Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân THPT, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THPT violet, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THCS violet, Một số biện pháp giúp HS hứng thú khi học môn GDCD, Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu môn GDCD THPT đạt giải quốc gia, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD 12, Sáng kiến kinh nghiệm công dân 7, Sáng kiến kinh nghiệm GDCD 9, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THPT violet, Một số biện pháp giúp HS hứng thú khi học môn GDCD, Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu môn GDCD THPT đạt giải quốc gia, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD 12, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THCS violet, Sáng kiến kinh nghiệm mon GDCD 8, Sáng kiến kinh nghiệm GDCD lớp 10, Sáng kiến kinh nghiệm GDCD 91.MỞ ĐẦU.                                                             
1.1. Lí do chọn đề tài:
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
Đáp ứng mục tiêu trên, môn GDCD ở trường THPT có ý nghĩa và tầm quan
trọng trong việc giáo dục, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Một
trong những đặc thù tri thức môn học là trang bị TGQ, PPL khoa học, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, để giảng dạy hiệu quả tri thức triết học cho học
sinh, mà đặc biệt là học sinh lớp 10 phổ thông hiện nay không phải là một việc làm đơn giản. Đối với các em, kiến thức về triết học là mới mẻ, việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức là rất trừu tượng, khó hiểu. Ngay cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng vẫn sợ triết học. Vì vậy dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú học tập. Đa số chỉ học vẹt, học qua loa mà không hiểu cái hay của triết học, cái giá trị cải tạo thực tiễn, cải tạo bản thân của triết học nên không thích học bộ môn này.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy môn
GDCD luôn trăn trở làm sao để học sinh tiếp nhận tri thức bộ môn một cách nhẹ
nhàng, dễ hiểu. Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy một trong các biện pháp giảng dạy hiệu quả tri thức triết học trong chương trình GDCD 10 là vận dụng các tri thức liên môn trong đó có văn học. Vì vậy, tôi mạnh dạn vận dụng một số thể loại văn học vào bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”

Chính mục tiêu và đặc thù tri thức của các bài dạy triết học khiến các GV đã và đang thường xuyên khai thác truyện kể để dạy học các bài này.


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng của việc học tập môn GDCD ở trường THPT. Thông qua đó nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng cách vận dụng các câu chuyện triết học,  truyện ngụ ngôn vào giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:  Phần công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học- GDCD 10
- Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 10 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a/ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh..- Phương pháp thực nghiệm, điều tra, khảo sát
b/ Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp vấn đáp; phương pháp hoạt động nhóm; phương pháp thuyết trình kiểu diễn tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; kĩ thuật “ Khăn trải bàn”; phương pháp phân tích, bình giảng.
c/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
          Trước khi thực hiện giờ dạy, tôi sẽ làm phiếu thăm dò thái độ của các em về kiến thức phần triết học. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp tôi tiến hành kiểm tra 45 phút ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
d/ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
          Khi đã có kết quả điều tra, tôi thống kê, phân loại để nhận biết được thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng như hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai đề tài này. Cách thức khai thác chúng trong trong quá trình dạy học, tức là căn cứ vào mục đích dạy học để chọn lựa cách thức khai thác, sử dụng sao cho phù hợp. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:
          a.Vai trò và ý nghĩa của truyện kể đối với quá trình dạy học các bài triết học trong môn GDCD lớp 10 trước hết được thể hiện ở chỗ nó tạo ra sự hứng thú và hấp dẫn cho bài học. Sự hấp dẫn ấy đến từ chính nội dung cốt truyện, từ những tình tiết, những mâu thuẫn nảy sinh và cách giải quyết các tình huống qua cách kể của người GV.
Bên cạnh đó, đối với các bài học này, truyện kể sẽ giúp cụ thể hóa được tính trừu tượng, khái quát vốn có của tri thức triết học nói chung. Nhờ đó, những đơn vị kiến thức có trong bài học sẽ được giải thích và chứng minh một cách dễ hiểu.
Ngoài ra, nếu được sử dụng một cách khoa học và nghệ thuật, truyện kể còn góp phần bồi dưỡng và phát triển các năng lực cơ bản, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
 Trong hệ thống các tư liệu dạy học môn GDCD, truyện kể một khi được khai thác đúng lúc, đúng mức, đúng yêu cầu sẽ luôn đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các bài học triết học. Điều này xuất phát từ chính giá trị của bản thân truyện kể trong việc hình hành và bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Để khai thác hiệu quả truyện kể, lí luận và thực tiễn cho thấy rằng bên cạnh nguồn truyện kể phải đảm bảo tính thẩm mĩ, giáo dục thì kĩ năng sử dụng truyện kể của người GV gắn liền với năng lực chọn truyện, xác lập phương cách, chất giọng, cử chỉ, ngôn từ, phong cách,... đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng nguồn tư liệu đặc thù này.
Vấn đề đáng lưu ý nhất trong quá trình sử dụng truyện kể là GV cần nắm vững cách thức khai thác chúng trong trong quá trình dạy học, tức là căn cứ vào mục đích dạy học để chọn lựa cách thức khai thác, sử dụng sao cho phù hợp. Nhìn chung, truyện kể thường được khai thác theo các hướng sau đây:

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

FILE Sáng kiến kinh nghiệm môn Công Dân (GDCD) THPT 

 Tags: Sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục công dân THPT, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THPT violet, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THCS violet, Một số biện pháp giúp HS hứng thú khi học môn GDCD, Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu môn GDCD THPT đạt giải quốc gia, Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD 12, Sáng kiến kinh nghiệm công dân 7, Sáng kiến kinh nghiệm GDCD 9, Sáng kiến kinh nghiệm mon GDCD 8, Sáng kiến kinh nghiệm GDCD lớp 10, VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn