Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

3.3Quyết định hệ thống dự trữ và thông số hệ thống “đẩy”

3.3.1Quyết định hệ thống dự trữ


Việc hình thành và điều tiết dự trữ trong doanh nghiệp theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quyết định bổ sung dự trữ mà có 2 hệ thống cơ bản:

a. Hệ thống “kéo”: Là hệ thống dự trữ trong đó, các đơn vị của doanh nghiệp hoạt động độc lập, việc hình thành và điều tiết dự trữ do từng đơn vị đảm nhiệm (kéo hút sản phẩm vào dự trữ tại đơn vị)

Đây là hệ thống dự trữ phân tán thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động độc lập trên các thị trường rộng lớn, hoặc việc tập trung quản trị dự trữ sẽ gây nhiều tốn kém và không hiệu quả.



b. Hệ thống “đẩy”: Là hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyết định “đẩy” sản phẩm dự trữ vào các đơn vị)

Hệ thống này khá phức tạp nhằm tối ưu dự trữ cho cả hệ thống, trong điều kiện hiện nay do phát triển thông tin, hệ thống này càng được áp dụng rộng rãi.

Mỗi hệ thống dự trữ có các cách thức tính toán các thông số khác nhau và rất phong phú. Nhưng hệ thống nào đi chăng nữa cũng phải đáp ứng các yêu cầu của quản trị dự trữ.

3.3.2Các quyết định trong hệ thống “đẩy”


Hệ thống “đẩy” có nhiều mô hình điều tiết dự trữ khác nhau tùy thuộc yêu cầu và tình thế của môi trường. Một số mô hình đơn giản gồm:

a. Mô hình phân phối sản phẩm dự trữ vượt yêu cầu theo tỷ lệ nhu cầu dự báo


- Bước 1: Xác định nhu cầu của thời kỳ kinh doanh cho từng cơ sở logistics (kho).

- Bước 2: Xác định số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở mỗi cơ sở logistics.

- Bước 3: Xác định xác suất có hàng cần thiết ở mỗi kho.



- Bước 4: Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở mỗi cơ sở logistics trên cơ sở lượng hàng hoá dự báo cộng với lượng hàng hoá dự trữ bảo hiểm.

- Bước 5:Xác định lượng hàng hoá bổ sung dự trữ - chênh lệch giữa tổng lượng hàng hoá cần thiết và dự trữ hàng hoá hiện có.

- Bước 6:Xác định số lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu cho từng điểm dự trữ theo tỷ lệ nhu cầu trung bình theo dự báo.

Bước 7:Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho từng điềm dự trữ bằng cách cộng lượng hàng hoá bổ sung dự trữ (bước5) với lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu (bước 6).

Ví dụ: Một công ty nông sản dự tính mua 125.000 T hàng hoá và sau đó đưa vào dự trữ ở 3 kho phân phối. Công ty phải xây dựng phương án phân phối lượng hàng hoá này cho 3 kho như thế nào đó cho hợp lý. Những dữ liệu báo cáo ở 3 kho như sau (Bảng 3.2):

  1. Các dữ liệu tính toán



Kho

Dự trữ

hiện có


(T)

Nhu cầu theo dự báo

(T)


Sai số dự báo

(T)


Xác suất đảm bảo

dự trữ(%)



1

5.000

10.000

2.000

90

2

15.000

50.000

1.500

95

3

30.000

70.000

20.000

90

- Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở từng cơ sở = Dự báo + ( Z ´ sai số dự báo)

Z: Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn tương ứng với xác suất đảm bảo dự trữ hàng hoá (tra bảng). Chẳng hạn, với xác suất đảm bảo dự trữ Pr = 90%, thì Z = 1,28.

Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.3


  1. Tính toán các thông số



Kho

Tổng lượng cần thiết (1)

Dự trữ

hiện có (2)



Lượng hàng bổ sung (3)=(1)-(2)

Lượng hàng vượt yêu cầu (4)

Tổng lượng phân phối

(5)=(3)+(4)



1

12.560

5.000

7.560

1.105

8.665

2

52.475

15.000

37.475

5.525

43.000

3

95.600

30.000

65.600

7.735

73.335




160.635




110.635

14.365

125.000

Chú ý: Tổng lượng hàng phân phối vượt quá yêu cầu: 14.365 = 125.000 - 110.635. Tỷ lệ phân phối hàng vượt quá yêu cầu: 10.000/50.000/70.000.

b. Mô hình bổ sung sản phẩm dự trữ theo ngày dự trữ chung


Đây là phương pháp đơn giản trên cơ sở phân phối cho mỗi cơ sở logistics trực thuộc một "tỷ lệ hợp lý" hàng hoá dự trữ từ cùng một nguồn tập trung (như tổng kho). Các bước tiến hành theo phương pháp này như sau:

Bước 1: Xác định tổng lượng hàng hoá hiện có tại nguồn tập trung, lượng hàng hoá cần dự trữ ở ở nguồn tập trung và lượng hàng hoá cần phân phối cho các cơ sở logistics trực thuộc.

Bước 2: Xác định lượng hàng hoá dự trữ hiện có và mức tiêu thụ hàng hoá bình quân hàng ngày ở từng cơ sở logistics trực thuộc.

Bước 3: Xác định số ngày dự trữ chung của cả hệ thống theo công thức sau:

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo


Bước 4: Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho mỗi cơ sở logistics theo công thức sau:

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo


Ví dụ: Một tổng kho xây dựng phương án phân phối hàng hoá cho các kho khu vực trên cơ sở các số liệu trình bày ở bảng 3.4

  1. Các dữ liệu tính toán



Đơn vị

Dự trữ

hiện có


Mức tiêu thụ b.q một ngày

Tổng kho

600 đv




Kho 1

50

10 đv

Kho 2

100

50

Kho 3

75

15

Tổng kho muốn giữ lại 100 đv và phân phối 500 đv cho các kho khu vực.

Theo công thức, ta tính được số ngày dự trữ chung



Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
ngày

Từ đây ta tính được:



Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
đơn vị

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
đơn vị

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
đơn vị

Hiện nay nhờ có hệ thống thông tin hiện đại, có thể áp dụng nhiều mô điện tử hiện đại điều tiết nhanh, tối ưu dự trữ cho cả hệ thống.



Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi -> quan-tri-kinh-doanh-khac
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
quan-tri-kinh-doanh-khac -> ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO


tải về 1.27 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo
Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

Trong quản lý hàng tồn kho, có nhiều mô hình và phương pháp khác nhau được doanh nghiệp triển khai tùy vào đặc thù từng đơn vị. Trong đó, nổi bật có 4 mô hình EOQ, POQ, PDM, ABC.

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

Mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ

Mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ là gì

EOQ là từ viết tắt của Economic Order Quantity, là một mô hình định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu bán hàng của công ty. Đây là mô hình dựa trên 2 loại chi phí là dùng để mua hàng và để dự trữ hàng tồn kho.

Khi chi phí nguyên vật liệu / hàng hóa tăng thì giá vốn hàng hóa giảm, điều này sẽ đẩy các chi phí lưu trữ tăng theo. Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng hai loại chi phí nêu trên có tương quan nghịch và mục đích của mô hình EOQ là thực hiện các tính toán sao cho tổng chi phí này càng thấp càng tốt.

Công thức tính của mô hình EOQ

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

Trong đó:

  • Trong đó:

    1. D là số lượng hàng tồn kho cần thiết cho mỗi năm
    2. S là chi phí phải trả cho mỗi lần đặt hàng , bao gồm chi phí vận chuyển, gọi điện, kiểm tra, giao hàng…
    3. H là chi phí lưu kho hàng hóa, bao gồm tiền thuê kho bãi, máy móc thiết bị, điện, nước, lương nhân viên…

Ưu điểm của mô hình EOQ

Đây là mô hình đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi trong mọi phân xưởng. Ngoài ra, nhờ có mô hình này, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí như đặt hàng hay hàng hóa lưu kho. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Hạn chế của mô hình EOQ

Mô hình này bộc lộ các hạn chế như:

  • Giả định đầu vào là không thực tế: Các yếu tố đầu vào cho mô hình EOQ yêu cầu giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng là không đổi trong ít nhất một năm. Việc này là rất khó vì quy luật cung – cầu trên thị trường luôn biến động, đặc biệt trong tình hịch dịch bệnh căng thẳng như hiện nay;
  • Gây khó khăn trong tính toán: việc giả định các chi phí mua hàng và chi phí lưu trữ hàng hóa không đổi khiến việc tính toán tồn kho trong môi trường kinh doanh luôn biến động sẽ trở nên khó khăn.

Năm 1961 tiến sĩ Forrester làm một thống kê cho biết lượng sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp luôn cao gấp nhiều lần nhu cầu thực tế của thị trường. Mức sai lệch cực đại có thể dao động lên tới 3-5 lần. Và ông gọi hiện tượng chênh lệch đáng kể giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra so với nhu cầu thực tế là Bullwhip Effect. Vậy làm thế nào để kiểm soát Bullwhip Effect? Mời bạn đọc đón đọc bài viết: Quản lý hàng tồn kho – Cách kiểm soát Bullwhip Effect

Mô hình quản lý hàng tồn kho theo sản lượng đặt hàng POQ

Mô hình quản lý hàng tồn kho POQ là gì

Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ trong tiếng Anh được gọi là Production Order Quantity Model. Đây là mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra.

Mô hình POQ được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết.

Công thức tính của mô hình POQ

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

Trong đó:

  • p là mức sản xuất (mức cung ứng) hàng ngày
  • d là nhu cầu sử dụng hàng ngày (d < p)
  • t là thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng)
  • Q là sản lượng của đơn hàng
  • H là chi phí dự trữ cho 1 đơn vị mỗi năm

Đánh giá mô hình POQ

Đây là mô hình tương tự mô hình EOQ, do đó sẽ có những ưu điểm giống nhau. Tuy nhiên, trong POQ, hàng được đưa đến nhiều lần và nhu cầu sử dụng hàng ngày phải nhỏ hơn mức cung ứng để tránh hiện tượng thiếu hụt. Do đó, nhược điểm của phương pháp này là phức tạp và phải lập kế hoạch liên tục.

Đọc thêm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho – Quy định mới nhất năm 2021

Mô hình quản lý hàng tồn khấu trừ theo số lượng QDM

Khái niệm mô hình quản lý hàng trong kho QDM

Mô hình khấu trừ theo số lượng QDM (Quantity discount model) là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổi của giá cả phụ thuộc vào khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng. Việc khấu trừ theo số lượng thực chất là giảm giá hàng hóa khi khách hàng mua loại hàng nào đó với một số lượng lớn.

Công thức tính QDM

Bước 1: Xác định mức sản lượng tối ưu ở từng mức khấu trừ

Trong đó:

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

  • D = Nhu cầu tính theo đơn vị (hàng năm)
  • S = Chi phí đặt hàng
  • Pr là giá mua hàng hoá
  • I là tỉ lệ % chi phí dự trữ tính theo giá mua hàng hoá

Bước 2: Điều chỉnh sản lượng những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sản lượng phù hợp.

Nếu lượng hàng thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, cần điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu. Còn nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa.

Bước 3: Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh

Bước 4: Chọn Q* có tổng mức phí hàng dự trữ thấp nhất

Đánh giá mô hình QDM

Mô hình khấu trừ theo sản lượng QDM bị áp chế trong áp dụng khi chỉ phù hợp cho bên mua (hoặc nhận hàng một lần hoặc nhận hàng nhiều lần) trong điều kiện giá mua hàng hóa thay đổi theo lượng mua mỗi lần.

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

Mô hình quản trị hàng tồn kho ABC

Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC là gì

Mô hình quản trị hàng tồn kho ABC thường được sử dụng nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau.

Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto – 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số. Hàng hóa được khuyến cáo chia thành 3 thể loại:

  • Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm cao nhất, với giá trị từ 70 – 80% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng chúng chỉ chiếm 15% tổng số hàng dự trữ.
  • Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm ở mức trung bình, với giá trị từ 15% – 25% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về sản lượng chúng chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ.
  • Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, khoảng 5% tổng giá tri các loại hàng dự trữ, tuy nhiên số lượng chúng chiếm khoảng 55~ so với tổng số loại hàng dự trữ.

Ưu điểm của mô hình quản lý tồn kho ABC:

Phân tích ABC là một bộ khung đơn giản để tìm ra những mặt hàng nào trong kho là quan trọng nhất, và việc này sẽ dành phần lớn thời gian trong việc kiểm soát và quản lý kho. Phân loại hàng tồn kho theo phương pháp ABC được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ chính:

  • Xác định mức tồn kho an toàn để duy trì, để tránh tình trạng thiếu tồn kho đối với những mặt hàng quan trọng.
  • Xác định các mức phù hợp trong việc quản lý hàng tồn kho, trong đó các mục ưu tiên có thể được kiểm tra thường xuyên hơn hoặc được đếm tự động để bổ trợ cho việc kiểm tra thủ công.

Nhược điểm của mô hình quản lý tồn kho ABC:

Việc phân tích ABC theo cách truyền thống có thể thiếu linh hoạt. Trong một thị trường nơi các xu hướng được cập nhật liên tục và doanh số sản phẩm có thể thất thường, các mặt hàng có thể chuyển từ loại C sang A rất nhanh. Nếu không có phân tích liên tục, phân loại ABC hiện tại của công ty có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Việc liên tục đánh giá lại và phân loại lại giữa ba nhóm có thể tốn rất nhiều thời gian. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tới lợi ích chung của công ty.

Đánh giá mô hình ABC:

Các nguồn vốn dùng để mua hàng nhóm A cần phải nhiều hơn so với nhóm C, do đó cần sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A.

– Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.

– Trong dự báo nhu cầu dự trữ, chúng ta cần áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho nhóm mặt hàng khác nhau, nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn so với các nhóm khác.

Có tới 95% các vấn đề liên quan đến chất lượng trong nhà máy được giải quyết bằng bảy công cụ quản lý chất lượng (7 QC Tools) tải ngay Ebook: Thực hành ứng dụng  7 công cụ quản lý chất lượng

Vai trò quản trị hàng tồn kho

  • Đảm bảo đủ lượng hàng hóa để cung cấp ra thị trường, tránh gián đoạn:

Việc có kế hoạch mua hàng cụ thể và hợp lý vô cùng quan trọng. Nhất là đối với những ngành liên quan đến dịch vụ ăn uống, thời trang, hàng tiêu dùng thiết yếu… Quản lý chính xác lượng hàng tồn kho sẽ giúp tránh nguy cơ “cháy hàng’ khi khách hàng không thể tìm thấy sản phẩm họ muốn khi đến với bạn. Khi đó, khách hàng sẽ tin tưởng và trung thành với các sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Loại bỏ hàng hóa kém chất lượng do hết hạn sử dụng:

Việc quản trị tồn kho thường xuyên giúp bạn nắm rõ tình hình kho hàng của công ty từng giờ, từng ngày, giúp kiểm soát, điều chỉnh để hạn chế số lượng sản phẩm bị hỏng hóc, hao mòn, quá hạn sử dụng cần tiêu hủy. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tốt hơn những khoản chi phí về nguyên, vật liệu. Để làm được điều này, bạn cần quy trình thống kê hàng tồn kho chặt chẽ và dự trù, kiểm soát ngân sách sát sao để tránh những lãng phí không đáng có.

Quản lý tồn kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp biết sự thay đổi hàng hóa trong kho giúp tiết kiệm thời gian thay vì phải kiểm tra và đếm từng mặt hàng. 

  • Giảm chi phí cho doanh nghiệp 

Giảm chi phí lưu kho: Chi phí lưu kho phụ thuộc vào số lượng, kích thước hàng hóa mà công ty lưu trữ cùng những trang thiết bị và những khoản phí đi kèm cho việc lưu trữ hàng hóa này. Hàng hóa càng nhiều, kích thước lớn có thể gây tốn không gian và sử dụng nhiều trang thiết bị lưu kho kéo theo những khoản phí khác như điện, nước, nhân công sẽ khiến phí lưu kho của bạn tăng cao và ngược lại. Do đó, đây là khoản phí luôn biến đổi tùy vào đặc tính sản phẩm, tình hình kinh tế biến động,…Việc quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí lưu trữ và nguồn lực của doanh nghiệp.

Đột phá hiệu quả từ giải pháp kho vận thông minh

Với nhiều hoạt động như lưu trữ, bảo quản, chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho khách hàng, việc quản lý hàng tồn kho do đó mà trở nên phức tạp nếu như chỉ áp dụng các giải pháp quản trị truyền thống. Thay vào đó, người quản lý cần lựa chọn công nghệ để nâng cao hiệu quả quản trị kho của tổ chức.

Hiểu được nhu cầu trên, Công ty CP Công nghệ ITG đã xây dựng và phát triển hệ thống 3S iWAREHOUSE – giải pháp dành cho những bài toán quản lý kho phức tạp. 

Quản trị hàng dự trữ theo phương pháp kéo

3S iWAREHOUSE được ITG phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sử dụng QR Code/Bar Code tích hợp cùng các thiết bị IoT cho phép tăng hiệu quả quản lý kho. 

Một số ích lợi khi sử dụng hệ thống 3S iWAREHOUSE do ITG triển khai đó là:

  • Cắt giảm chi phí tồn kho: 3S iWAREHOUSE cho phép theo dõi trực quan lượng sản phẩm tồn kho trên phần mềm
  •  Hạn chế tối đa lỗi do con người: Hệ thống tự động tạo phiếu nhập/xuất/kiểm kê kho nhanh với số lượng chính xác bằng quét mã Barcode/ QRcode trên sản phẩm/túi/hộp/pallet.
  • Nắm bắt hàng tồn kho theo thời gian thực: Người quản lý có thể nắm bắt tình trạng tồn của từng kho nhanh chóng, chính xác nhờ khả năng hiển thị hàng tồn kho theo thời gian thực.
  • Tiết kiệm thời gian tìm kiếm hàng hóa trên kho: Phần mềm cho phép thiết lập layout của sản phẩm trong kho giúp tiết kiệm thời gian trong việc lấy hàng hóa.
  • Tăng hiệu quả sử dụng vốn: Báo cáo số lượng hàng tồn kho theo tuần, ngày, giờ hỗ trợ người quản lý trong việc định hướng nhập hàng hóa, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Bạn có biết phương pháp quản lý kho của Vendor cấp 1 của Honda đang ứng dụng? Click và Link này để  tìm kiếm câu trả lời.  

Giải pháp 3S iWAREHOUSE được ITG triển khai và ứng dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp FDI tin dùng. Để gặp chuyên gia tư vấn 20 năm kinh nghiệm trong tư vấn quản lý kho cho nhiều doanh nghiệp lớn. Vui lòng liên hệ qua hotline hỗ trợ của chúng tôi: 092.6886.855