Phó thủ tướng thường trực là ai

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 492/TTg-TH điều chỉnh phân công công tác của Thủ tướng, Phó Thủ tướng.

Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 6/9/2021 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Xét yêu cầu và thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh phân công công tác như sau: Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo Bộ Nội vụ.

Các nội dung khác của Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 6/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ không thay đổi.

Theo Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 6/9/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ làm nhiệm vụ Phó Thủ tướng Thường trực.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp; Ngoại giao và quan hệ đối ngoại (bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân); hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.

[Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ] 

Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông-Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam.

Các vấn đề về nhân quyền; công tác dân tộc, tôn giáo; xóa đói giảm nghèo, những vấn đề thường xuyên về thi đua khen thưởng; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đặc xá; Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; Phụ trách Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ông Phạm Bình Minh cũng làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm; Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.

Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đề cao ý nghĩa của việc tiêm chủng trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.

Ngày 25/2 giờ New York (ngày 26/2, giờ Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, đã có bài phát biểu ghi hình trước tại Cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) về chủ đề “Tạo động lực cho tiêm chủng toàn cầu”. 

Cuộc họp diễn ra tại Trụ sở LHQ ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự và phát biểu trực tiếp hoặc trực tuyến của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký LHQ, 18 Lãnh đạo Nhà nước hoặc Chính phủ, gần 80 bộ trưởng hoặc thứ trưởng và lãnh đạo nhiều tổ chức và cơ chế quốc tế.

Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra những tác động về sức khỏe, kinh tế và xã hội trên khắp thế giới. Dù vaccine phòng COVID-19 đã được sản xuất sớm kỷ lục, mức độ bao phủ vaccine toàn cầu vẫn còn ở xa mức đủ để giảm lây nhiễm. 

Nhiều quốc gia thành viên LHQ kêu gọi tiêm chủng công bằng và đầy đủ cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi trong thời gian sớm nhất. 

Cuộc họp nhằm là xem xét những cơ hội và thách thức hiện có trong sản xuất và phân phối vaccine COVID-19 trên quy mô toàn cầu, tăng cường các cam kết chính trị của cộng đồng quốc tế nhằm đạt được việc tiêm chủng phổ cập toàn cầu trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đề cao ý nghĩa của việc tiêm chủng trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. 

Phó Thủ tướng cho biết với phương châm đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Hơn 190 triệu liều vaccine đã được tiêm cho 97% dân số trên 18 tuổi và gần 90% trẻ em trên 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi cũng đang được chuẩn bị tích cực. 

Với thành tích tiêm chủng này, Việt Nam đã giảm thiểu tác động của đại dịch và chuyển sang tái mở cửa kinh tế - xã hội một cách an toàn, linh hoạt, hiệu quả và quá trình phục hồi dựa trên chuyển đổi xanh và kỹ thuật số. 

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn các bạn bè và đối tác trên khắp thế giới đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam thông qua Chương trình COVAX hoặc kênh song phương.

Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đã đưa ra những đề xuất quan trọng để cộng đồng quốc tế đạt được mục tiêu tiêm chủng rộng rãi toàn cầu, trong đó có thúc đẩy các giải pháp toàn cầu, phát huy đoàn kết và hợp tác quốc tế; tăng nguồn cung vaccine, hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng; tăng cường hợp tác trong sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho các nước đang phát triển.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng hoan nghênh thông báo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, được chọn để hợp tác tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA; cho biết Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội hợp tác rất có ý nghĩa này để đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế nhằm thúc đẩy tiêm chủng toàn cầu.


Phiên họp Chính phủ thường kỳ với sự tham gia của các thành viên Chính phủ - Ảnh: VGP

Theo quyết định này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh; công tác cán bộ, cải cách hành chính...

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh được phân công làm nhiệm vụ Phó thủ tướng thường trực, đảm nhiệm công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp.

Các vấn đề ngoại giao và quan hệ đối ngoại, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế.

Phó thủ tướng thường trực cũng sẽ quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - hải đảo, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, các vấn đề về nhân quyền; dân tộc, tôn giáo, phòng chống tội phạm, buôn lậu và gian lận thương mại...

Phó thủ tướng Lê Minh Khái sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác khối kinh tế tổng hợp; ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ ngoại hối; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thanh tra, khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng...

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo điều hành lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin truyền thông; văn hóa, du lịch, thể dục thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em...

Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực kinh tế ngành như công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

Vấn đề quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; vấn đề sử dụng năng lượng; các công trình trọng điểm quốc gia; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; công tác phòng chống bão lụt...

Về nguyên tắc làm việc, Thủ tướng sẽ lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực.

Phó thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng trong từng lĩnh vực công tác, Thủ tướng không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, công việc đã phân công cho Phó thủ tướng.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, Thủ tướng ủy nhiệm Phó thủ tướng thường trực hoặc một Phó thủ tướng khác thay mặt Thủ tướng lãnh đạo công tác của Chính phủ. Căn cứ tình hình thực tế trong tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung việc phân công công tác hoặc công việc đột xuất cấp bách khác mà Thủ tướng thấy cần thiết để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: Sẽ trình Quốc hội sửa Luật đất đai

N.AN

Video liên quan

Chủ đề