt trong trường.
- Mặt khác chữ viết cũng là biểu hiện nét nhân cách của con người.
- Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói:“Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học
sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp cũng góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận,
lòng tự trọng đối với mình và bạn đọc bài vở của mình”
-Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học,Tiếng Việt rất cần phải tạo điều kiện
cho học sinh tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Việc rèn luyện kỹ năng viết nhanh, đẹp cho học sinh sẽ góp
phần đáp ứng được yêu cầu này.
-Trường Tiểu học An Thạnh 1 nằm trên địa bàn dân cư có mặt bằng dân trí cao.Có đủ
điều kiện cho học sinh học tập.Nhưng còn một số phụ huynh do chưa thực sự quan tâm
nên một số học sinh chữ viết xấu,chưa đúng mẫu,chưa sạch đẹp.
Từ những vấn đề thực tế trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết cho học
sinh lớp 2”
II. Mục đích và pương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích :
Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp trong phân môn tập viết nhằm nâng
cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2D.Rèn cho học sinh tư thế ngồi
viết đúng, chữ viết đẹp, sạch,thói quen cẩn thận tốc độ nhanh khi viết,Trau dồi ngôn ngữ
nói, viết.
2. Phương pháp :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra


- Phương pháp thực nghiệm.
III.Giới hạn của đề tài :
Học sinh lớp 2D nói riêng, học sinh tiểu học nói chung.
* Đánh giá thực trạng chất lượng học sinh đầu năm: Tháng 09/2011
* Khảo sát chất lượng chữ viết cho học sinh lớp thực nghiệm
+ Giữa kỳ I
+ Cuối kỳ I
+ Giữa kỳ II
* Tổng kết, viết đề tài: Tháng 04/2012
IV. Kế hoạch thực hiện :
- Chọn đềb tài.
- Lập đề cương nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu.
- Thâm nhập thực tế.
- Hoàn thành sáng kiến.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp2:
Chữ viết là một công cụ dùng đó giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi
chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống …,Do vậy, ở trường tiểu
học việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ công cụ chữ viết để phục vụ cho
học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
- So với chương trình lớp 1, nội dung của phân môn tập viết lớp 2 có những yêu cầu cụ
thể.
II. Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp
-Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết các chữ thường theo cỡ nhỏ đã học ở lớp 1
nhưng mức độ yêu cầu được nâng cao: viết đúng mẫu và đều nét.
- Chính thức dạy học sinh viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ (Ở lớp 1 học sinh mới làm
quen với chữ hoa qua hình thức tập tô trong giai đoạn luyện tập tổng hợp ở học kỳ 2). Để
thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên phải giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về
mẫu chữ hoa do Bộ mới ban hành nhằm tạo điều kiện cho các em rèn kỹ năng viết chữ cụ


thể:
- Nhớ được hình dáng các chữ cái viết hoa theo mẫu quy định
- Nắm được kích cỡ của từng chữ cái viết hoa (thể hiện trong khung chữ, trong mối quan
hệ giữa chữ cái viết thường).
VD: Trong cùng cỡ chữ, các chữ cái viết hoa: A, ¡ , ¢, B, C… có độ cao bằng các
chữ cái viết thường: b g, h, k, l, y, riêng hai chữ cái viết hoa được viết với chiều cao 4
li Y, G.
- Nắm được thao tác viết từng nét chữ để tạo nên chữ cái viết hoa (đưa nét theo đúng quy
trình viết ).
* Dạy học sinh biết nối (ghép) chữ cái viết hoa với chữ cái thường trong một chữ ghi
tiếng đảm bảo tính thẩm mỹ, phục vụ cho yêu cầu viết chính tả và trình bày bài.
III. Thực trạng :
1. Thuận lợi :
Trường Tiểu học An Thạnh 1 nằm trên địa bàn dân cư đông, có mặt bằng dân trí
cao.Có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho các em học tập.Học sinh lớp 2D có đủ đồ
dùng học tập.
2. Khó khăn :
Trong trường tiểu học việc dạy học sinh lớp 2D viết chữ là một công việc học sức khó
khăn chiếm nhiều thời gian và công sức của người giáo viên. Muốn học sinh tiểu học viết
đúng mẫu chữ, cỡ chữ tiến tới viết nhanh viết đẹp người giáo viên phải uốn nắn từng li
từng tí, phải tỉ mỉ chỉ bảo cho các em. Chính vì vậy nhiều giáo viên rất “ngại” khi rèn
sửa cho các em.
* Về phía học sinh: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi sự tập trung chú ý của học sinh lớp 1, 2
còn yếu thiếu bền vững. Các em mau quên lại chóng chán.
Chính vì vậy một số không ít học sinh còn có thái độ tiêu cực:lười biếng, cẩu thả … khi
viết.
- Năm học 2011-2012 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 2. Sau khi làm
quen với lớp, tôi nhận thấy :
- Nhiều học sinh ngồi sai tư thế khi viết, lưng không thẳng, mắt dí sát vào vở như các em
Linh Duy, NgọcThanh, Trí Trung, Huỳnh Như, Hà Ly cả em cầm bút bằng 5 ngón tay


như Phước Huy, Trung Nghĩa, Thanh Tuyền
- Tốc độ viết rất chậm như: Tấn Phát, Thanh Ngân, Tấn Đạt.
- Chữ viết chưa đạt yêu cầu thể hiện ở một số điểm:
+ Chưa đúng hình dáng, cấu tạo chữ cái.
+ Không viết đúng quy trình viết chữ cái (điểm đặt bút chưa đúng ).
+ Không viết đúng độ cao các con chữ.
+ Chưa có kĩ năng viết liền mạch, liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng.
+ Vị trí dấu thanh sai.
* Phân loại theo VSCS :
Sĩ số Loại A Loại B Loại C
SL % SL % SL %
32 17 53,1 12 37,5 3 9,3

III. Các biện pháp giải quyết vấn đề :
Với kết quả như trên tôi đã suy nghĩ để tìm ra các biện pháp để rèn chữ viết cho học
sinh như sau:
Biện pháp1: Phân loại chữ viết của học sinh theo các mức độ
Ngay từ đầu năm học tôi đã cho kiểm tra chữ viết của các em. Tôi xem xét kỹ để phân
loại chữ viết của học sinh theo các mức độ khác nhau. Từ đó tôi lên kế hoạch để sửa
“tật”cho từng em.
VD: Những em có điểm đặt bút chưa đúng tôi chỉ bảo cho các em cách tính dòng kẻ, xác
định điểm đặt bút …Những em viết chưa thẳng tôi có kế hoạch cho luyện nét sổ thẳng,
chữ chưa tròn tập viết nét cong tròn…
- Nhờ vậy các em đã nhớ lại được quy trình viết từng con chữ, biết luyện dần từng
chữ. Dần dần kết quả đã tốt hơn rất nhiều .
Biện pháp 2: Rèn tư thế viết đúng cho học sinh.
Tôi nhận thấy khi học sinh ngồi viết đúng tư thế sẽ là điều kiện thuận lợi cho các em
viết đúng, viết đẹp. Mặt khác việc làm đó cũng góp phần để phòng học sinh mắc bệnh
cận thị khi căn bệnh này ngày một gia tăng trong nhà trường phổ thông hiện nay. Tôi đã
hướng dẫn các em như sau:


* Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở
từ 25cm – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ
vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải để ở trên mặt bàn
- Cách cầm bút: Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngón tay (ngón trỏ,
ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải). Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón cái giữ
bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa.
* Vị trí đặt vở: Vở đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 độ nghiêng về phía
bên phải.
- Để học sinh có kĩ năng trên, tôi đã làm một số công việc sau:
- Treo tranh mẫu tư thế ngồi viết và cách cầm bút trong phòng học ở lớp, đồng thời
thu nhỏ các hình ảnh này trên một trang giấy, phát cho từng học sinh kẹp trong vở tập
viết của mình để đánh dấu trang cần viết và luôn quan sát được khi viết
- Luôn nhắc nhở và uốn nắn tư thế viết ở tất cả giờ học chú trọng đặc biệt trong giờ
tập viết.
- Trao đổi cha mẹ học sinh về việc kiểm tra nhắc nhở con em khi tập viết ở nhà ngay
trong buổi họp CMHS biết để uốn nắn ở nhà.
Ngoài việc rèn tư thế tập viết đúng tôi còn chú trọng việc phân loại các lỗi sai của
học sinh trong quá trình viết để có thể rèn cho các em.
Biện pháp 3: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học.
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1,2 tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực
quan ( chữ mẫu)trong mỗi tiết tập viết là cần thiết. Đây cũng là điều kiện đầu tiên để các
em viết đúng
Chữ mẫu có nhiều hình thức: Chữ mẫu in sẵn, chữ mẫu phóng to trên bảng, chữ mẫu
trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, chữ mẫu của giáo viên …mỗi loại chữ mẫu có tác dụng
khác nhau. Cụ thể:
+ Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện
cho các em phân tích hình dạng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết
trong bài học.
+ Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các
nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết


liền mạch, viết nhanh.
+ Chữ viết trong hộp chữ giúp các em kết hợp mắt nhìn, tay sờ để phối hợp các
thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
+ Chữ của cô khi chấm bài, chữa bài cũng được học sinh quan sát như một loại
chữ mẫu. Vì vậy tôi luôn cố gắng viết đẹp đúng mẫu, rõ ràng.
Tóm lại để hỗ trợ cho việc dạy tập viết đạt hiệu quả cao người giáo viên cần triệt
để sử dụng các hình thức chữ mẫu cũng như nắm vững tác dụng của mỗi hình thức chữ
mẫu đó.
Biện pháp 4: Rèn kỹ thuật viết chữ.
Tập trung rèn luyện kĩ thuật liên kết liền mạch chữ cái viết hoa với chữ cái viết
thường. Tôi đã phân loại các trường hợp viết liên kết như sau:
* Trường hợp viết nối thuận lợi: Nét móc cuối cùng của chữ cái đứng trước nối với
nét móc đầu tiên của chữ cái đứng sau
VD: Bài A – Anh em thuận hoà
- Quy trình viết nối chữ Anh
- Viết chữ cái A đã học. Từ điểm cuối của nét lượn ngang thân chữ cái A lia bút
xuống điểm cuối của nét móc ngîc phải chữ cái A để viết tiếp nét nối với nét móc trái
của chữ cái n. Tiếp tục viết nét móc thứ hai của n. Khi viết đến phần móc phải phía dưới
lượn cong bình thường có thể viết nối với phần nét khuyết của chữ cái h, sau đó
viết hoàn chỉnh chữ cái h.
* Trường hợp viết nối không thuận lợi: đó là trường hợp nét cuối của chữ cái đứng
trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau không thể viết nét nối.
VD: Bài C – Chia ngọt sẻ bùi
- Quy trình viết chữ Chia
- Viết chữ C như đã học, từ điểm dừng bút của chữ C lia bót để viết tiếp chữ h rồi
rê bút viết tiếp chữ cái i và chữ cái a.
- Kỹ thuật viết nối chữ (Các chữ cái viết thường).
Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ cái viết thường khi chúng đứng
lại gần nhau. Dựa vào những nét cơ bản của chữ cái tiếng Việt, tôi phân loại thành 4
trường hợp nối chữ (từ dễ đến khó) và lưu ý học sinh như sau:


- Trường hợp 1: nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc hoặc nét hất
đầu tiên của chữ cái sau:
VD: a – n = an; i – m = im; t – ư = tư
Nhìn chung trường hợp này viết dễ dàng thuận lợi
Lưu ý học sinh: Khi nối 2 nét móc ở hai chữ cái, cần điều tiết về độ doãng (khoảng
cách giữa 2 chữ cái) sao cho vừa phải, hợp lý để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ.
- Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái sau với nét móc (hoặc nét hất) đầu
tiên của chữ cái sau
VD: e - m = em; c – ư = cư Trường hợp nối chữ này cũng tương đối dễ dàng.
- Lưu ý: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai chữ cái sao cho không gần quá hay xa quá
(VD: em,cư ) Hoặc chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong (kín) để nối sang nét móc
(hoặc nét hất) sao cho hình dạng hai chữ cái vẫn rõ ràng, khoảng cách hợp lý (VD ơn,
oi )
- Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của
chữ cái sau (VD: a – c = ac, h – o = ho, y – ê = yê ) đây là trường hợp nối chữ tương
đối khó, vừa đòi hỏi kỹ thuật lia bút vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách sao cho vừa
phải, hợp lý.
- Lưu ý học sinh:
+ Xác định điểm kết thúc (dùng bút) ở chữ cái trước để lia bút viết tiếp chữ cái sau sao
cho liền mạch tạo thành một khối các chữ cái.
+ Điều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi doãng rộng một chút để khi
viết tiếp chữ cái sau sẽ có khoảng cách vừa phải (không gần quá)
VD: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ ao, giao viên lưu ý nhắc HS điều chỉnh phần
cuối nét móc của chữ a để khi viết tiếp chữ cái o sẽ có khoảng cách giữa a và o không
gần quá (bằng khoảng cách giữa a và i (ai).
- Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau VD: o
– e = oe; o – a = oa; x- o = xo Đây là trường hợp nối chữ khó nhất vừa đòi hỏi các kỹ
thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng
cách hợp lý, trên cơ sở thói quen và kĩ năng viết khá thành thạo của học sinh.
Lưu ý học sinh trường hợp viết chữ oe, oa.:


+ Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e
sao cho nét vòng ở đầu chữ cái không được to quá (oe). Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o
sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a (oa).
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em cách viết liền mạch. Viết liền mạch là viết tất
cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu
phụ của con chữ) và dấu ghi thanh.
VD Viết chữ ruộng: Viết chữ liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành ruong sau đó
đặt dấu mũ (dấu phụ) trên 0 và dấu nặng (dấu thanh) dưới ô để thành ruộng.
Như vậy, với việc phân tích cách liên kết, cách viết liền mạch ngay từ những
bài viếtđầu tiên, nhiều học sinh trong lớp đã nắm được quy trình viết c¸c từ ứng dụng. ở
các bài tiếp theo, không cần sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô giáo c¸c em còng có thể viết đúng
chữ theo mẫu. Tốc độ viết chữ của cả lớp nhanh dần. Chính vì vậy chất lượng học
tập của học sinh môn Tiếng Việt được nâng lên một cách rõ rệt.
Tập viết là một phân môn thực hành. Ngoài việc nắm được kĩ thuật viết chữ học
sinh phải được luyện tập nhiều lần để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Vì thế việc luyện chữ
viết cho học sinh là rất quan trọng.
Biện pháp 5: Tăng cường luyện tập thực hành
Trước đây, trong tiết tập viết, một số giáo viên vẫn còn giảng giải nhiều thời gian
luyện của học sinh còn ít Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
giờ tập viết cần tạo điều kiện để học sinh thực hành nhiều, tự rút kinh nghiệm cho bản
thân, từ đó rèn kĩ năng viết nhanh, đẹp.
Tôi sử dụng các hình thức tập luyện sau:
+ Học sinh tập viết chữ trên bảng lớp, trên bảng con.
Cách làm này rất tốt và giáo viên có thể kiểm tra được từng học sinh, uốn nắn để học sinh
tự sửa chỗ sai của mình trên bảng trước khi viết vào vở.
- Luyện tập viết trong vở tập viết: Giáo viên cần chú ý giúp các em viết đủ, viết
đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết để các em viết tốt hơn ở những dòng tiếp sau:
- Luyện tập viết chữ ở các môn học khác: Cần tận dụng việc tập viết các bài học,
bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết .
Để luyện tập đạt tới hiệu quả viết nhanh, đẹp, tôi thấy giáo viên cần chú ý:


+ Rèn luyện kĩ năng viết chữ phải tiến hành toàn diện, ở lớp, ở nhà, ở đủ các môn
học khác.
+ Kiên trì sửa và rèn chữ viết cho học sinh
Như vậy, với việc tăng cường luyện tập thực hành, học sinh lớp tôi đã có được kĩ năng
viết nhanh, đẹp đồng thời rèn luyện được ý thức tự giác luyện tập trong các môn học như
Toán, Tiếng Việt.
Ngoài các biện pháp nêu trên tôi còn kết hợp các công việc sau:
* Khuyến khích, khen ngợi kịp thời các em viết đúng, viết đẹp.
Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng hiệu quả của nó cũng tương đối rõ rệt.
Vì đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 rất thích được khen nên với mỗi bài viết đẹp tôi
vẫn cố gắng động viên các em kịp thời. Tôi dành một góc trong lớp để trưng bày các bài
viết đẹp. Nhờ vậy đã tạo được một không khí thi đua trong lớp. Các em hào hứng luyện
viết và tiết học không còn khô khan nữa.
* Kết hợp với PHHS trong việc rèn chữ cho các em ở nhà.
Vì đối tượng học sinh của tôi phần lớn là con em lao động nghèo, bố mẹ không có
thời gian cũng như không có kĩ thuật viết đúng đẹp để kèm con em nên ngay từ buổi họp
CMHS đầu năm học tôi đã trao đổi với các vị phụ huynh một số điểm cần lưu ý khi dạy
viết. Tôi cũng sưu tầm một số tài liệu, một số bài viết đẹp của các học sinh kh¸c, photo
tới tận tay từng vị phụ huynh để các vị có cơ sở làm mẫu cho con em mình luyện viết.
Bằng sự phối hợp các biện pháp nêu trên một cách hài hoà, chữ viết của học sinh
lớp tôi tiến bộ rõ rệt; đồng thời kết quả học tập các em cũng được nâng cao qua các đợt
kiểm tra.
V. Hiệu quả :
*VSCĐ
Các đợt KT
Loại A Loại B Loại C
SL % Sl % SL %
Đầu năm 12 37,5 17 53,1 3 9,3
Giữa kì I 17 48,5 12 37,5 3 9,3
Cuối kỳ I 20 62,5 10 31,2 2 6,2


Giữa kì 2 22 68,7 10 31,2 0 0
Cuối kỳ 2 26 81,2 6 18,7 0 0

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa :
Việc rèn chữ, giữ vở và luyện viết chữ cho học sinh lớp 2 có thể viết đúng, đẹp là một
công việc hết sức bền bỉ, kiên trì của cả thầy và trò.
II. Khả năng áp dụng :
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ,
phát triển tư duy cho học sinh lớp 2D.
- Phối hợp với Cha mẹ phụ huynh học sinh để có thông tin trao đổi kịp thời, góp phần
rèn luyện những phẩm chất như tính cẩn thận óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng người
khác.Luôn nhắc nhở học sinh viết đúng mẫu, nhanh, đẹp ở tất cả các môn học.Tạo được
không khí vui vẻ, phấn chấn cho học sinh khi viết.

III. Bài học kinh nghiệm :
Những kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được trong quá trình áp dụng các biện
pháp đã nêu là :
- Bản thân giáo viên cũng phải luyện chữ, bởi chữ mẫu của cô cũng là một trực
quan để học sinh noi theo.
- Có kế hoạch rèn chữ, giữ vở, coi rèn chữ là yếu tố quan trọng để rèn nết người .
Trên đây là một số biện pháp và kết quả bước đầu khá khả quan của tôi trong việc
giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và việc dạy rèn viết nói riêng cho học sinh lớp 2
năm học 2011-2012.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Vở tập viết lớp 2 ( tập 1,2 ) – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
2. Quyết định 31 về mẫu chữ viết để dạy học ở trường tiểu học .
(Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo )
3.Phương pháp dạy học tập viết.

I. Đặt vấn đề

Lý do chọn đề tài

Thực tế hiện nay chữ viết của các em học sinh đa phần chưa đẹp, đặc biệt ở bậc tiểu học, các em viết bừa, viết tháo, viết cho có viết, chữ viết chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết từ âm đến vần chưa chuẩn, tốc độ viết cũn chậm.

Thông báo: Ra mắt kênh Youtube: Ánh Dương Education hướng dẫn luyện chữ đẹp online ngay tại nhà miễn phí.

Sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Đứng trước hoàn cảnh đó tôi nhận thấy dạy viết ở lớp 2 là nền móng ở bậc tiểu học. Dạy tiếng việt ở lớp 2 có nhiệm vụ rất quan trọng, là trao cho các em chìa khóa để mở cửa tri thức, để các em biết đọc, biết viết và vận dụng chữ viết khi học tập giao tiếp. chữ viết là công cụ để các em sử dụng suốt đời.

Đọc thông viết thạo gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn trăn trở tìm cách để làm sao các em nắm được kiến thức đúng, để các em viết chữ đúng mẫu, đúng quy trình, viết nhanh, làm thế nào để tạo cho các em có tính cẩn thận, tính kỉ luật, làm sao cho việc viết chữ của các em trở thành kỹ năng, kỹ xảo và thành thói quen khi viết. Vì vậy tụi bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” Đây là vấn đề thiết thực giúp cho mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

Trong thời gian qua có nhiều người cho rằng rèn chữ viết phải đi đôi với các quy trình, các biện pháp tiến hành, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng. Bản thân tôi cũng vậy, mấy năm trước, tôi luôn chú trọng luyện rèn cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm chuẩn xác để các em viết đúng. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả đạt được vẫn không như mong muốn. Mặt khác nó cũng làm cho giờ học nặng nề, học sinh căng thẳng và mệt mỏi. Tôi thừa nhận rằng cách phát âm theo địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai. Là một giáo viên tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn chữ viết cho học sinh . Thấy các em viết sai, tôi rất buồn lòng. Bằng nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gỡ càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đó là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là:Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2.

Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.

Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: Giải quyết những khó khăn trong việc rèn luyện chữ viết đó cũng chính là, rèn cho học sinh ý thức thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt hơn. Làm cho tất các giáo viên Tiểu học thấy tầm quan trọng của việc dạy viết, kiểm tra rèn luyện cho các em viết ngay từ đầu. Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng , rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh . Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về dạy rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học.

Thực trạng

Thực trạng cho thấy các em mới ra lớp các em đang còn nhở ý thức bảo vệ vở của các em chưa cao, lỗi của các em thường mắc là làm vở quăn mép, long bìa, giây mực viết ẩu, chưa đảm bảo nét chữ. Đó là những việc không thể tránh được phát âm sai, viết sai theo tiếng địa phương.Từ thực trạng trên, vì vậy nên tôi chọn đề tài này và tìm ra mọi biện pháp khắc phục để đưa việc giữ vở sạch viết chữ đẹp của HS đến mức ổn định và tiến bộ.

* Cơ sở hiện tại: năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B. độ tuổi học đồng đều, tổng số học sinh trong lớp là … em 100% là gia đình nông thôn, một số gia đình kinh tế còn thiếu thốn, bố mẹ đi nam làm ăn nên việc quan tâm đến con em còn rất nhiều hạn chế.

Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm kết quả thu được như sau:

Loại A: ………..em

Loại B: ………….. em

Loại C: ……………….. em

Sau khi khảo sát tôi trăn trở và đề ra phướng hướng cụ thể:

SKKN: Một số kinh nghiệm rèn viết chữ hoa cho học sinh lớp 2

Đề tài này góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của việc rèn chữ để tìm ra phương pháp dạy học tốt và học sinh thực hành tốt bài viết trong phân môn chính tả, tập viết và trong những môn học khác. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN VIẾT CHỮ HOA CHO HỌC SINH LỚP 2
  2. PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống… Do vậy, ở trường tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Sau khi đã được đọc thông, viết thạo các em được tiếp bước lên học lớp hai. Các em còn nhỉều bỡ ngỡ với thầy cô giáo mới, với những môn học mới. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường vừa được học vừa được vui chơi. Kết thúc năm học trước học sinh đã được đọc thông, viết thạo. Và khi đó sẽ mở ra cho các em một tầm hiểu biết mới. Khi học sinh viết đúng theo chữ mẫu cô giáo hướng dẫn thì các em sẽ có điều kiện ghi chép bài ở các môn khác tốt hơn, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu viết chậm hoặc viết nhanh nhưng xấu thì kết quả học tập cũng bị hạn chế. Như vậy, chúng ta có thể nói việc rèn chữ là một việc đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập của học sinh tiểu học . “ Nét chữ - Nết người” đúng theo lời dạy của các cụ xa. Một học sinh đọc tốt, viết nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết xấu, trình bày bài không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Vì vậy việc rèn chữ là một trong những công việc có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2, một lớp nối tiếp của lớp đầu cấp tiểu học . Ngoài ra, việc rèn chữ còn góp phần tích cực vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như rèn tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu tìm ra những yếu tố, biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ ngay từ buổi đầu tôi nhận lớp nhằm mục đích mong các em trở thành những con người phảt triển toàn diện và thực sự có ích cho đất nước sau này . 2. Xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 2A1 – Trường tiểu học Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu - Ngay từ đầu năm học, khi tôi nhận lớp, tôi đã chú ý tìm hiểu tình hình của lớp và nhận thấy chất lượng của việc rèn chữ của học sinh sau ba tháng hè còn yếu. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm rèn viết chữ hoa cho học sinh lớp 2”.
  3. - Tuy nhiên, trong thực tế học sinh còn có nhiều mặt hạn chế và thiếu sót nhất định so với yêu cầu chung đã đưa ra. - Hiểu được tầm quan trọng của việc rèn chữ và so sánh với thực trạng tình hình chữ viết của lớp tôi, tôi rất băn khoăn và lo lắng, tìm ra một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướng dẫn các em viết đúng, đẹp và giữ vở được sạch sẽ . 3. Mục đích nghiên cứu. Qua đề tài này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất l- ượng dạy và học của việc rèn chữ để tìm ra phương pháp dạy học tốt và học sinh thực hành tốt bài viết trong phân môn chính tả, tập viết và trong những môn học khác . PHẦN II : THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi - Trong những năm trở lại đây việc rèn chữ cho học sinh tiểu học được Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế mục tiêu rèn chữ cho học sinh lớp 2 đã được đặt lên hàng đầu . - Mỗi giáo viên đã được trang bị bộ chữ dạy tập viết (chữ viết thường, chữ viết nghiêng và chữ viết hoa… ) - Giáo viên được tham dự những chuyên đề về phân môn Tập Viết, phân môn Chính Tả và các cuộc thi: “Viết chữ đẹp”, “ Triển lãm vở sạch chữ đẹp” … để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm . - Hàng ngày, các em đều được luyện chữ trên bảng con, bảng lớp, vở ô ly, vở tập viết in ….. 2. Khó khăn - Chữ viết của học sinh không đồng đều, học sinh mắc những lỗi khác nhau. - Thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh .
  4. PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhiều năm dạy lớp 2, việc rèn cho học sinh viết cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi luôn băn khoăn. Vì thế tôi đã suy nghĩ, học hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp. Sau đây là một số những suy nghĩ và những việc mà tôi đã làm : 1. Những điều kiện về cơ sở vật chất: - ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học sinh : ánh sáng đầy đủ, có bảng chống loá, bàn ghế đúng kích cỡ, tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 2. - Đồ dùng học tập của học sinh : yêu cầu các em phải có bút chì để tô chữ mẫu của cô, viết bút mực “ nét hoa” của hãng Hỗng Hà. Rồi cách chọn vở, cách chọn bảng và phấn viết cũng được tôi quan tâm đến. Tôi đã hướng dẫn phụ huynh tìm mua những quyển vở có đường kẻ in đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Vở tập viết, vở chính tả có nhãn vở , có tờ lót tay khi viết để lau mồ hôi trong mùa hè, mùa thu. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa ra mẫu quyển vở, bút chì, bút mực… để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con, vở chính tả tôi thống nhất toàn lớp để tránh hiện tượng bảng em này có ô to, bảng em kia có ô nhỏ hay vở chính tả thì có em viết vở 4 li, có em lại viết vở 5 li sẽ gây khó khăn khi rèn chữ viết . 2. Tư thế ngồi và cách cầm bút: - Để giúp học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết. + Học sinh cần ngồi viết với tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 – 30 cm. + Nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch. + Hai chân để song song, thoải mái. - Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng, vẹo sẽ dẫn đến chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: Sẽ bị cận thị nếu cúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi bị ảnh hưởng…. Nếu ngồi viết không ngay ngắn. Vì trẻ nhỏ tư duy trực quan là chủ yếu nên để các em nhớ kĩ tư thế ngồi viết và cách cầm bút tôi đã treo ở lớp bức tranh “Hướng dẫn tư thế ngồi viết, ..”được phóng to từ vở tập viết in và được tô màu để hấp dẫn các em . - Một việc hết sức quan trọng là cách cầm bút. + Cầm bút bằng ba đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá). + Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái sang phải (Chú ý không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy).
  5. + Cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại và thoải mái. Tôi lưu ý các em cách cầm bút vừa phải. - Còn vở viết cũng nên đặt hơi nghiêng sang phải để viết được dễ dàng và thuận lợi hơn. Trước khi viết bài tôi cũng luôn hỏi các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách đặt vở. Những yếu tố tưởng chừng như không quan trọng ấy nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh . 3. Rèn kĩ năng viết cho học sinh a/ Trước tiên trong phân môn tập viết giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và trong vở tập viết. - Đường kẻ ngang thứ 6. - Đường kẻ ngang thứ 5. - Đường kẻ ngang thứ 4. - Đường kẻ ngang thứ 3. - Đường kẻ ngang thứ 2. - Đường kẻ ngang thứ 1. * Vở tập viết (vở in và vở ô li) - Học sinh lớp 2 được viết toàn bộ bảng chữ cái gồm 29 chữ cái kiểu 1 và 5 chữ cái kiểu 2, cụ thể : + 26 chữ cái viết hoa (kiểu 1 và 2) được dạy trong 26 tuần. + 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1), mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau. Ví dụ : + Cuối năm học (tuần 34) có 1 tiết ôn tập các chữ hoa kiểu 2. Riêng 4 tuần ôn tập. SGK không ấn định nội dung tiết dạy tập viết trên lớp nhưng nội dung tiết ôn tập vẫn có để cho học sinh có cơ hội rèn kĩ năng viết chữ. b/ Giúp học sinh nắm chắc cách viết các nét chữ cơ bản trong các chữ hoa (ở lớp 2 chủ yếu là học viết chữ hoa) * Viết hoa là một nội dung chính tả rất quan trọng của chữ viết Tiếng Việt. Viết hoa cần tuân theo những quy tắc hiện hành chứ không thể tuỳ tiện. - Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng 2 chữ cái viết hoa Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị. Ngoài 29 chữ hoa kiểu 1 còn có 5 chữ hoa kiểu 2 để sau khi học các em có quyền lựa chọn và sử dụng.
  6. - Mỗi chữ cái viết hoa thường có những nét cong, nét lượn, tạo dáng thẩm mĩ của chữ cái, đảm bảo cách viết liền nét và hạn chế số lần nhấc bút. Vì vậy, so với chữ cái viết thư- ờng, các nét cơ bản của chữ cái viết hoa thường có biến điệu. Ví dụ : + Chữ cái O được viết bởi nét cong kín nhưng phần cuối nét lại lượn vào trong (biến điệu) + Nét thẳng ngang ở các chữ cái A, Ă, Â khi viết phải tạo ra biến điệu “ lượn hai đầu” giống như làn sóng… - Mẫu chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo dáng thẩm mĩ của hình chữ cái. Do vậy, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không thuần tuý như các chữ cái viết thường. - Nét cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 loại (không có nét hất) : nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết. - Đối với một số nét phụ (ghi dấu phụ của con chữ) cách gọi tương tự như ở chữ cái viết thường : + Nét gẫy (trên đầu các chữ cái hoa Â, Ê, Ô) – tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái – phải) –dấu mũ. + Nét cong dưới nhỏ (đầu chữ cái Ă hoa) – dấu á. + Nét râu (ở các chữ cái hoa Ơ, Ư) – dấu ơ, dấu . * Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu…) GV cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự liên kết (bằng nối nét hoặc
  7. để khoảng cách hợp lí) giữa chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường trong chữ ghi tiếng (chữ viết hoa) cụ thể : - 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y – (kiểu 1) A, M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần tạo sự liên kết bằng cách thực hiện việc nối nét. Ví dụ : - 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, Ơ, P, S, T, V, X – (kiểu 1), V – (kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần căn cứ vào tr- ường hợp cụ thể để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước, hoặc để khoảng cách ngắn (bằng 1/2 khoảng cách giữa hai chữ cái viết thường) giữa chữ cái viết thường với chữ cái viết hoa. Ví dụ : - Trong thực tế viết chữ, khi gặp các chữ cái viết hoa không có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, ta có thể tạo thêm nét phụ(nét hất) để nấp khoảng cách, liên kết chữ và tạo đà lia bút. Ví dụ : Hoặc điều chỉnh nét cơ bản của chữ cái sao cho phù hợp với sự liên kết và thực hiện đ- ược việc nối chữ. Ví dụ : (điều chỉnh nét thẳng xiên ở chữ cái r) * Dựa vào li trong vở tập viết để mô tả độ cao của chữ cái : - Mô tả độ cao của chữ A cỡ vừa cao 5 li (cỡ nhỏ 2,5 li). Chữ G cỡ vừa cao 8 li (cỡ nhỏ 4 li) - Nhận xét độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng Bạn bè sum họp : Các chữ B (hoa), b (thường), h cao mấy li? Chữ p cao mấy li? Chữ cái nào viết cao hơn 1 li một chút? Những chữ còn lại a, n, e, u, m, o cao mấy li? * Dựa vào dòng kẻ để mô tả quy trình chữ viết:
  8. Ví dụ : Viết chữ K (hoa): Trước hết cho học sinh so sánh chữ I và chữ K sau đó mới mô tả. - Nét 1 : Đặt bút trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang (giống nét đầu của chữ I) - Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái, khi chạm ĐK1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút trên ĐK2 – giống nét móc của chữ I (hoa) những chân móc hẹp hơn (bằng độ rộng của nét 1). - Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên ĐK5 để viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong và tạo vòng xoắn nhỏ lồng vào thân nét móc (nét 2) rồi viết tiếp nét ngược phải, dừng bút ở ĐK2. * Rê bút và lia bút: - Rê bút : Nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. (Ví dụ : Từ chữ M sang chữ i trong từ ứng dụng : Miệng nói tay làm) - Lia bút : Chuyển dich đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Ví dụ : Từ chữ L sang chữ a trong từ ứng dụng Lá lành đùm lá rách hoặc từ chữ Đ sang chữ e trong từ Đẹp trường đẹp lớp + Ví dụ : Hướng dẫn viết chữ Q (hoa) : - Nét 1 : Đặt bút trên ĐK6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, đến ĐK4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút như chữ O (hoa).
  9. - Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2 trong chữ O, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, dừng bút trên ĐK2. c/ Phân loại chữ hoa theo nhóm. - Để thuận tiện cho việc giảng dạy và học sinh dễ dàng hơn trong việc tập viết, tôi đã hướng dẫn học sinh phân loại các chữ hoa theo các nhóm. Muốn làm được vậy thì khi dạy một chữ mới tôi thường phân tích cấu tạo, cách viết của các chữ hoa . Sau đó, yêu cầu học sinh xem có giống nét nào của chữ hoa đã học. Ví dụ : Khi học chữ G(hoa) yêu cầu học sinh so sánh chữ C(hoa) và chữ G(hoa); Khi học chữ Q(hoa) yêu cầu học sinh so sánh chữ O(hoa) và chữ Q(hoa); Khi học chữ K(hoa) yêu cầu học sinh so sánh chữ I(hoa) và chữ K(hoa); xem có những nét nào giống nhau từ đó đưa ra cách viết chữ hoa mới . - Tôi đã phân loại các chữ hoa theo các nhóm sau : * Nhóm 1 : Gồm các chữ : U, Ư, Y, V (kiểu2), X, N (kiểu2), M (kiểu 2) Khi viết các chữ hoa ở nhóm 1, cần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu (có biến điệu ở các chữ X, N (kiểu2), M (kiểu 2)), điều khiển nét bút ở phần cong sao cho mềm mại, đúng hình dạng của chữ mẫu. * Nhóm 2 : Gồm các chữ : A, Ă, Â, N, M Trọng tâm rèn luyện là nét móc ngược (Có biến điệu ở chữ N, M). Chú ý đưa bút đúng quy trình (nét 1 viết từ dưới lên), độ nghiêng hoặc lượn ở đầu nét móc và phần cong cuối nét móc sao cho vừa phải, đúng mẫu.
  10. * Nhóm 3 : Gồm các chữ : C, G, E, Ê, T Các chữ hoa ở nhóm này chủ yếu được tạo bởi những nét cong và sự phối hợp hay biến điệu của những nét cong. Vì vậy cần luyện cách điều khiển đầu bút để tạo được những nét cong cho đúng mẫu. Trong nhóm này, hai chữ cái C, E tương đối khó viết, cần được luyện tập nhiều cho thành thạo, tạo được dáng chữ mềm mại và đẹp. * Nhóm 4 : Gồm các chữ : P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V Hầu hết các chữ này đều có nét cơ bản được biến điệu hoặc có sự kết hợp hài hoà các nét cơ bản trong một nét viết. Ví dụ : Chữ H hoa cỡ vừa cao 5 li được viết bởi 3 nét: - Nét 1: Kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang. - Nét 2 : Kết hợp của 3 nét cơ bản nét khuyết ngược, khuyết xuôi và móc ngược phải. - Nét 3: Nét thẳng đứng (giữa đoạn nối của 2 nét khuyết) Việc luyện tập có thể từ nét thẳng đứng sang nét móc ngược trái có biến điệu (giống như nét 1 ở chữ hoa P, R, B…) Các nét cong có biến điệu hoặc sự kết hợp các nét cơ bản trong một nét viết sẽ được luyện tập ở từng chữ hoa cụ thể. Ví dụ : nét 2 ở chữ P và chữ H… * Nhóm 5 : Gồm các chữ : O, Ô, Ơ, Q, A (kiểu 2), Q (kiểu2) Các chữ này được viết bởi 1 hoặc 2 nét nhưng có nét đòi hỏi viết liền mạch và điều khiển bút theo nhiều hướng. Cũng như luyện chữ o thường, chữ O hoa cần được luyện nhiều để tạo dáng đều đặn, cân đối, đúng mẫu. Viết đẹp chữ O hoa sẽ dễ dàng viết đẹp các chữ cái còn lại trong nhóm. d/ Đối với việc giữ vở: - Học sinh lớp 2, khi mới viết vở chữ viết và vở rất bẩn chính vì vậy giáo viên cần kết hợp với phụ huynh để làm những việc sau :
  11. + Muốn giữ vở không bị quăn mép giáo viên có thể chuẩn bị cho học sinh những tấm bìa lót để kê tay và kê vở . + Không cầm bút quá gần vào ngòi bút . + Khi viết xong tránh chạm tay vào chữ sẽ gây nhoè vở. + Bơm mực xong phải lau sạch bút. e/ Chấm và chữa bài tập viết : Việc chấm bài của học sinh trong vở Tập Viết thường phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo chương trình quy định. Qua việc chấm bài, GV cần giúp cho học sinh tự nhận thức được ưu điểm để phát huy, thấy rõ những thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, kịp thời động viên được những cố gắng, nỗ lực của từng học sinh khi viết. Cách chấm bài Tập Viết của học sinh về cơ bản tương tự như chấm bài chính tả. Điểm khác là :Sau khi gạch dưới những chữ học sinh viết sai hoặc không đúng mẫu, GV có thể viết mẫu chữ đó ra lề vở cho học sinh đối chiếu, so sánh, tự rút ra những chỗ chưa được để khắc phục. Bên cạnh việc ghi điểm, GV cũng cần ghi lời nhận xét ngắn gọn thể hiện sự biểu dương hay góp ý, yêu cầu về chữ viết đối với học sinh. f/ Đối với giáo viên : - Trong quá trình dạy giáo viên phải luôn luôn luyện chữ. + Giáo viên có thể sử dụng vở ô li để luyện viết. Nên dùng vở kẻ ô vuông để xác định chiều cao và bề rộng của chữ cái cho đúng tỉ lệ. Giáo viên có thể thực hiện luyện viết từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ. + Sử dụng vở luyện viết chữ đẹp có in sẵn các chữ mẫu như : Viết nét thanh, nét đậm, viết chữ thẳng nét đều, chữ nghiêng…để luyện viết cho đúng và đẹp. Thực hiện từng thao tác cơ bản đã hướng dẫn trong vở giúp giáo viên nắm chắc được hình dạng, quy trình viết chữ hoa theo mẫu, kĩ năng viết chữ sẽ ngày càng trở nên thành thạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập Viết cho học sinh. + Luyện viết bảng GV cần chú ý đến cách cầm phấn và cách điều khiển viên phấn cho phù hợp . - Đòi hỏi đầu tiên đối với người giáo viên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình và yêu thương học sinh . - Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn, đẹp (vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo của mình) - Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận có chọn lọc và sáng tạo. - Giáo viên cần kết hợp việc giảng giải, phân tích, viết mẫu với việc luyện chữ viết và giữ vở cho học sinh. Dạy xong nội dung của bài cho học sinh luyện viết ngay và có
  12. thể luyện thêm với một nội dung tương ứng (vào những tiết hướng dẫn học (luyện viết) hay những tiết luyện chữ vào buổi chiều). Ví dụ khi dạy xong tiết Tập Viết tuần 14, 15 bài chữ M, N (hoa) xong giáo viên có thể viết mẫu bài: “ Mùa thu ở vùng cao” của nhà văn Tô Hoài cho các em tô chữ mẫu chuẩn của giáo viên. Sau đó giáo viên nhắc lại cách viết của con chữ hoa M, N khi viết vào vở ô li để cho các em luyện chữ viết vào các giờ hướng dẫn học và tiết cuối buổi chiều. - Và vào cuối tháng giáo viên nên thường xuyên tổ chức thi viết chữ đẹp để chọn ra những em viết đẹp, có tiến bộ để tuyên dương khen thưởng. Và những bài viết đó giáo viên nên lựa chọn theo chủ đề mà các em đang học. Ví dụ : Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, nói về các anh bộ đội thì thi viết chữ đẹp giáo viên có thể cho học sinh viết bài thơ : “ Quà của bố” của nhà thơ Phạm Đình Ân. - Luôn tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học bằng nhiều hình thức như : tranh ảnh, chữ mẫu đẹp phục vụ bài học, các động tác thể dục, các trò chơi, các bài hát, múa…. - Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ, có nhiều cố gắng trong việc rèn chữ. PHẦN IV : KẾT QUẢ Do nắm được vai trò quan trọng của việc rèn chữ - giữ vở trong phân môn tập viết, nên tôi đã tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ học. Nếu so với đầu năm nhiều em viết xấu, viết ẩu thì bây giờ chữ viết có tiến bộ nhiều, chữ viết tương đối tròn đều, khoảng cách các chữ đúng quy định. Nhiều em viết chữ đúng chuẩn và đẹp . Một số em đầu năm học còn bị điểm kém thì nay đã tiến bộ nhiều. Với các kết quả trên, qua các đợt kiểm tra vở sạch chữ đẹp tập thể lớp 2A1 do tôi chủ nhiệm đều đạt lớp vở sạch chữ đẹp. Đặc biệt trong đợt thi viết chữ đẹp của Quận lần này lớp tôi cũng có em : Trần Đức Đạt được nhà trường chọn để tham gia cuộc thi viết chữ đẹp do Quận tổ chức . * Trên đây là một số suy nghĩ và những việc mà tôi đã làm để rèn chữ và giữ vở cho học sinh mà tôi đã áp dụng. Tôi tin rằng, nếu mỗi người giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tậm dạy bảo thì các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.
  13. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý kiến của Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2006 Người viết Vũ Thị Thu Hà

Skkn một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

  • doc
  • 25 trang

UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN

Nghiªn cøu khoa häc s ph¹m øng dông

§Ò tµi:

Một số giải pháp
rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Hä vµ tªn: Lưu Thị Thúy Nga
Chøc vô: Gi¸o viªn
§¬n vÞ: Trêng TiÓu häc Chu V¨n An

Hải,
Tháng
2 nămVIỆT
2014 NAM
CỘNG HÒA XÃCát
HỘI
CHỦ
NGHĨA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ:

1

Họ và tên : Lưu Thị Thúy Nga
Ngày, tháng, năm sinh: 02 - 11- 1977
Đơn vị : Trường Tiểu học Chu Văn An
Điện thoại : 0963130935
II.NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :

Tên đề tài: Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 .
III. CAM KẾT

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.
Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng
kiến kinh nghiệm, tụi hoàn toàn chịu tránh trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo
Phòng GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.
Cát Bà, ngày 2 tháng 3 năm 2014
Người cam kết

Lưu Thị Thúy Nga

MỤC LỤC

STT

1

2

Nội dung

I. Tóm Tắt đề tài

Trang

4

2

II. Giới thiệu

3

5
6

III.
Phương
pháp
nghiên
cứu
4

1.Khách thể nghiên cứu

6

5

2.Thiết kế nghiên cứu

7

6

3.Quy trình nghiên cứu

7

7

4.Đo lường và thu thập dữ liệu

8

8

IV. Phân tích và bàn luận

9

9

V. Kết luận và khuyến nghị

11

10

VI. Tài liệu tham khảo

12

11

VII. Phụ lục

12

I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu
học. Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các
môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu

3

của học tiếng Việt trong nhà trường - kỹ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu,
rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài đọc tốt, nhờ vậy kết
quả học tập sẽ cao hơn. Ngược lại, viết xấu đọc chậm kết quả học tập sẽ bị ảnh
hưởng rất nhiều.
Ngoài ra tập viết còn góp phần hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức
cho học sinh như: tính cẩn thận, tính kiên trì, tính kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Từ lâu vấn đề rèn chữ đẹp cho học sinh luôn được đề cập và mang tính cấp
bách đối với các thầy cô trực tiếp giảng dạy. Hướng chỉ đạo chuyên môn của các
cấp cũng đặc biệt quan tâm đến việc rèn chữ cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu về
đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện, các
cuộc thi chữ viết đẹp hàng năm càng có kết quả cao và càng được coi trọng.
Đối với phân môn tập viết ở lớp 2 hiện nay,các em học sinh bắt đầu được tập
viết các chữ hoa theo mẫu chữ hiện hành. Tập viết chữ cỡ vừa xen lẫn cỡ chữ
nhỏ rồi chuyển dần sang cỡ nhỏ.Nếu như ở lớp 1 các em mới làm quen với chữ
hoa ở mức độ tập tô thì ở lớp 2 yêu cầu cao hơn đó là phải viết được chữ hoa
đúng mẫu, ngoài ra các em còn phải biết cách viết chữ nghiêng.
Việc viết đúng và đẹp đối với học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh tiểu học
nói chung là cả một vấn đề không phải dễ đạt.Học sinh sẽ không thể viết đúng
và đẹp nếu như không nắm chắc cấu tạo của mỗi con chữ và không được rèn
luyện thường xuyên.
Để hỗ trợ việc dạy học nội dung này, lâu nay giáo viên vẫn sử dụng bộ chữ
mẫu trong bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt, kết hợp với que chỉ, phấn màu...kèm theo
lời mô tả giải thích. Tuy nhiên việc chỉ dùng lời nói và những hình ảnh chữ mẫu
tĩnh và cách hướng dẫn bằng que chỉ tô khan trên chữ mẫu để minh hoạ thì học
sinh vẫn khó hình dung, việc tiếp thu bài phần nào còn hạn chế. Qua đề tài này
tôi muốn đưa ra một số giải pháp có hiệu quả nhằm rèn cho học sinh lớp 2 viết
đẹp hơn .
Nghiên cứu được thực hiện trên lớp 2a1 trường Tiểu học Chu Văn An –
Huyện Cát Hải, giải pháp thay thế: sử dụng một số giải pháp rèn chữ viết cho
4

học sinh lớp 2 và ứng dụng CNTT vào những bài dạy tập viết chữ hoa , dạy thực
nghiệm trong học kỳ I năm học 2013- 2014. Kết quả cho thấy tác động đó có
ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình kiểm tra sau
tác động (ĐTBstđ= 8,1) cao hơn điểm trung bình kiểm tra trước tác động (ĐTB ttđ
= 6,9) là 1,2.
II. GIỚI THIỆU
Trường Tiểu học Chu Văn An là một trong những điểm sáng của huyện Cát
Hải. Trong những năm qua nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ
giáo viên được học tập nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ. Với đội
ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm, học sinh nhà trường có truyền
thống hiếu học, các em đều chủ động học tập, hầu hết học sinh đều hứng thú
trong học tập.
Trong những năm học gần đây trường đã trang bị màn hình, máy tính, máy
chiếu. Do đó giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn trong giảng dạy các môn
học.Tuy nhiên số giáo viên biết sử dụng và khai thác các phần mềm dạy tập viết
chữ hoa phục vụ cho dạy tập viết chưa nhiều. Học sinh lớp 2 mới được làm quen
với chữ hoa và chữ cỡ vừa ở học kỳ 2 của lớp 1. Vì thế việc dạy tập viết chữ hoa
còn gặp khó khăn. Kết quả là học sinh lớp 2 viết chữ hoa còn chưa đẹp .
Giải pháp thay thế: Sử dụng một số giải pháp rèn chữ cho học sinh lớp 2
nhằm giúp học sinh nắm vững cấu tạo của mỗi chữ hoa, độ rộng, độ cao, cách
đưa bút, điểm dừng bút ,điểm đặt bút để viết một chữ. Biết so sánh điểm giống
và khác nhau giữa các chữ hoa, từ đó biết vận dụng cách viết chữ đã học vào
viết chữ mới, có kỹ năng viết, viết đúng mẫu và viết đẹp.
Cụ thể là:
1. Luyện viết trên bảng con của học sinh .
2. Luyện viết trong vở tập viết.
3. Luyện viết chữ trong các môn học khác.
5

4. Sử dụng phương pháp hướng dẫn từng học sinh luyện tập.
5. Thực hiện công tác “Vở sạch chữ đẹp” ngay từ những ngày đầu của năm
học
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy tập viết.
Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2
có nâng cao chất lượng dạy tập viết chữ hoa cho học sinh lớp 2 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp
2 có nâng cao chất lượng dạy tập viết chữ hoa cho học sinh lớp 2 trường tiểu
học Chu Văn An.
III. ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
1. Khách thể nghiên cứu
Lựa chọn đề tài nghiên cứu này tôi có những thuận lợi sau:
* Giáo viên
Tôi là giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2 trong nhiều
năm, đã có kinh nghiệm trong việc giảng dạy vµ luyÖn ch÷ cho häc sinh. Bản
thân tôi luôn nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, thêng xuyªn tham
gia vµ ®¹t gi¶i trong cuéc thi viÕt ch÷ ®Ñp cÊp HuyÖn.
* Học sinh
Lớp 2A1 là lớp được lựa chọn nghiên cứu có những đặc điểm sau:
Đa số học sinh tích cực chủ động trong các hoạt động học tập. Kết quả học tập
năm trước đạt kết quả cao. Ch÷ viÕt häc sinh kh¸ ®Òu, ®óng mÉu. Phong trµo vë
s¹ch ch÷ ®Ñp cña líp ®¹t kÕt qu¶ kh¸ tèt.
Bảng 1: Bảng sĩ số học sinh lớp 2a1
Lớp 2A1

6

Tổng số
30

Nam
15

Nữ
15

B¶ng 2:XÕp lo¹i vë s¹ch ch÷ ®Ñp ®Çu n¨m

Lớp 2A1

Tổng số
lo¹i A
30

Lo¹i B
23

7

2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi lựa chọn thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động
với nhóm duy nhất, tôi chọn nhóm nghiên cứu là toàn bộ học sinh lớp 2a1 gồm
30 học sinh. Kết quả kiểm tra trước tác động như sau:
Bảng 3 : Kết quả kiểm tra trước tác động của nhóm nghiên cứu
Mốt
Trung vị
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn

8
7
6,9
1,1

Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Thực
nghiệm

Kiểm tra trước
tác động

Tác động

01

X

Kiểm tra sau tác
động
02

Ghi chú: X – Sử dụng phương pháp đề xuất của đề tài.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng một số giải pháp rèn chữ cho học
sinh, ứng dụng CNTT, tham khảo bài giảng của đồng nghiệp .Chuẩn bị màn
hình máy chiếu,scan chữ mẫu...Kịp thời kèm cặp ,sửa sai cho học sinh trọng tất
cả các giờ học tập viết và các giờ học khác.Ngoài ra:
- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của tiết dạy
- Mối quan hệ giữa bài cũ và bài mới
- Xác định trọng tâm cần hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con hay vào vở.
7

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Mẫu chữ, phấn mầu, thước kẻ, que chỉ bảng.
- Một số bút chì đã vót, dao gọt bút, một số bút mực (dự phòng nếu bút học
sinh bị hỏng hoặc quên ).
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm trong học kỳ I, theo phân phối
chương trình và kế hoạch, thời khóa biểu của nhà trường, của lớp để đảm bảo
tính khách quan.
Bảng 5: Thời gian thực nghiệm
STT
1
2
3
TËp
viÕt
4
5

M«n
TËp viÕt
TËp viÕt
Ch÷ hoa O

Bµi
Ch÷ hoa M
Ch÷ hoa N
16

TiÕt
14
15

TËp viÕt
TËp viÕt

Ch÷ hoa P
Ch÷ hoa Q

20
21

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra sau tiết 13 do tôi tự thiết kế.
Bài kiểm tra gồm: một bài tập viết theo mẫu chữ, một bài tập trả lời câu hỏi về
cấu tạo chữ.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi kết thúc bài chữ hoa Q.
Đề bài do tôi tự thiết kế sau đó tôi có tham khảo các giáo viên trong nhà trường
để đảm bảo độ tin cậy giá trị dữ liệu. Đề bài gồm 1 bài tập viết theo mẫu và 4
câu hỏi với các nội dung về cấu tạo chữ để đánh giá sát với nội dung nghiên
cứu, tính theo thang điểm 10.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện tiến hành dạy thử nghiệm xong, tôi đó tiến hành kiểm
tra học sinh theo kế hoạch đề ra, nhờ giáo viên dạy cùng khối chấm bài và lên
điểm để đảm bảo tính khách quan.

8

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 6: So sánh điểm trung bình của bài
kiểm tra sau tác động và bài kiểm tra trước tác động

Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của phép kiểm chứng

Kiểm tra

Kiểm tra

trước tác động
6,9
1,1

sau tác động
8,1
1

Ttest phụ thuộc

3,8

Bảng 7: So sánh xÕp lo¹i vë s¹ch ch÷ ®Ñp tríc vµ sau t¸c ®éng
Tæng sè
§Çu n¨m
Sau t¸c ®éng

Lo¹i A
22
26

Lo¹i B
8
4

Qua nghiên cứu ở trên ta thấy điểm trung bình trước tác động là 6,9 và
sau tác động là 8,1 điều đó cho thấy kết quả điểm trung bình tăng, kết quả phép
kiểm chứng T-test phụ thuộc cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm
nghiên cứu trước và sau khi tác động là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm
trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng
không phải ngẫu nhiên mà do có sự tác động bởi nhóm nghiên cứu. Chênh lệch
giá trị trung bình chuẩn SMD=(ĐTB sau tác động - ĐTB trước tác động)/độ lệch
chuẩn trước tác động =(8,1- 6,9)/1,1= 1 điều đó cho ta thấy vận dụng linh hoạt
các phương pháp đề xuất của tôi trong giảng dạy phân môn tập viết có ảnh
hưởng lớn đến điểm trung bình chung học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn
(tra bảng Cohen).
Giả thuyết của đề tài " Sử dụng mét sè gi¶i ph¸p rÌn ch÷ viÕt cho häc sinh
líp 2 cã nâng cao chất lượng d¹y tËp viÕt ch÷ hoa cho häc sinh lớp 2 trêng tiÓu
häc Chu V¨n An - huyện Cát Hải" đã được kiểm chứng.
9

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động trên nhóm nghiên cứu

2.Bàn luận kết quả
*Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là TBC= 8,1 so với
kết quả bài kiểm tra trước tác động TBC= 6,9. Điều đó cho thấy điểm TBC
trước và sau tác động khác nhau rõ rệt. Kết quả đó cho thấy sự chênh lệch đó
không phải ngẫu nhiên mà là do có sự tác động.
* Hạn chế
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm dạy chữ viết hoa ở tiểu học là rất tốt.Xong
để có hiệu quả và tiến hành thuận lợi ít tốn kém người giáo viên cần phải có
trình độ về công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết kế giáo án điện tử, biết thiết kế
kế hoạch bài học hợp lý.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tôi đã rút ra một số kinh nghiệm
như sau: Giáo viên cần chuẩn bị trang bị phần mềm dạy viết chữ hoa dành riêng
cho việc dạy tập viết, mỗi tiết dạy cần soạn bài kỹ,lập kế hoạch bài học;vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy
học sẽ kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong

10

giờ học mà học sinh không nhàm chán.Việc sử dụng CNTT vào giảng dạy tập
viết lớp 2 sẽ mang lại kết quả cao.
Ngoài ra muốn thành công trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh, nhất
là ở khối lớp 2 tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như đã trình bày ở trên, để
phổ biến đề tài trong thực tế.
Giáo viên cần khảo sát phân loại chữ viết của học sinh thành những nhóm
chính để có kế hoạch rèn chữ cho từng đối tượng học sinh. Cụ thể:
- Nhóm viết chữ đúng mẫu, trình bày sạch đẹp
- Nhóm viết sai mẫu: nét ngửa, mất nét, chữ nhọn, gãy nét, đánh dấu sai vị
trí, khoảng cách xa quá (gần quá)
- Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp, chưa đúng (có
thể là do thế ngồi, do cách cầm bút, do thiếu thận trọng, không tập trung...) từ đó
tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục yếu điểm.
- Sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện để kèm cặp các em (ví dụ: Em viết xấu, chậm
nên cho ngồi đầu bàn để giáo viên dễ uốn nắn, sửa sai), đồng thời quan tâm đến
thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp theo định kỳ.
* Khuyến nghị
- Đối với các cấp lãnh đạo: Tổ chức nhiều chuyên đề để giáo viên được học
hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Mở các lớp bồi dưỡng
ứng dụng CNTT , khuyến khích động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy
học.
- Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn
thông qua các tài liệu, sách báo, mạng Internet. Mỗi giáo viên cần có sự tận tâm,
nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.Trong mỗi giờ dạy phải tạo được sự say mê cho bản
thân cũng như hứng thú cho học sinh. Biết tuyên dương khen thưởng kịp thời
những em có nhiều cố gắng tiến bộ trong việc rèn chữ-giữ vở.

11

Với kết quả của đề tài này tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp cùng nhau
góp ý xây dựng để giúp cho giáo viên có thể áp dụng đề tài này vào công tác
giảng dạy của giáo viên cho học sinh lớp 2 để nâng cao chất lượng học tập của
học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Nxb GD&ĐT
2-Tâm lý học tiểu học. Nxb GD&ĐT
3- Phương pháp dạy tập viết ở tiểu học. Nxb GD.
4- Mạng Internet.

VII.Phô lôc
Phụ lục 1: Các giải pháp cụ thể:
1.Luyện viết trên bảng con của học sinh
Đây là hình thức luyện tập rất có hiệu quả. Thông qua luyện viết trên bảng giáo
viên dễ phát hiện lỗi sai của học sinh, học sinh được tự sửa tự rút kinh nghiệm
và tập viết lại ngay.
Sau khi hướng dẫn viết trên bảng lớp giáo viên cho học sinh luyện tập viết
chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở. Học sinh có thể tập viết
chữ cái, các chữ hoặc từ có 2 hoặc 3 chữ cái vào bảng con.

12

Khi sử dụng bảng con, giáo viên cũng cần lưu ý hướng dẫn các em cả cách
lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay để sau khi
viết giữ vệ sinh (phải có giẻ ướt để lau). Viết vào bảng xong, học sinh cần giơ
lên để giáo viên kiểm tra, giáo viên sửa sai ngay trên bảng con của học sinh
bằng phấn màu để bản thân học sinh viết sai rút kinh nghiệm và cả lớp cùng rút
kinh nghiệm. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức luyện tập này và
nên tận dụng hết bảng.
2. Luyện viết trong vở tập viết
Muốn học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỷ
mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài viết (chữ mẫu, các dấu chỉ
khoảng cách chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét...) trước khi học sinh viết
mỗi chữ ở mỗi dòng giáo viên cần chỉ rõ độ cao độ rộng của các con chữ, các
chữ ,điểm dừng bút đặt bút và cách viết liền mạch giúp các em viết đủ, viết đúng
số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ
giúp các em viết tốt hơn ở những dòng sau.
Trong giờ tập viết, trước khi học sinh viết vở giáo viên nêu yêu cầu, nội
dung của từng bài để học sinh phải đạt được. Giáo viên quan tâm đến tư thế
ngồi, cách cầm bút của học sinh. Khi học sinh viết bảng, giáo viên phải quan sát
nhanh để uốn nắn kịp thời cho các em vì khi viết bảng, giơ bảng cô dễ theo dõi
cả lớp hơn khi viết vở.
Khi viết vở : Cô hướng dẫn các em nhận xét chữ mẫu từng nét, từng chữ,
vừa giảng vừa viết chữ thứ nhất, chữ thứ hai... Chú ý khoảng cách giữa các chữ,
chiều cao, độ rộng của từng con chữ. Sau đó giáo viên đi kiểm tra thật nhanh
những học sinh yếu ngồi đầu bàn trước rồi kiểm tra cả lớp. Giáo viên nhận xét,
sửa chữa những sai sót về chữ, về dòng cho các em sau đó giáo viên gõ thước
lệnh cho các em viết cả dòng. Bên cạnh đó giáo viên ghi lại những thiếu sót của
từng em cụ thể những em viết chữ nhọn, những em viết chữ đổ ngửa, nét khuyết
bị gãy, những em viết chữ chưa đúng dòng, những em viết chữ khoảng cách quá
13

xa, chưa nối liền các nét, vở bẩn... Nắm được sai sót của từng em để nhắc nhở
kịp thời và uốn nắn sửa chữa cho các em.
Sau mỗi tiết tập viết giáo viên đưa những bài viết đúng, chữ đẹp động viên
khích lệ kịp thời các em giữ vở sạch, chữ đẹp để các em có tiến bộ, các em sẽ
phấn khởi và hào hứng thi đua giữ vở sạch, chữ đẹp.
3. Luyện viết chữ trong các môn học khác
Việc rèn chữ phải được tiến hành thường xuyên ở tất cả các môn học khác
và ở tất cả các khối lớp. Xong ở mỗi khối lớp lại có yêu cầu khác nhau sao cho
phù hợp với tuổi và kiến thức nhận biết mà các em được trang bị. Cần tận dụng
việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết. Đối với
lớp 2 nói riêng, bậc tiểu học nói chung, sự nghiêm khắc của giáo viên về chất
lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế việc luyện tập chữ
viết mới được củng cố đồng bộ thường xuyên. Việc làm này đòi hỏi ở người
giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận
và lòng yêu nghề, mến trẻ.
Ngoài tiết tập viết giáo viên có thể luyện chữ cho học sinh có hiệu quả
trong tiết chính tả. Khi học sinh bắt đầu viết bài. Giáo viên nhắc nhở các em viết
đúng chính tả. Rồi trong khi vừa đọc cho học sinh viết vừa đi đến từng bàn để
kèm chữ, nhắc từng em viết còn yếu viết chưa đúng mẫu, chỉ cho các em biết
chỗ mình cần sửa. Ví dụ: Em An chú ý viết đúng điểm cắt của nét khuyết trên,
nét khuyết dưới, em Bình cần viết nét móc cho thẳng, em Cúc cần viết đủ độ
rộng các con chữ...Thậm chí có thể bắt tay học sinh đối với những em viết quá
yếu. Việc nhắc nhở và chỉ bảo liên tục tại chỗ đó sẽ là những lưu ý để học sinh
sửa ngay. Tiết chính tả nào cũng sửa như vậy chắc chắn các em sẽ viết tiến bộ.
Ngoài tiết chính tả, giáo viên có thể áp dụng cách đó trong tiết tập làm văn hay
luyện từ và câu. Hoặc trong những môn học khác như môn toán: việc rèn chữ có
thể tiến hành khi học sinh viết bảng, học sinh làm bài giải vào vở.
4. Sử dụng phương pháp hướng dẫn từng học sinh luyện tập
14

Trong tập viết, việc hướng dẫn từng học sinh luyện tập ngày càng cần thiết,
vì đây là môn học rèn kỹ năng. Muốn vậy giáo viên cần nắm vững khả năng viết
chữ của từng em. Đặc biệt là những em hay viết sai, chữ viết xấu, viết chậm thì
giáo viên phải hướng dấn cụ thể đối với từng em. Chỉ cho em đó chỗ nào sai chỗ
nào chưa đúng mẫu, cách sửa như thế nào.
5. Thực hiện công tác “Vở sạch chữ đẹp” ngay từ những ngày đầu của
năm học .
* Giáo dục nhận thức
Đầu năm học, giáo viên cần chú ý dạy cho các em biết yêu quý và giữ gìn
sách vở luôn sạch đẹp. Khi lên lớp trên các em sẽ có thói quen này.
* Đồ dùng của học sinh
Đồ dùng học tập của học sinh phải đầy đủ: Bảng có kẻ li rõ ràng, phấn viết
có chất lượng tốt, giẻ lau bảng ẩm và sạch, bút vừa cỡ tay để các em không bị
mỏi khi cầm, vở phải có đủ bìa, nhãn, không xé trang, không bôi mực ra vở,
không gập ngược làm quăn mép, quăn gáy. Khi viết luôn có đôi bàn tay sạch.
- Trình bở vở đúng quy định của Sở giáo dục.
- Chọn vở đảm bảo giấy có dòng kẻ, không nhoè, viết không in sang trang
bên.
- Bút viết nét vừa phải (không quá to, không quá nhỏ), không được viết bút
bi, thống nhất viết mực tím.
- Giáo viên cần làm mẫu trên bảng, trong vở luyện, chữ trong giáo án cẩn
thận ngay từ đầu năm để hình thành nề nếp.
* Tư thế ngồi viết
- Ngay từ buổi đầu ổn định tổ chức, giáo viên cần hướng dẫn tư thế ngồi
đúng cho học sinh: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực xuống bàn, đầu

15

hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20-25cm. Bên cạnh đó giáo viên cần phải thường
xuyên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời cho các em.
* Cách cầm bút
Hướng dẫn các em biết cách cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đẹp, đỡ mỏi
tay và nâng cao tốc độ viết. Cầm bút vừa chặt để không tuột bút, không co thắt
cổ tay. Điều khiển bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Khi viết, ngòi
bút úp xuống, không quay nghiêng để tránh ngòi bút cạo giấy.
* Cách đặt vở
Đặt nghiêng về bên phải so với mép bàn một góc khoảng 30 o. Sở dĩ phải
đặt vở như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết là từ trái sang phải. Đặt
vở đúng sẽ giúp các em viết thuận lợi và nâng cao tốc độ viết.
* Phối hợp các lực lượng giáo dục
- Phối hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để đảm bảo các điều
kiện vật chất cho việc tập viết của các em ở trường cũng như ở nhà. Phòng học
phải có đủ ánh sáng theo quy định của vệ sinh học đường. Bàn ghế phải phù hợp
với tầm vóc của học sinh.
Bên cạnh đó, nhắc nhở phụ huynh luôn quan tâm đến tư thế ngồi, cách cầm
bút, để vở của các em luyện viết ở nhà để hình thành thói quen cho các em.
6. Ứng dụng CNTT trong dạy tập viết
Lâu nay trong tiết tập viết giáo viên đều sử dụng bộ chữ mẫu trong bộ đồ
dùng dạy học tiếng việt kết hợp với que chỉ ,phấn màu để hướng dẫn học sinh về
quy trình viết chữ hoa.Tuy nhiên việc hướng dẫn như vậy học sinh con khó hình
dung. Sử dụng phần mềm dạy tập viết chữ hoa cho học sinh tiểu học và ứng
dụng CNTT trong dạy tập viết là hình thức minh hoạ trực quan sinh động hấp
dẫn ,tỉ mỉ, cụ thể khiến học sinh dễ hiểu và nắm bài tốt.

16

Trước khi dạy giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có sử dụng phần mềm dạy
tập viết chữ hoa. Khi dạy bài mới,hướng dẫn học sinh viết bảng và vở thì kết
hợp trình chiếu hình ảnh minh hoạ và quy trình viết trên màn hình máy tính,máy
chiếu.
Ví dụ :Đưa hình ảnh chữ mẫu lên màn hình.
-Hỏi : Quan sát chữ mẫu và cho biết chữ Q viết hoa cao mấy dòng ly,rộng
mấy ô ly và gồm mấy nét ?-HS trả lời
- GV chốt cấu tạo chữ.Lúc này chữ trên màn hình sẽ đổi màu từng nét đồng
thời động đậy hoặc nhấp nháy để học sinh rõ : chữ hoa Q gồm 2 nét.
-Hướng dẫn quy trình viết chữ Q :GV chỉ cần thuyết minh bằng lời còn
màn hình sẽ hiện hình viên phấn viết chữ theo lời minh hoạ của cô.

Phô lôc 2: KÕ ho¹ch bµi häc:
tiÕt 21: ch÷ hoa Q
I. MỤC TIÊU:

Giúp HS

- Biết viết chữ hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ
- Viết đúng các cụm từ ứng dụng: Quê hương tươi đẹp” theo cỡ nhỏ, chữ
viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II. ĐỒ DÙNG
- Máy tính,máy chiếu..
- Vở mẫu.

17

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ(2-3’)
- Giờ trước chúng ta đã luyện viết chữ hoa P và

Hoạt động của trò
-HS viết bảng

cụm từ ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn.
- Viết 1 chữ hoa P và 1 chữ hoa O cỡ vừa.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
- Giờ tập viết hôm nay, chúng ta luyện viết con
chữ hoa Q trong cụm từ Quê hương tươi đẹp.

- HS nêu tên bài.

- GV ghi tên bài: Chữ hoa Q
b)HD viết bảng (10- 12’)
* Chữ hoa Q (3-5’) (slide 1)
- GV bấm cho HS quan sát và hỏi:
(?) Quan sát chữ hoa Q cho biết chữ hoa Q
cao mấy dòng li? Gồm mấy nét?

- Chữ hoa Q cao 5 dòng li,
gồm 2 nét.

=> GV: Chữ hoa Q cao 5 dòng li, gồm hai nét :
Nét thứ nhất là nét cong kín phần cuối lượn vào
trong bụng chữ. Nét thứ hai là nét lượn ngang
như làn sóng.( màn hình hiện chữ và cách viết
động)
(?) Vậy chữ hoa Q có nét nào giống các chữ - Chữ hoa Q có nét thứ nhất
đã học ?(slide 2) đổi màu chữ và nét cần hỏi

giống với chữ hoa O

nhấp nháy

- HS quan sát.

- GV viết mẫu + hướng dẫn viết : ĐB trên ĐK6
đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối
lượn vào trong bụng chữ. Đến ĐK 4 thì lượn lên
một chút rồi DB giữa dòng li số 4. Từ điểm DB
của nét 1, đưa bút xuống dưới ĐK2, phía trong
bụng chữ, viết nét lượn ngang từ trong ra ngoài.
18

DB trên ĐK2. Giáo viên nói đến đâu nét phấn
trên màn hình chạy đến đó.
- Viết một chữ Q hoa vào bảng con (GV quan

- HS viết bảng.

sát, nhắc nhở) – Cách 1 ô, viết tiếp cho cô một
chữ hoa Q nữa.
- GV nhận xét (các nét, độ cao, rộng, điểm ĐBDB)
* HD viết từ, cụm từ ứng dụng (5-7)
+) Chữ ứng dụng : Quê
- Đọc từ ứng dụng. (?)Chữ Quê được viết bằng - Quê
mấy con chữ? Nêu khoảng cách giữa các con - 3 con chữ: Q; u; ê
chữ ?( đổi màu từng con chữ)
(?) Độ cao của mỗi con chữ?
- GV tô và HD viết : ĐB trên ĐK 6 viết con chữ

- 5 li: Q; 2 li: u, ê ;
-HS quan sát

Q hoa cao 5 dòng li như cô đã hướng dẫn nối
liền với con chữ u và nét thứ nhất của con chữ ê
cao 2 dòng li. DB giữa dòng li thứ nhất. Nhấc
bút lên giữa dòng li thứ 3 viết dấu mũ của con
chữ ê được chữ quê. ( màn hình hiện phấn và
cách vết từng chữ)

-HS viết chữ Quê cỡ vừa

-Hãy viết 1 dòng chữ Quê cỡ vừa vào bảng con.
-Nhận xét, sửa sai cho HS
+) Câu ứng dụng : Quê hương tươi đẹp
- Đọc cụm từ ứng dụng?

- HS đọc

- Cụm từ Quê hương tươi đẹp là cụm từ có
nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước.
(?) Cụm từ Quê hương tươi đẹp được viết

- Viết bằng 4 chữ là : chữ

bằng bao nhiêu chữ? Khoảng cách giữa các chữ

quê, hương, tươi, đẹp. Mỗi

trong cụm từ là bao nhiêu ?

chữ cách nhau một thân con

- GVHD: ĐB giữa dòng li 3 viết chữ Q hoa, cao

chữ O.
- HS nghe , quan sát
19

2,5 li như cô vừa hướng dẫn. Rồi nối liền với
con chữ u cao 1 dòng li và nối tiếp với con chữ
ê cao 1 dòng li. DB trên ĐK ngang 1. Nhấc bút
lên dòng li thứ 2 viết dấu mũ của con chữ ê, ta
được chữ Quê.
Cách một thân con chữ o viết tiếp chữ hương.
Để viết chữ được đẹp em lưu ý điểm cắt của nét
khuyết trên con chữ h trên ĐK2 và điểm cắt nét
khuyết dưới con chữ g trên ĐK1.
Cách một thân con chữ o tiếp tục viết chữ tươi,
lưu ý nét nối và khoảng cách giữa con chữ ơ và
con chữ i.Cách 1 thân con chữ o viết chữ đẹp
chú ý nét ngang con chữ đ và dấu nặng đánh
dưới con chữ e.
(trên màn hình hiện quy trình viết)
c) Hướng dẫn viết vở (15- 17)
- Đọc thầm nội dung bài viết.
(?) Bài yêu cầu viết những gì ?

- 1 dòng chữ Q cỡ vừa, 2
dòng chữ Q cờ nhỏ.1 dòng
chữ Quê cỡ vừa, 1 dòng chữ
Quê cỡ nhỏ. 3 dòng cụm từ

- Cho HS quan sát vở mẫu.

ứng dụng…
- HS quan sát.

- Trước khi vào viết bài các em lưu ý : Ngồi
thẳng lưng đúng tư thế, viết theo mẫu chú ý tốc
độ viết và chỉ viết khi có hiệu lệnh.
- Yêu cầu HS chỉ tay vào dòng thứ nhất: Quan
sát kĩ mẫu, mỗi chấm em viết một chữ. Viết một
dòng chữ Q.
20

- HS viết bài .

Tải về bản full

Nâng cao hiệu quả rèn chữ viết cho HS lớp 2

Nâng cao hiệu quả rèn chữ viết cho HS lớp 2

A.Mở đầu:

a.Bối cảnh đề tài:

Rèn chữ viết cho học sinh luôn được ngành giáo dục và xã hội quan tâm.Hằng năm phòng giáo dục điều tổ chức cho học sinh thi vở sạch chữ đẹp nhằm khuyến khích động viên cho các em viết chữ đẹp.Nhiều thầy cô giáo đã góp công góp sức để cải tiến kiểu chữ,nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết.Tuy vậy nhiều học sinh vẫn còn viết sai,viết sấu,viết chậm.Rèn chữ viết cho học sinh nhằm giáo dục tính cẩn thận,cần cù cho học sinh.

Trong thực tế đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ.Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời nói,chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người.Chữ viết đúng,sạch đẹp rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc.

b.Lý do chọn đề tài:

Thực tế hiện nay,chữ viết của học sinh chưa đồng điều,một số em viết đẹp,một số các em viết chữ chưa đẹp,viết ẩu cẩu thả có nhiều em lại viết sai lỗi chính tả.Điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các em.Phải chăng học sinh do học nhiều môn nên không có thời gian luyện tập?Do chất lượng vở viết?...nhưng gì lý do gì đi nữa ta cũng nhận thấy rằng “Rèn chữ viết là rèn người”

Nhận thức được tầm quan trọng đó,chúng tôi đã tự học hỏi,tìm tòi cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 2 tổ khối 2 chúng tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh .

c.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Khi vào lớp 2,các em đã được đọc câu đoạn nhưng chưa biết dùng ký hiệu để ghi lại từng âm vị.Môn học tiếng viết giúp các em nắm vững kiến thức về ngôn ngữ.

Như vậy ở môn Tiếng Việt lớp 2 là nền móng của bậc tiểu học.Dạy Tiếng Việt lớp 2 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết khi học tập và là công cụ để các em sử dụng suốt đời.

d.Mục đích nghiên cứu:

Thực tế hiện nay,chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp,chưa đúng mẫu,sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn,tốc độ viết còn chậm,học sinh sử dụng nhiều loại bút-nhiều màu mực để viết bài nên còn hạn chế trong việc giữ gìn “vở sạch-viết chữ đẹp”.Đây là một mảng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm.Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng,viết nhanh,viết đẹp thì phong trào “vở sạch –chữ đẹp”mới có chất lượng.

Trong ngôn ngữ viết có chức năng giao tiếp và được qui định thống nhất.Mặc dù xác định được tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế cho thấy phần môn tiếng việt trong trường tiểu học còn chưa được coi trọng .Sách giáo viên, tài liệu tham khảo chưa cụ thể,chưa rõ ràng như những môn học khác nên việc dạy phân môn tập viết còn hạn chế.Qua thăm lớp,dự giờ ta thấy có giáo viên còn chưa nắm vững nên gọi các nét cơ bản để hướng vẫn học sinh.

Để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết và phát triển khả năng diễn đạt,điều trước tiên tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của môn luyện viết,mục tiêu là điểm tựa,gợi ý để tất cả học sinh đều hiểu được từng nét chữ ,từng âm,tiếng, từ…

B- NỘI DUNG

a. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.

Vở tập viết 2 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.

+Kiến thức:Giúp học sinh có hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao cở chữ, hình dáng,tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái ,khoảng cách các nét chữ, chữ ghi tiếng,cách viết các chữ viết thường,dấu thanh và chữ số.

+kỹ năng:Viết đúng qui trình- nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch.Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ .Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kĩ năng:như tư thế ngồi viết ,cầm bút, để vở…Bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc(không mắc quá 5 lỗi chính tả).

+Rèn học sinh viết đúng mẫu:

Đây là một yêu cầu quan trọng bậc nhất, vì vậy những học sinh được tiếp xúc đầu tiên sẽ làm các em dễ nhớ và nhớ lâu nhất.Chính vì vậy sau khi học sinh nhận được mặt chữ ,ghi âm bằng con đường qua mắt nhìn lưu lại hình ảnh con chữ các em phải tái hiện ngay con chữ đó trên bảng (vở) trong giờ học Tiếng Việt ngoài kỹ năng đọc, kỹ năng viết của học sinh cũng được thể hiện ngay.Học sinh được quan sát chữ mẫu của cô, nhận xét về chiều cao, độ rộng của chữ , cấu tạo của chữ gồm những nét nào và xem cô hướng dẫn cách viết từ điểm đặt bút đến cách đưa từng nét chữ, học sinh có thể nhập tâm ngay vào mẫu chữ và thể hiện điều đó ngay trên chiếc bảng học sinh.

b.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức.Nếu trẻ được viết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt .Ngựơc lại, nếu trẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng.

a/ Lý thuyết hoạt động:

Để viết được chữ thì học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của thần kinh và bắp thịt).Hoạt độngviết của học sinh được thực hiện qua thao tác sau:

-Làm quen với đối tượng:Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt,tai và tay sẽ làm theo.

-Nói đều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữ cái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó .

-Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc trước khi viết.

-Làm thử:Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy bằng các dụng cụ như bút, bảng, phấn, bút mực.

-Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.

b/Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:

-Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi.Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.

-Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng,thoải mái, trước hết học sinh biết kĩ thuật cầm bút bằng ba ngón tay( ngón trái, ngón trỏ, ngón giữa) ,bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay.Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động,nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.

Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng bốn đến năm ngón tay, khi viết vận động cổ tay cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi , sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được .

c/Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:

-Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn.Vì vậy ,nếu chữ viết được trình bày với khích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ ,từ đó dẫn đến cận thị.

Trong thời gian đầu,có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ .Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tùy theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.

c.BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:

Điều quan trọng bậc nhất để học sinh viết đúng chữ mẫu và đẹp là các phương tiện học tập gồm: bảng, bút,vở tập viết,bàn ghế đúng quy cách, ánh sáng đầy đủ.

Trong giờ Tiếng Việt phần tập viết của học sinh gồm viết bảng ở tiết 1 và viết vở ở tiết 2.Để học sinh có thể viết vào vở tốt, khâu viết bảng là rất cần thiết.Từ bài viết của học sinh ở bảng dễ theo dõi, kiểm tra và sửa sai ngay cho các em kịp thời.Về mẫu viết bảng cũng là vấn đề đáng nói, rất nhiều loại bảng có dòng ,ô kẻ khác nhau ,và mẫu kẻ ở bảng lại khác với bảng kẻ của cô, khác với vở ô li nên gây khó khăn cho Giáo Viên khi hướng dẫn học sinh viết và học sinh cũng khó thể hiện những điều cô dạy trên bảng vì các em mới học lớp 2 còn rất nhiều bỡ ngỡ.Vở ô li hiện nay chính là mẫu phổ biến, thông dụng nhất để học sinh dễ bắt nhịp theo và với học sinh lớp một càng ít qui định thì các em càng dễ tiếp thu, dễ nhớ bấy nhiêu.

Lý tưởng nhất hiện nay là mỗi học sinh có một chiếc bảng có kẻ ô giống như vở ô li mà học sinh đang tập viết gồm 5 li ngang và 5 li dọc trên một ô bảng .Khi sử dụng loại bảng này về phía giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần học sinh có thể vừa viết bảng vừa viết vở được. Về phía học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em vì chỉ có một hướng dẫn thống nhất các em sẽ không phải lẫn lộn giữa cách viết bảng và vở.Hiệu quả hơn nữa là chiếc bảng được gắn nam châm phía sau để học sinh sau khi viết bài xong có thể gắn bài lên bảng nam châm,các bạn khác sẽ phát hiện được chỗ đúng, chỗ sai của bạn và tự sửa được cho bạn ,cho bản thân mình .

Với học sinh lớp một,việc làm này lúc đầu có thể hơi khó nhưng ngày nào cũng được luyện tập sẽ trở thành thói quen nề nếp,sẽ tạo cho việc làm dễ hơn,hiệu qủa học cao hơn. GV cũng có thể sử dụng ngay bảng của học sinh để gắn ngayvào bảng nam châm, để sửa những lỗi sai phổ biến của cả lớp và dùng chiếc bảng học sinh để viết mẫu chữ cho học sinh quan sát và tập viết giống cô.

Vở tập viết in thuận lợi là chữ có sẵn, chữ mẫu in rõ ràng, đẹp nhưng cần cần có điểm đặt bút để học sinh biết khoảng cách giữa các chữ và viết bài được dễ dàng.

Ngoài các phương tiện nêu trên, bàn ghế đúng quy cách và ánh sáng trong phòng học là điều kiện rất quan trọng để giúp các em viết tốt .Vấn đề này Ban Giám Hiệu trường tôi hết sức quan tâm trang bị cho toàn trường đặc biệt là khối 1 bàn ghế đúng quy cánh theo tiêu chuẩn

Để giúp học sinh lớp2 viết đúng và đẹp trước tiên người giáo viên phải tự thống nhất một số thuật ngữ khi dạy tập viết để học sinh nghe quen tai và có thói quen nhận biết nhanh.

VD: “Đường kẻ” Học sinh nghe cô nói hiểu được đâu là đường kẻ ngang thứ nhất ,thứ 2, thứ 3, thứ 4….đường kẻ dọc trái ,đường kẻ dọc phải.

Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ chuẩn.Học sinh qua giờ học luyện tập, tập viết sẽ tự nhận xét được độ cao, kích thước của chữ, biết đựợc vị trí nằm trên đường kẻ nào, dòng kẻ thứ mấy thông qua chữ mẫu.

Việc tiếp theo quan trọng là học sinh phải nắm chắc điểm đặt bút đầu tiên.Biết được điểm dừng bút của một số chữ thường kết thúc ở điểm đặt bút hoặc ở đường kẻ ngang thứ hai.

Giáo viên có thể lặp lại điều này ở nhiều tiết học để học sinh luôn lưu ý nên hất quá tay chữ sẽ mất cân đối hoặc hất quá ít làm chữ viết giống như in.

Trong kỹ thuật viết tạo sự liền mạch giáo viên cần rèn học sinh biết cách rê bút ,lia bút để đảm bảo kỹ thuật và tốc độ viết chữ.

VD: Rê bút- viết chữ:n(cở chữ nhở)

Học sinh viết nét móc xuôi trái ( 1),dừng bút ở đường kẻ nhứ nhất,không nhấc bút mà ngược lên đường kẻ thứ 2 để viết nét móc 2 đầu , dừng bút ở đường kẻ số 2.

Khi học sinh viết bài, ngoài việc cầm bút đúng tư thế, muốn viết đúng và đẹp học sinh cần biết quan sát chữ mẫu để biết câú tạo chữ, nhận xét được chiều cao,độ rộng của chữ, nhìn cô hướng dẫn cách viết để nắm được kỹ thuật viết chữ và viết theo mẫu .

Đây là một trong những chữ khó viết ở phần chữ cái.Rất nhiều em khi viết đến chữ này đều bị mắcở phần nét thắt giữa. Giúp các em khắc phục tôi đã làm như sau :

Cho hs so sánh chữ Hvà chữ K( mẫu 2 chữ phóng to)

+Giống nhau:cùng có nét khuyết trên.Học sinh đã biết cách viết

+Khác nhau :chữ H có nét móc 2 đầu .

Chữ k có nét thắt giữa.

Để viết được đúng nét thắt giữa của chữ k, tôi đã phóng to riêng phần thắt giữa của chữ k trên khung chữ kẻ li.Học sinh nhận xét chiều cao,độ rộng của nét thắt:Nét thắt giữa gồm phần 2 phần:

+Phần trên nét thắt hơi giống chữ c lộn ngược

+ Phần dưới nét móc gần giống nét móc hai đầu

Tôi viết mẫu cho học sinh xem trên bảng từng phần của nét thắt,luyện học sinh viết ra bảng riêng từng phần của nét thắt cho học sinh quen tay .GVchú ý cho học sinh viết đúng nét này ngay từ khi cho học sinh học các nét cơ bản.

Sau khi học sinh đã viết được riêng từng phần nét thắt giữa,tôi hướng dẫn học sinh ghép hai phần rời của nét thắt để được nét thắt giữa hoàn chỉnh bằng cách rê bút nối 2 phần của nét thắt như sau :

Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết nét cong phải hơi chếch lên chạm đường kẻ ngang thứ ba vòng gần đến điểm đặt bút vừa xong rê bút viết liền nút nằm ngang trên đường kẻ ngang thứ 2,điểm kết thúc của nét nút thẳng với chỗ rộng nhất của phần trên nét thắt,rê bút nối liền với nét móc dưới và dừng bút ở đường kẻ thứ 2.

Học sinh viết xong sẽ mang bảng mẫu của mình cho các bạn xem.Học sinh nhận xét rút ra chỗ đúng cần học tập, chỗ chưa đúng cần phải sửa.Học sinh được tập viết lại nét thắt giữa cho đẹp sau đó mới viết chữ k hoàn chỉnh trên cơ sở cô giáo viết chữ mẫu trên bảng và nhận xét được: nét khuyết: cao 5 li,rộng 1 li.

Nét thắt giữa:cao 2 li, rộng 2 li rưỡi.Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 (sát bên trái đường kẻ dọc)viết nét trên dựa vào đuờng kẻ dọc cho thẳng đến đường kẻ ngang dưới thứ nhấ rê bút viết tiếp nét thắt giữa như trên,dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2.

Muốn luyện tập đạt kết quả tốt học sinh phải nắm chắc về:

+ chữ mẫu

+kỹ thuật viết chữ

Ngoài ra hs còn được rèn luyên thành kỹ năng như : Tư thế ngồi viết,cách cầm bút để vở,cách trình bày bài…cộng với ý thức tự giác của mỗi học sinh trong quá trình luyện tập sẽ làm bài viết của các em đẹp hơn.Học sinh được viết trên bảng, vở bài tập viết và viết cả vở ô li ( giờ luyện viết)

Để nhận biết bài viết của học sinh đã đúng ,đẹp chưa cần có sự kiểm tra đánh giá, côngviệc này phải tiến hành thường xuyên, Điều này chỉ có 2 ưu điểm sau.:

Giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu của học sinh,từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp.

Giáo viên giới thiệu nôi dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng ,sau đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng(chú ý đến các điểm quan trọng :độ cao các chữ cái,đặt dấu ghi thanh…)

Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ,học sinh theo dõi.

Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì?mấy dòng,cần lưu ý về cách nối chữ và đặt dấu thanh,khoảng cách giữa các chữ)

Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết.

Giáo viên chấm bài cho HS đã viết xong ở lớp

Nhận xét kết quả chấm bài,khen ngợi những bài đạt kết quả tốt.Nếu bài học dài,giáo viên có thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luện tập theo nội dung tương ứng.

c.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Được sự hỗ trợ của BGH tổ khối 1 bằng sự cố gắng ,sự quyết tâm của giáo viên khối 1 đã kiên nhẫn rèn luyện ,uốn nắn chỉnh sửa cho mỗi em.

Trong hội thi viết chữ đẹp vào CHKI trong khối có 2 học sinh đạt giải nhì cấp huyện

1.Trần Ng Phúc An

2.Lê Khánh Boăng

C.Kết luận:

a.Những bài học kinh nghiệm:

Qua một thời gian áp dụng,tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết.Viết nắn nót,cẩn thận thành thói quen của học sinh.Các em luôn tự giác trong học tập,sách vở luôn sạch đẹp.Phong trào “vở sạch,chữ đẹp” của tổ luôn được BGH nhà trường đánh giá cao.Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng,viết chữ đúng mẫu,tốc độ viết đúng qui định.Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú,say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.

Trong quá trình dạy luyện viết và hướng dẫn học sinh viết đúng,viết đẹp tôi nhận thấy trong môn học vần,tập viết là bộ môn thực hành có sự luyện tập thường xuyên hàng ngày.Tuy nhiên lứa tuổi các em còn nhỏ,rất ngại viết nhiều vì khi viết các em phải tập trung chú ý cao độ dễ gây mệt mỏi và cơ tay các em còn yếu nên nhanh bị mỏi dẫn đến các em viết ẩu ,chữ xấu,điểm kém làm cho các emchán viết ,ngại viết.Giáo viên trong quá trình dạy không nên cho học sinh viết quá nhiều bài,thực hiện một số biện pháp như tôi đã nêu ở trên.Đặc biệt động viên khen thưởng kịp thời những học sinh viết bài có tiến bộ.

Trong khi tập viết,học sinh được hoạt động cá nhân nhiều phát huy tính tích cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học.Phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách cho các em,rèn cho trẻ những phẩm chất đạo đức như:Tính cẩn thận,tinh thần kỹ luật và thẫm mỹ để sau này lớn lên các em sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.Trong nhà trường việc dạy học sinh viết đúng,viết đẹp cần được coi trọng từ lớp một và cả các lớp trên.

Để giúp các em học sinh viết sạch,đẹp thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị tốt những điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất giúp các em có được sự thoải mái khi viết.Đồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng một cách linh hoạt,có sự sáng tạo trong giảng dạy.Và một điều kiện không thể thiếu với mỗi người giáo viên đó là sự kiên trì,tính cẩn thận và luôn luôn yêu nghề mến trẻ.

b.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

Nhằm giúp cho giáo viên vận dụng triển khai áp dụng rèn chữ viết cho học sinh chữ viết ngày càng được các cấp ,các ngành quan tâm nhiều hơn nên giáo viên cần quan tân rèn chữ “nét chữ -nết người”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách Tiếng Việt lớp 1(SGK)

2.Sách tiếng Việt lớp 1 (SGV)

3.Tập viết lớp 1

4.Thế giới trong ta

MỤC LỤC

MỤC

NỘI DUNG

TRANG

1

2

3

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

KẾT LUẬN

1

2

8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chữ cho học sinh lớp 2

By Thiên Minh | 14/10/2018

Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người, với mong muốn hình thành cho các em học sinh có ý thức về việc rèn luyện chữ viết của mình giaitoan8.com xin gửi tới quý thầy cô tài liệu sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chữ cho học sinh lớp 2. Hy vọng qua tài liệu này sẽ giúp các thầy cô giáo thuận lợi hơn trong việc củng cố kiến thức cũng như hình thành kỹ năng viết chữ góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.

Bài viết liên quan

  • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
  • Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
  • Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống cho học sinh lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp
  • Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả

Lớp 2 là khối mà các em tiếp tục hoàn thành nét chữ của mình, để giúp các em luyện viết chữ đẹp hơn, thầy, cô có thể tham khảo sáng kiến kinh nghiệm rèn viết chữ cho học sinh lớp 2 dưới đây.

Sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chữ cho học sinh lớp 2 chọn lọc