Phụ cấp lưu động tiếng anh là gì

Phụ cấp và trợ cấp là hai khoản tiền mà người lao động vẫn hay nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt được hai khoản này, mời bạn đọc theo dõi bài làm dưới đây của chúng tôi:

1. Khái niệm

- Phụ cấp: Là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.

Nghĩa là gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng them cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm.

- Trợ cấp: Là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.

2. Các chế độ

- Phụ cấp:

Một số chế độ phụ cấp lương: Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp thu hút; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp chức vụ.

Chế độ phụ cấp khác: Phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác theo yêu cầu của công ty.

- Trợ cấp: Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thai sản; Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp hưu trí; Trợ cấp tử tuất; Trợ cấp thôi việc; Trợ cấp mất việc làm.

3. Đối tượng hưởng

- Phụ cấp: Tùy thuộc từng đối tượng ký hợp đồng lao động và tính chất công việc mà người lao động sẽ có loại phụ cấp tương ứng. Phụ cấp được áp dụng cho người lao động làm việc tại công ty, được hưởng cùng với tiền lương.

- Trợ cấp: Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp kahcs nhau. Ví dụ: Người thất nghiệp, phụ nữ sinh con,…

4. Mức hưởng

- Phụ cấp: Do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty. Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.

- Trợ cấp: Mức trợ cấp tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng quy định khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật.

5. Đặc điểm

- Phụ cấp: Thông thường, các khoản phụ cấp nêu trên sẽ tính đóng bảo hiểm xã hội, trừ 14 khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng bảo hiểm xã hội như tiền thưởng sang kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết, có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khan khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

- Trợ cấp: Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về việc phân biệt trợ cấp và phụ cấp, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email:

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân? Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?

Ngoài lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp gọi là phụ cấp lương. Phụ cấp lương trong doanh nghiệp là một trong những chế độ quan trọng của người lao động. Vậy phụ cấp là gì? Phụ cấp lương là gì? Những khoản thu nhập nào được gọi là phụ cấp lương trong doanh nghiệp? Các khoản phụ cấp ấy có phải đóng thuế thu nhập cá nhân và tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Phụ cấp lưu động tiếng anh là gì

Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Phụ cấp là gì?
  • 2 2. Các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp:
  • 3 3. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân:
  • 4 4. Có phải đóng bảo hiểm trên số tiền phụ cấp không?
  • 5 5. Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội?
  • 6 7. Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?
  • 7 8. Phụ cấp có được tính vào lương tăng ca không?

Phụ cấp là một khoản tiền phụ cấp được người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động dựa trên công việc hoặc phụ cấp được hưởng theo chế độ cơ quan nhà nước. Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn bù đắp về kinh tế cho người đang làm việc cho mình khi họ làm công việc ở tại vùng đặc biệt khó khăn hoặc làm việc mang tính chất phức tạp hoặc điều kinh sinh hoạt hoặc điều kiện lao động khó khăn.

Phụ cấp tiếng Anh là: Allowances

2. Các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp:

Những loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp được quy định cự thể như sau:

Phụ cấp chế độ phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH

+ Trong quan hệ lao động, người lao động làm việc cho người sử dụng lao động được hưởng phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm khi đang làm việc trong môi tường ngành nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc ngành nghề độc hại, ngành nghề nguy hiểm hoặc ngành nghề đặc biệt  nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm

+ Công ty trách nhiệm kiểm tra, rà soát về  điều kiện lao động, ngành nghề làm việc.

+ Tiến hành so sánh các ngành nghề hoặc có mức độ tương đương trong điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp tương xứng. Công ty xác định mức phụ cấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động: Đối với ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng với mức phụ cấp từ 5% đến 10%; Đối với ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mức phụ cấp từ 7% đến 15%.

Xem thêm: Chế độ phụ cấp trực ngành y tế theo quy định mới nhất năm 2022

+ Được tính trả phụ cấp cùng kỳ trả lương hàng tháng của người lao động theo quy định của luật Lao động 2012. Người lao động chỉ được hưởng 1/2 ngày khi đi làm việc dưới 4 giờ trong ngày, tính cả ngày làm việc khi làm việc từ 4 giờ trở lên.

Phụ cấp trách nhiệm.

+ Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đang làm các công việc thuộc chức danh quản lý hoặc công việc phải chịu trách nhiệm cao. Công việc thuộc chức danh quản lý bảo gồm: Đốc công, trưởng ca, trưởng phòng, tổ trưởng, đội trưởng, đội phó, phó trưởng ca các chức danh tương tự. Công việc thuộc trách nhiệm cao bao gồm: thủ quỹ, kiểm ngân và các chức danh tương tự khác.

+ Công ty trách nhiệm kiểm tra, rà soát và đánh giá về điều kiện lao động, ngành nghề làm việc, công việc.

+ Mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất hiện nay không quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.

+ Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

+ Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

 Phụ cấp thu hút:

Xem thêm: Quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sỹ, ngành y tế

+ Người lao động được hưởng phụ cấp thu hút khi làm việc tại các vùng có khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn về kinh tế, điều kiện chỗ ở được quy định theo quy định của pháp luật.

+ Công ty tiến hành kiểm tra, rà soát vùng hoặc địa bàn nơi thực hiện công việc.

+ Mức độ thu hút đối với người lao động <35% mức lương của công việc hoặc chức danh theo quy định tại thang bảng lương.

+ Công ty có nghĩa vụ tra phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Phụ cấp lưu động:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp này khi đang làm công việc mang tính chất thường xuyên bị thay đổi về địa điểm làm việc và nơi ở ví dụ: nghề tu sửa đường bộ, đường sắt.

+ Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với người lao động đang làm việc là nghề, công việc thường xuyên thay đổi địa điểm nơi làm việc và nơi ở ví dụ như khảo sát xây dựng chuyên ngành, duy tu đường bộ, đường sắt.

+ Tính chất lưu động công việc được Công ty rà soát, đánh giá.

Xem thêm: Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ mới nhất năm 2022

+ Mức hưởng phụ cấp lưu động < 10% mức lương của công việc hoặc chức danh được quy định theo tháng lương, bảng lương.

+ Người lao động được hưởng phụ cấp lưu động sẽ được tính theo ngày làm việc.

+ Công ty có nghĩa vụ trả phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Phụ cấp chức vụ, chức danh:  

+Người lao động được hưởng trợ cấp chức vụ chức danh khi họ đang giữ các chức vụ quan trong cần phải đáp ứng năng lực cũng như tính chịu trách nhiệm cao như: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.

+Công ty tiến hành thẩm tra, rà soát, đánh giá công việc của người lao động mang tính chất phức tạp.

+Mức phụ cấp<15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương.

+ Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

+Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

 Phụ cấp khu vực: 

+ Người lao động được hưởng phụ cấp khi làm việc tại vùng, địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực nằm trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

+ Mức phụ cấp do công ty quyết định hoặc do các bên thỏa thuận .

+ Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

+ Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

Các khoản phụ cấp khác: ví dụ như: tiền thưởng tháng 13, tiền thưởng năng suất làm việc, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn ; điện thoại, đi lại, tiền nhà ở,hỗ trợ xăng xe, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Hiện, Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH đã hết hiệu lực và chưa có văn bản thay thế.

Xem thêm: Quy định về phụ cấp lương ngoài lương của người lao động

3. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân:

Trong một số trường hợp ngoài việc những khoản thu nhập chịu thuế thì sẽ có những khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định.

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quy định về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại cho người lao động

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

4. Có phải đóng bảo hiểm trên số tiền phụ cấp không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Chế độ phụ cấp của Bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau:

Năm 1998 tôi có ký hợp đồng tập sự với một Trường THPT công lập, đến 2008 tôi giữ chức vụ bí thư đoàn, đến 2013 tôi là Phó hiệu trưởng trường. Tôi được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, luật sư cho tôi hỏi những khoản phụ cấp này của tôi có được cộng vào để tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, bạn đang được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên. Bạn làm việc trong một trường THPT công lập.

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Xem thêm: Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo (phụ cấp đứng lớp)

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”

Như vậy, cần xác định bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì số tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.

5. Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội?

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện tại có sự thay đổi trong các quy định về đóng bảo hiểm xã hội, đơn vị tôi có rất nhiều lao động, việc lập danh sách tính mức đóng mà không được dựa vào lương trên hợp đồng (lương cơ bản) thì tính đóng bảo hiểm rất khó, tôi cũng chưa rõ được những khoản phụ cấp nào tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương và phụ cấp lương. Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thứ nhất: Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh

+ Phụ cấp trách nhiệm

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

+ Phụ cấp thâm niên

+ Phụ cấp khu vực

+ Phụ cấp lưu động

Xem thêm: Chế độ phụ cấp với chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã

+ Phụ cấp thu hút

+ Các phụ cấp có tính chất tương tự

Thứ hai: Các khoản không đóng bảo hiểm xã hội

+ Tiền thưởng

+ Tiền ăn giữa ca

+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ

+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác

Xem thêm: Chế độ phụ cấp, trợ cấp khi tham gia huấn luyện dân quân tự vệ

Tuy nhiên từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương cộng với các khoản bổ sung khác. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

7. Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Dương Gia. Lời đầu tiên cho tôi gửi đến quý công ty lời chúc sức khỏe và một năm mới an khang thịnh vượng. Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp, hy vọng khi công ty nhận được email của tôi, phía các bạn sẽ sớm có phản hồi: Tôi là nhân viên của một tổ chức tín dụng A. Tôi có vay một khoản tiền của tổ chức tín dụng A bằng tài sản đảm bảo (quyền sử dụng đất) thời hạn vay 36 tháng. Khi đến hạn tôi mất khả năng thanh toán (tổ chức tín dụng A có cho tôi gia hạn nhiều lần). Đồng thời gửi hồ sơ tới trung tâm bán đấu giá tài sản để thu hồi khoản vay của tôi (nhưng không bán được tài sản). Tháng 12/2015, tôi xin nghỉ việc. Phía đơn vị có thanh toán các chế độ cho tôi như: Tiền phép năm 2015, tiền chêch lệch lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết của Đại hội và các khoản phụ cấp khác. Tuy nhiên phía đơn vị không cho tôi nhận lại các khoản chế độ nêu trên mà cấn trừ vào khoản vay của tôi tại đơn vị khi chưa được sự đồng ý của tôi. Xin hỏi phía đơn vị làm như vậy đúng hay sai?

Luật sư tư vấn:

Giữa bạn và tổ chức tín dụng nơi ban đang làm việc có một hợp đồng vay, có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Khi bạn đã bị mất khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bạn. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá quyền sử dụng đất. Việc tài sản bảo đảm không bán được thì rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về tổ chức tín dụng, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc tài sản bảo đảm không bán được.

Hợp đồng lao động giữa bạn và tổ chức tín dụng đã chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, việc tổ chức tín dụng không thanh toán các khoản chế độ khi hợp đồng lao động giữa bạn và tổ chức tín dụng chấm dứt để bù trừ vào khoản nợ của bạn tại đơn vị này mà không có sự đồng ý của bạn là không đúng quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Xem thêm: Các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ công chức

Như vậy, tổ chức tín dụng cần phải có trách nhiệm thanh toán thanh toán đầy đủ các chế độ cho bạn khi hợp đồng lao động chấm dứt theo đúng các quy định của pháp luật lao động. Khoản vay giữa bạn và tổ chức tín dụng thuộc về một quan hệ pháp luật khác, tổ chức tín dụng không được bù trừ nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật lao động.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng nhất quyết không thanh toán các khoản chế độ cho bạn. Bạn có thể thỏa thuận lại với đơn vị này về cách thức hoàn trả khoản vay hoặc giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật về lao động. Trường hợp có phát sinh tranh chấp thì theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019, tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Bạn có quyền khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án nhân dân có cấp huyện nơi tổ chức tín dụng có trụ sở theo pháp luật tố tụng dân sự.

8. Phụ cấp có được tính vào lương tăng ca không?

– Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương như sau:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Vậy, căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:

Xem thêm: Chế độ phụ cấp ưu đãi của giáo viên dạy nghề

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

+ Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Như vậy, căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động thì phụ cấp lương được tính vào tiền lương tăng ca. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.