Quan độ chiến là ai tấn công trước

TPO - Bại trận tại Xích Bích, Tào Tháo vỡ mộng nhất thống. Thua trận ở Hán Trung, ông ta đành chấp nhận sự tồn tại của Thục quốc. Chỉ có chiến thắng Quan Độ mới là chiến tích huy hoàng nhất trong đời binh nghiệp của Mạnh Đức, giúp xác lập địa vị bá chủ.

Tào Tháo chinh chiến mấy chục năm, đánh qua trăm trận lớn nhỏ. Trong những trận đại chiến quyết định vận mệnh thiên hạ, ông ta đều có thắng có thua. Bại trận tại Xích Bích, ông ta vỡ mộng nhất thống. Thua trận ở Hán Trung, ông ta đành chấp nhận sự tồn tại của Thục quốc. Chỉ có chiến thắng Quan Độ mới là chiến tích huy hoàng nhất trong đời binh nghiệp của Mạnh Đức, giúp ông ta xác lập địa vị bá chủ phương Bắc.

Hoàn cảnh khó khăn

Chiến dịch Quan Độ có một điểm chung với trận Xích Bích: Kẻ ban đầu được đánh giá là yếu hơn gấp bội lại là người chiến thắng sau cùng. Quả vậy, trước trận Quan Độ, bất cứ là địa bàn, quân số hay lương thực, Tào Tháo đều không thể so sánh được với Viên Thiệu.

Viên Thiệu hùng cứ bốn châu U, Tinh, Thanh, Ký, binh lực đến “có mấy chục vạn” [1]. Trong khi Tào Tháo chỉ nắm giữ ba châu Từ, Duyện, Dự, thực lực thua xa, quân đội chỉ “chưa đầy một vạn” [2]. Dĩ nhiên những con số này còn phải xét lại, nhưng sự chênh lệch trong suốt chiến dịch là điều hiển hiện rõ qua các sự kiện, các bình luận của nhân vật trong cuộc.

Quan độ chiến là ai tấn công trước
Trước trận Quan Độ, bất cứ là địa bàn, quân số hay lương thực, Tào Tháo đều không thể so sánh được với Viên Thiệu

Hoàn cảnh khó khăn của Tào Tháo còn ở chỗ: địa bàn nằm chính giữa Trung Nguyên, bốn phía là địch. Căn cứ Từ châu, Duyện châu, Dự châu của Tào Tháo có vị trí ở giữa các đối thủ khác: phía tây có Hàn Toại và Mã Đằng ở Lương châu, phía tây bắc có Trương Dương ở Hà Nội, phía nam có Trương Tú ở Nam Dương, phía đông nam có Viên Thuật ở Hoài Nam, phía đông có Lữ Bố và Lưu Bị ở Từ châu. Trước trận Quan Độ, kể từ năm 195 đến cuối năm 199, Tào Tháo phải liên tục ngoại giao hoặc chinh chiến với các đối thủ này, trong tình cảnh vẫn phải dè chừng Viên Thiệu.

Trong khi đó bốn châu U, Tinh, Thanh, Ký của Viên Thiệu nằm ở góc đông bắc Trung Quốc, sau lưng lúc này là người Ô Hoàn vẫn đang thần phục, đối thủ lớn nhất ở Hà Bắc chỉ có một Công Tôn Toản mà thôi. Đánh bại Toản, thống nhất xong khu vực phía bắc Hoàng Hà, Viên Thiệu đã có thể rục rịch khởi binh vào cuối năm 199, toàn lực hướng mũi giáo xuống miền nam. Trong khi đó, tháng 8/199 Tào Tháo dẫn binh đến Lê Dương để bố trí phòng ngự thì đến tháng 11/199 lại phải về Hứa huyện thu hàng Trương Tú, rồi vội vã quay lại Quan Độ để chuẩn bị cho một trường ác chiến. Có thể thấy được, Viên Thiệu là nhàn nhã mà đến, còn Tào Tháo thì là gấp gáp ứng chiến.

Tuy nhiên, “nhàn nhã mà đến” không có nghĩa là sẽ duy trì được ưu thế; còn “gấp gáp ứng chiến” cũng chưa chắc là chuẩn bị sơ sài. Tào Tháo, trong tình thế bốn mặt thụ địch, vẫn tìm ra cách để giải quyết từng đối thủ, đồng thời tích lũy dần dần ưu thế để chuẩn bị cho đại chiến với Viên Thiệu.

Quan độ chiến là ai tấn công trước
Chiến thắng Quan Độ là chiến tích huy hoàng nhất trong đời binh nghiệp của Tào Mạnh Đức, giúp ông ta xác lập địa vị bá chủ phương Bắc

Chạy đua với thời gian

Quãng thời gian đầu chiến dịch là lúc Tào Tháo cực kỳ bận rộn. Ở trên có nói, ngay cả khi đã đến Lê Dương bố trí quân đội, Tào Tháo vẫn phải đích thân quay lại huyện Hứa để tiếp nhận hàng quân của Trương Tú. Chuyện Trương Tú đầu hàng rồi trở mặt ở Uyển thành đầu năm 197 đã từng khiến Tào Tháo mất đi ái tướng (Điển Vi), trưởng tử (Tào Ngang) lẫn người cháu yêu (Tào An Dân). Vì vậy lần thứ hai nhận hàng, đương nhiên Tào Tháo phải có mặt để đảm bảo chắc chắn không có gì sơ thất.

Thật ra trong mấy năm trước đó, quân Ngụy ở rất nhiều chiến tuyến đều cần sự hiện diện của Tào Tháo. Suốt năm Kiến An thứ nhất (năm 196), Tào Tháo bận rộn với kế hoạch đón thiên tử, đánh bại Dương Phụng, gây dựng đồn điền. Năm 197 lại mấy lần dẫn binh nam chinh đánh Trương Tú ở Uyển thành, đông chinh đánh Viên Thuật ở Trần quận. Năm 198 đánh bại Lữ Bố, giao chiến với Lưu Biểu. Phải đến tháng 2/199, Tào Tháo sau khi tiêu diệt Lữ Bố mới tạm buông bỏ mối lo phía đông, rời Từ Châu quay lại Xương Ấp.

Nhưng cũng chỉ 2 tháng sau (4/199), quận Hà Nội có biến, Thái thú Hà Nội là Trương Dương (đồng minh của Lữ Bố) bị thuộc tướng là Dương Sửu ám sát, một thuộc tướng khác là Tuy Cố lại giết Sửu, đem quân ấy theo Viên Thiệu. Nhận thấy thời cơ chiếm lĩnh địa bàn phía tây bắc này, Tào Tháo lại đích thân đến Hoàng Hà, sai Sử Hoán - Tào Nhân vượt sông đánh Tuy Cố. Với việc quận Hà Nội quy thuận Viên Thiệu, Tào Tháo hiểu rằng rất có thể đây sẽ là bước chuyển, mở đầu cho một trận đại chiến vốn đã được hai bên lặng lẽ chuẩn bị từ lâu.

Viên Thiệu động binh

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, với bút pháp lấy nhà Thục làm trung tâm, cuộc đối đầu Tào – Viên được La Quán Trung mô tả là có nguồn cơn từ Lưu Bị. Cụ thể, sau khi giết Thứ sử do Tào Tháo phong là Xa Trụ và chiếm lấy Từ châu, biết khó chống lại sự báo thù của Tào Tháo nên Lưu Bị đã theo kế của Trần Đăng, nhờ Trịnh Huyền viết thư thuyết phục Viên Thiệu đánh Tào Tháo để giúp Lưu Bị, và Viên Thiệu vì nể mặt Trịnh Huyền nên mới nhận lời.

Thực ra thì việc Viên Thiệu rục rịch Nam chinh đã có từ sau khi Thiệu tiêu diệt Công Tôn Toản. Tam Quốc Chí – Viên Thiệu truyện chép: “Thiệu cho con trưởng là Đàm ra Thanh châu, lại dùng con giữa là Hy ở U châu, con rể là Cao Cán ở Tinh châu. Bộ chúng của Thiệu có mấy chục vạn, dùng Thẩm Phối, Phùng Kỉ thống quản việc quân, Điền Phong, Tuân Kham, Hứa Du làm mưu sĩ, Nhan Lương, Văn Sú làm tướng soái, kén chọn lấy chục vạn quân tinh nhuệ, một vạn quân kỵ, chuẩn bị đánh huyện Hứa”.

Có thể thấy, ở bốn châu Thanh-Tinh-U-Ký, Viên Thiệu đều bố trí con trai hoặc cháu trai thân tín chỉ huy. Trong quân có lực lượng mưu sĩ hùng hậu, bộ binh kỵ binh đều đông đảo và cũng không thiếu võ tướng tài năng. Toàn bộ lực lượng của Viên Thiệu đã được xuất ra, báo hiệu một chiến dịch cực kỳ khó khăn cho phía Tào Tháo.

Đối thủ mạnh gấp mười lần sắp đến, thế nhưng người chiến thắng sau cùng lại là Tào Tháo. Là do ông ta quá xuất sắc, hay còn có bí ẩn nào khác?

Đón xem kỳ 24: Chiến dịch Quan Độ và những bí ẩn

..........................................

Chú thích và tham khảo:

+Tam Quốc Chí (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính):

+ [1]: Tam Quốc Chí - Viên Thiệu truyện.

+ [2]: Tam Quốc Chí - Vũ Đế kỷ.

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

 Chỉ có trong tay 7 vạn quân trong điều kiện thiếu thốn nhưng Tào Tháo vẫn dễ dàng đánh tan tác 70 vạn binh lính của Viên Thiệu. Bao lâu nay người ta vẫn đặt câu hỏi: tại sao lại như vậy?

Trận Quan Độ là trận đánh diễn ra trong lịch sử Trung Quốc vào năm 200 tại Quan Độ thuộc bờ nam Hoàng Hà giữa Tào Tháo và Viên Thiệu - 2 thế lực quân sự mạnh nhất trong thời kì tiền Tam Quốc. Tào Tháo mượn danh thiên tử để chuyên quyền và đã chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Trung Nguyên. Các lực lượng đối lập đều bị đè bẹp, chỉ duy Viên Thiệu là kẻ địch lớn nhất và đáng gờm nhất của Tào Tháo. Viên Thiệu chẳng những đất rộng binh cường mà danh vọng trong xã hội lại rất cao với cái danh “ba đời làm Tam Công”.

Trận Quan Độ năm 220, là trận quyết định vận mệnh của Tào Tháo và Viên Thiệu, cũng mở ra một thời kỳ mới. Vào thế bất đắc dĩ, Tào Tháo đành phải dùng kế “lấy ít địch nhiều”, dùng 7 vạn quân tinh nhuệ để có thể chống cự với 70 vạn đại quân của Viên Thiệu.

Quan độ chiến là ai tấn công trước

Ban đầu, với quân đội đông đảo, Viên Thiệu đã ra tay đánh phủ đầu trước. Tháng Hai năm Kiến An thứ năm đời Hán Hiến đế (200 sau Công nguyên), Thiệu đưa quân tới Lê Dương, sai đại tướng Nhan Lương đem quân đánh thành Bạch Mã, tiếp đó, sai tướng Văn Xú tiến đánh Diên Tân, nhưng quyết chiến điểm vẫn là tại Bạch Mã. Tháng Ba, Lưu Diên quân ít không chống cự nổi, đưa thư cấp cứu Tào Tháo. Tháo lập tức tiếp viện cho Bạch Mã, nhưng Tuân Du khuyên Tháo nên tiếp viện cho Diên Tân. Tháo lập tức hiểu ý Tuân Du, thi hành chiến thuật “giương đông kích tây”, làm ra vẻ chuẩn bị vượt Hoàng Hà đánh vào hậu phương Viên Thiệu.

Tháng 4.200, Tào Tháo dẫn 2 tướng Trương Liêu và Quan Vũ đi cứu Bạch Mã và cũng chia quân ra Diên Tân để phân tán sự chú ý của Thiệu. Quả nhiên Thiệu trúng kế, tăng cường thêm quân cho Diên Tân mà không chú ý Bạch Mã. Tào Tháo nhân đó đột ngột thúc quân đánh mạnh ở Bạch Mã, sai Quan Vũ ra trận giết chết mãnh tướng của Thiệu là Nhan Lương, giải vây thành Bạch Mã. Sau khi giải phóng Bạch Mã, Tào Tháo sợ Viên Thiệu trút giận lên đầu dân chúng, nên dẫn họ men theo sông Hoàng Hàđi về phía tây lánh nạn. Xưa nay ta chỉ biết chuyện Lưu Bị khi rút lui đem theo 10 vạn dân Kinh – Tương bỏ đi, mà không biết rằng Tào Tháo cũng từng là một người như thế.

Tháng 5.200, Tào Tháo cùng Quan Vũ và Trương Liêu đi men theo Hoàng Hà về phía tây đến cứu Diên Tân. Hành quân đến nam Diên Tân thì chạm trán với quân Thiệu vừa sang sông, Viên Thiệu cùng Lưu Bị và Văn Xú mang quân tới, một cuộc huyết chiến là không thể tránh khỏi. Khi đó quân Tào ở trên gò cao, quân Thiệu đánh tới. Tiêu binh báo cáo: “Khoảng năm trăm kỵ binh của Thiệu đã tới“. Lát sau lại báo: “Kỵ binh đã nhiều lên, bộ binh thì đếm không xuể“. Tào Tháo bảo: “Không cần báo cáo nữa“. Liền lệnh cho quân sĩ tháo yên ngựa, nghỉ ngơi tại chỗ. Các tướng ngớ ra, nói quân địch đông quá, xin cho vận chuyển đồ quân trang quân dụng về doanh trại trước rồi hãy đánh.

Chỉ Tuân Du là hiểu ý Tào Tháo, vừa cười vừa bảo: “Đó là mồi dử, chuyển đi làm gì?” Tháo cũng cười, rất là tự tin. Lát sau, Văn Xú cùng Lưu Bị (khi đó đang theo Viên Thiệu) dẫn năm nghìn quân ào tới. Các tướng hỏi: “Bây giờ lên ngựa được chưa?” – Tào Tháo bảo không vội. Quả nhiên, kỵ binh Văn Xú và Lưu Bị thấy đồ quân dụng ngổn ngang, liền xuống ngựa tranh nhau cướp. Lúc này Tháo mới lệnh cho đốt pháo hiệu, chiêng trống rầm trời, 600 thiết kỵ của Tháo từ trên gò cao đánh xuống, quân Thiệu tan vỡ.

Sau vài tháng ngưng nghỉ điều quân, hai bên tái chiến trong trận thư hùng ở Quan Độ ngay từ tháng 8 năm đó, kéo dài hơn 100 ngày. Bị thua và mất hai tướng, Viên Thiệu điều đại quân đến Dương Vũ, phía tây bắc Trung Mâu, men theo đồi cát dọc bờ sông, dựng vài chục doanh trại kéo dài từ đông qua tây, định triển khai hai cánh bao vây quân Tào rồi tiêu diệt.

Tào Tháo không lui binh, cũng chia quân làm nhiều nhóm chống cự, nhưng vì ít quân hơn nhiều nên không đủ phân ra các vị trí có địch. Viên Thiệu mang quân ra khỏi luỹ, giao chiến với quân Tào. Quân Tào thua trận phải lùi lại mấy lần. Tào Tháo ra lệnh tướng sĩ cố giữ vững trận địa, quân địch khiêu chiến nhiều lần nhưng không ra đánh.

Viên Thiệu bèn bày trận trên dãy núi đất, dựng nhiều chòi gỗ, đứng trên đó bắn xuống doanh trại quân Tào. Quân Tào mỗi người phải dùng thuẫn gỗ che đỡ tên bắn. Sau đó Tào Tháo dùng xe bắn đá, có sức mạnh bắn những viên đá mười mấy cân bay ra xa ngoài ba trăm mét, phá nát các chòi gỗ của địch.

Quan độ chiến là ai tấn công trước

Viên Thiệu lại cho quân đào nhiều địa đạo vào doanh trại quân Tào. Ông phát hiện bèn sai quân đào đường hầm theo chiều ngang nằm phục sẵn, hễ quân Viên đến thì bắn chết. Hai bên giữ nhau lâu ngày, Tào Tháo sắp hết lương, muốn rút lui, bèn hỏi ý kiến Tuân Úc đang trấn thủ Hứa Xương. Tuân Úc viết thư trả lời, khuyên Tào Tháo kiên trì giữ, nhất định không được rút lui, nếu không hậu quả sẽ rất xấu.

Ông viết: “Tuy nay lương thực trong quân đội khiếm khuyết, nhưng chưa bằng tình hình khiếm khuyết lương thực hai quân Sở và Hán đánh nhau tại Huỳnh Dương và Thành Cao. Lúc bấy giờ Lưu Bang và Hạng Võ không ai chịu rút lui cả. Vì kẻ nào rút lui trước thì kẻ đó sẽ bị thiệt hại to. Nay ngài với một binh lực yếu kém hơn, mà đã chia ranh giữ đất, nắm lấy yết hầu của đối phương để chúng không thể tiến lên được. Tình hình đó đã kéo dài nửa năm rồi, vậy một khi tình hình diễn biến đến mức cùng cực, thì tất nhiên sẽ có biến động. Đến chừng đó, chúng ta sẽ dùng kỵ binh tập kích, chắc chắn sẽ giành được thắng lợi thôi”. Tào Tháo nghe theo, lệnh cho các tướng sĩ cố sức giữ thế trận.

Đánh lâu ngày không hạ được, Viên Thiệu chưa nghĩ ra kế nào khác. Nội bộ của Viên Thiệu lại bộc lộ sự mâu thuẫn. Thiệu sai Thuần Vu Quỳnh mang 1 vạn quân đi về nhận lương để chở ra mặt trận. Mưu sĩ Hứa Du hiến kế cho Viên Thiệu để cho ông ta nhân lúc Hứa Đô phòng thủ lỏng lẻo, phái một cánh binh đi vòng qua Quan Độ tập kích Hứa Đô. Viên Thiệu không nghe. Đúng lúc đó Hứa Du có người nhà bị tội vào ngục, xin Viên Thiệu tha không được nên bất mãn, bỏ sang hàng Tào Tháo. Hứa Du bất mãn cũng có phần do là do nhắc nhở Viên Thiệu không nên sử dụng Thuần Vu Quỳnh là người nóng tính, nghiện rượu. Viên Thiệu đa nghi, không tin Hứa Du.

Được tin báo của Hứa Du về việc Thuần Vu Quỳnh, Tào Tháo đích thân mang 5.000 quân mã đuổi đến kho lương của Viên Thiệu ở Ô Sào. Đang đêm, quân Tào bất ngờ tập kích, Nhạc Tiến chém chết Quỳnh. Tào Tháo đốt sạch kho lương của Viên Thiệu. Trong hơn 1 vạn quân của Quỳnh thì hơn 1.000 bị giết, số còn lại đầu hàng. Tào Tháo sai cắt hết mũi xác chết, lưỡi của bò ngựa giao cho quân đầu hàng mang về doanh trại Viên Thiệu để uy hiếp tinh thần, làm nhụt ý chí quân địch.

Viên Thiệu thấy lửa cháy từ xa, biết tin Ô Sào bị đánh, một mặt điều quân cứu Quỳnh, mặt khác sai Trương Cáp, Cao Lãm đi cướp doanh trại Tào. Nhưng Tào Tháo đã bố trí quân phòng bị trước, đúng như dự liệu của Cáp và Lãm. Cáp và Lãm không hạ được trại Tào, lại nghe tin Tào Tháo phá tan Ô Sào trở về, bèn quyết định đầu hàng Tào.

Viên Thiệu liên tiếp nghe tin thua trận, kho lương bị mất, tướng sĩ náo loạn, kéo nhau bỏ chạy. Tào Tháo thừa cơ dẫn quân tập kích khiến quân Thiệu đại bại tan nát. Thiệu hốt hoảng, cùng con là Viên Đàm dẫn 800 quân kỵ chạy một mạch, qua sông Hoàng Hà mới dám dừng lại nghỉ.

Trận Quan Độ đánh dấu sự suy yếu và từ đó đi tới chấm dứt hoàn toàn quyền lực của tập đoàn Viên Thiệu, mở đường cho Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc, chiếm thế thượng phong trong cục diện “quần hùng tranh thực” khi đó.

Viên Thiệu sau tiếp tục thất bại ở Thương Đình, 2 năm sau thì mất. 3 người con của Viên Thiệu là Viên Thượng, Viên Hy, Viên Đàm tranh giành quyền lực đánh nhau, lần lượt bị Tào Tháo tiêu diệt. Trận Quan Độ còn cho thấy tài năng quân sự tuyệt vời của Tào Tháo và sự yếu kém về khả năng lãnh đạo và quân sự của Viên Thiệu. Đồng thời, nó để lại bài học lớn về lấy ít chống đông, lấy yếu thắng mạnh.

Nguồn: Vothuat.vn