Sa sinh dục-bàng quang ở nữ giới là bệnh gì năm 2024

Chào bác sĩ. Hai tuần gần đây tôi cảm thấy khó chịu vùng chậu, đi vệ sinh cũng khó, tiểu lắt nhắt, sờ vào có cảm giác có vật gì đó đụng âm đạo. Gần đây sinh hoạt vợ chồng cũng không được thoải mái, cảm thấy đau nhức khi quan hệ. Bác sĩ cho hỏi tình trạng của tôi như vậy có chữa trị được không ?

Sa sinh dục-bàng quang ở nữ giới là bệnh gì năm 2024

TRẢ LỜI:

Chào bạn. Theo các triệu chứng mô tả, bạn bị khó chịu vùng chậu, có rối loạn đi tiểu, cảm giác có khối phồng ở âm đạo, không thoải mái khi quan hệ… rất có thể bạn bị sa bàng quang. Sa bàng quang hay đi kèm với sa tử cung nên gọi chung là sa tạng chậu. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ do suy yếu hệ thống nâng đỡ đáy chậu làm cho các cơ quan như bàng quang, tử cung tuột xuống qua ngã âm đạo bằng khối phồng ở âm đạo, gây rối loạn chức năng sàn chậu thể hiện qua những triệu chứng như: tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp…

Ngoài ra, người bệnh cũng thường bị rối loạn tình dục như gặp nhiều khó khăn khi quan hệ vợ chồng. Bệnh này mặc dù không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Có một số yếu tố khiến phụ nữ dễ mắc bệnh hơn như: lớn tuổi, mãn kinh, sinh đẻ nhiều lần, béo phì, bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thường xuyên táo bón, công việc sử dụng nhiều sức khiến áp lực trong ổ bụng luôn tăng cao.

Trường hợp của bạn triệu chứng mới chỉ bắt đầu, khả năng điều trị khỏi rất cao. Để điều trị cho bạn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các mục tiêu như:

· Cải thiện triệu chứng rối loạn chức năng do sa tạng chậu gây ra.

· Phục hồi cấu trúc nâng đỡ.

· Giải phóng khối sa ở âm đạo.

· Hỗ trợ cấu trúc mô tại chỗ lâu dài.

Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai sử dụng phương pháp điều trị ngoại khoa như đặt mảnh ghép tổng hợp 6 nhánh qua lỗ bịt và dây chằng cùng gai, chỉ với 1 đường mổ nhỏ khoảng 3-5cm ở thành trước âm đạo mang lại kết quả rất khả quan cho người bệnh, ít tái phát, nhanh hồi phục.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bạn sắp xếp đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai để được kiểm tra nhé. Chúc bạn khỏe.

Sa sinh dục là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ làm việc nặng, sinh đẻ nhiều, đẻ không an toàn, thường gặp trong lứa tuổi 40-50 tuổi trở lên. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy sa sinh dục là gì, cùng các chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu về bệnh lý này.

Tổng quan về sa sinh dục

Cơ quan vùng chậu của người phụ nữ bao gồm âm đạo, tử cung, bàng quang, niệu đạo và trực tràng. Bình thường, các cơ quan này được nâng đỡ bởi nhóm cơ sàn chậu để không bị đẩy xuống. Sa sinh dục xảy ra khi sự nâng đỡ này kém đi, dẫn đến các cơ quan vùng chậu bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Tình trạng này gây ra các triệu chứng về đau (khó chịu) vùng chậu, rối loạn tiêu tiểu, rối loạn chức năng tình dục, thẩm mỹ cũng như làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Sa sinh dục-bàng quang ở nữ giới là bệnh gì năm 2024

Sa sinh dục nữ

Các mức độ sa sinh dục

Có rất nhiều cách phân loại mức độ sa sinh dục:

- Dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 4 độ sa sinh dục( đây là cách phân loại hay được áp dụng nhất)

Sa độ 1:

  • Sa thành trước âm đạo (kết hợp sa bàng quang);
  • Sa thành sau (kết hợp sa trực tràng);
  • Cổ tử cung hạ xuống thấp cách mép màng trinh hơn 1 cm.

Sa độ 2:

  • Sa thành trước âm đạo (kết hợp sa bàng quang);
  • Sa thành sau (kết hợp sa trực tràng);
  • Cổ tử cung bắt đầu lộ ra ở âm đạo.

Sa độ 3:

  • Sa thành trước âm đạo (kết hợp sa bàng quang);
  • Sa thành sau (kết hợp sa trực tràng);
  • Tử cung sà ra ngoài âm đạo cách mép màng trinh hơn 1 cm.

Sa độ 4:

Toàn bộ tử cung, bàng quang sa hoàn toàn ra ngoài âm hộ.

- Tùy thuộc vào vùng cơ quan bị sa, có thể phân loại sa sinh dục thành các dạng sau:

  • Sa thành trước âm đạo (hay còn gọi là sa bàng quang);
  • Sa thành sau âm đạo (hay còn gọi là sa trực tràng);
  • Sa tử cung;
  • Sa vòm âm đạo.

Người bệnh có thể bị sa cùng lúc nhiều thành phần.

- Hệ thống phân độ Pelvic Organ Prolapse Quantification (POP-Q).

Năm 1996, Hiệp hội quốc tế đưa ra hệ thống phân độ Pelvic Organ Prolapse Quantification (POP-Q) (Bump, 1996) dựa trên 6 điểm mốc ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Dựa trên hệ thống POP-Q, sa sinh dục được chia thành 5 mức độ từ 0 đến IV. Hiện nay hệ thống này được dùng khá phổ biến ở nhiều quốc gia.


Nguyên nhân Sa sinh dục nữ

Nguyên nhân gây sa sinh dục thường được biết đến:

  • Do đẻ nhiều lần, đẻ dày, khi sinh không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu.
  • Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ.

Sa sinh dục-bàng quang ở nữ giới là bệnh gì năm 2024

Phụ nữ sau khi sinh cần nghỉ ngơi

  • Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như: Lao động nặng, táo bón lâu ngày, ho kéo dài, thường xuyên ngồi bệt vân vân,...
  • Tuổi già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung, bàng quang, trực tràng suy yếu.
  • Ngoài ra có thể do hệ thống treo và nâng dỡ tử cung, bàng quang, trực tràng suy yếu bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào.

Triệu chứng Sa sinh dục nữ

Triệu chứng của sa sinh dục thường diễn tiến từ từ và nặng dần theo thời gian. Ban đầu, nếu bị sa ở mức độ nhẹ, hầu hết phụ nữ không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Phần lớn trong số họ không biết mình bị sa sinh dục cho đến khi bác sĩ phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ hoặc khám vì nguyên nhân khác.Tuy nhiên, khi các cơ ở vùng chậu (như : âm đạo, tử cung,..)bị sa xuống dưới, khi đó chị em mới cảm nhận thấy được các dấu hiệu bất thường:

  • Cảm giác căng hoặc nặng vùng chậu, đôi khi đau lưng hoặc đau bụng dưới.
  • Nhiều trường hợp có thể tự sờ thấy khối sa thập thò ở âm hộ. Phần khối sa ra ngoài có thể sừng hóa hoặc bị loét do cọ sát, gây viêm.
  • Són tiểu (tiểu không kiểm soát), tiểu không hết.
  • Táo bón, khó đi đại tiện.

Sa sinh dục-bàng quang ở nữ giới là bệnh gì năm 2024

Táo bón, khó đi đại tiện cảnh bao sa sinh dục nữ

  • Đau hoặc khó khăn khi quan hệ tình dục hoặc thường xuyên thấy tức nặng vùng hậu môn.
  • Suy giảm chức năng tình dục.

Các biến chứng Sa sinh dục nữ

  • Gây viêm loét cổ tử cung, hoặc viêm loét khối sa;
  • Tiểu khó, són tiểu, nhiễm trùng đường tiểu;
  • Đại tiện khó, táo bón;
  • Suy giảm chức năng tinh dục.

Các biến chứng này gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Phòng ngừa Sa sinh dục nữ

  • Không nên đẻ nhiều, đẻ sớm, đẻ dày. Nên đẻ ở cơ sở y tế đủ điều kiện.
  • Không nên lao động quá sớm và quá nặng.
  • Không nên để tình trạng táo bón: thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các nhóm chất. Uống nhiều nước. Nói không với các chất có cồn như: Rượu, bia,…
  • Tập thể dục thường xuyên, không nên ngồi xổm.

Sa sinh dục-bàng quang ở nữ giới là bệnh gì năm 2024

Rèn luyện thể chất phòng chống bệnh tật

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.

Các biện pháp chẩn đoán Sa sinh dục nữ

- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

- Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như :phụ nữ lớn tuổi hoặc mãn kinh, sinh nở nhiều lần,… Ngoài ra, hiện nay, xu hướng người trẻ bị sa sinh dục cũng hay gặp do các ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống ít vận động cũng như thừa cân béo phì ở người trẻ.

- Khám thực thể: Khám thấy khối sa nằm ở ½ dưới âm đạo hoặc thập thò âm môn, trường hợp nặng nhất sẽ sa ra ngoài âm hộ, bao gồm thành trước âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung, thành sau âm đạo. Phần khối sa ra ngoài có thể sừng hóa hoặc bị loét do cọ sát, dễ bị bội nhiễm.

- Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung: loại trừ tổn thương ác tính cổ tử cung.
  • Xét nghiệm: kiểm tra hoạt động của bàng quang.

Các biện pháp điều trị Sa sinh dục nữ

Mục tiêu điều trị bệnh: Điều trị hỗ trợ nhằm giảm nhẹ các phiền toái do tình trạng sa sinh dục gây ra hoặc điều trị triệt để bằng các phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị có thể lựa chọn hiện nay bao gồm: thay đổi lối sống, tập luyện, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa: Được chỉ định ở những người bệnh quá lớn tuổi, mắc các bệnh mãn tính, không có điều kiện phẫu thuật. Có 3 phương pháp:

- Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn: hướng dẫn các bài tập co cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu. Phương pháp này có thể làm mất các triệu chứng cơ năng và lùi lại thời gian phẫu thuật: Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Co thắt các cơ mà bạn dùng để ngăn dòng nước tiểu. Sự co thắt này sẽ kéo âm đạo và trực tràng lên trên và hướng ra sau.
  • Co cơ giữ trong 3 giây sau đó thư giãn 3 giây.
  • Thực hiện 10 co thắt mỗi lần và lặp lại 3 lần mỗi ngày.
  • Sau mỗi tuần tập luyện, bạn tăng thời gian co cơ giữ lên 1 giây cho đến khi đạt được sự co cơ liên tục 10 giây.
  • Đảm bảo rằng bạn không co cơ bụng, đùi hoặc cơ mông và không nín thở trong lúc co cơ. Hãy duy trì nhịp thở ổn định trong quá trình tập.

- Vòng nâng đặt trong âm đạo(Pessary).

- Thuốc Estrogen (như: Ovestin, Colpotrophine): Có thể tác dụng tốt với một số trường hợp có triệu chứng cơ năng như đau bàng quang, giao hợp đau, có tác dụng tốt để chuẩn bị phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa:

Được chỉ định khi: Sa sinh dục từ độ II , có triệu chứng hay biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

  • Thất bại khi điều trị bảo tồn từ 3-6 tháng.
  • Người bệnh yêu cầu phẫu thuật.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật trong điều trị sa sinh dục. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn. Phẫu thuật sa sinh dục chủ yếu bằng đường âm đạo hơn là đường bụng. Ngoài cắt tử cung đơn thuần, nó còn tái tạo lại các thành âm đạo, vì vậy phẫu thuật trong sa sinh dục còn mang tính chất thẩm mỹ. Đây là ưu điểm chủ yếu mà phẫu thuật đường bụng không thể thực hiện được.