Ở xã, phường thường có tủ sách pháp luật theo em tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì

(HNM) - Sau gần 20 năm triển khai xây dựng tủ sách pháp luật theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, đến nay mỗi đơn vị cấp xã đã có 1 tủ sách pháp luật. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các phương tiện truyền thông như hiện nay, rất cần có giải pháp mới cho kênh tuyên truyền phổ biến pháp luật này.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cả nước đã xây dựng được 11.637 tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Phần lớn các tủ sách cấp xã đều bảo đảm có các loại sách, báo, tài liệu pháp luật theo quy định. Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ngoài những đầu sách cơ bản, hằng năm, hầu hết các quận, huyện đều bổ sung sách cập nhật các luật mới ban hành và đặt tại bộ phận "một cửa", phòng tiếp công dân... Tuy nhiên, trên thực tế, số văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ hằng năm khá nhiều nên việc cập nhật thay thế không theo kịp. Trong khi đó, lượng người đến đọc ở các phường, xã, thị trấn cũng rất thưa thớt. Các tủ sách pháp luật ở xã, phường trên địa bàn các quận, huyện thuộc Hà Nội như: Chương Mỹ, Cầu Giấy, Hà Đông… cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Các tủ sách này thường chỉ có cán bộ, công chức đang công tác tại xã, phường, thị trấn tra cứu, tìm hiểu khi có nhu cầu, còn hiếm khi có người dân đến đọc. Qua đợt giám sát mới đây của Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội tại các quận, huyện về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thấy, tủ sách pháp luật của một số phường, xã thuộc các quận, huyện: Long Biên, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Đan Phượng… chỉ tồn tại “cho có”, số lượng sách, báo còn hạn chế. Theo bà Phạm Thu Hồng, ở phường Gia Thụy (quận Long Biên), hiện nay các loại hình phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội... phát triển mạnh mẽ, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện sử dụng mạng internet ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào để tìm kiếm thông tin pháp luật. Điều đó khiến nhiều người không mặn mà với tủ sách pháp luật. Không chỉ ở Hà Nội, tại các tỉnh như: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định, Hòa Bình, việc vận hành tủ sách pháp luật đều bộc lộ sự lãng phí, không hiệu quả. Trước thực trạng trên, Bộ Tư pháp cho biết, cơ quan này đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Theo đó, dự kiến sẽ bổ sung điều khoản về tủ sách pháp luật điện tử với hai phương án. Một là xây dựng tủ sách pháp luật điện tử quốc gia do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, vận hành trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Cổng thông tin phổ biến giáo dục pháp luật. Phương án hai: Xây dựng tủ sách pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, UBND các cấp quản lý, vận hành trên cổng, trang thông tin của bộ, ngành, địa phương. Nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Quyết định 06/ 2010/QĐ-TTg, tuy nhiên nhiều ý kiến cũng cho rằng trong điều kiện hiện tại thì chưa nên xóa bỏ ngay tủ sách pháp luật truyền thống mà cần tiếp tục phát huy vị trí vai trò là công cụ hỗ trợ nghiên cứu, học tập, giải quyết công việc, phát triển văn hóa đọc của cán bộ, công chức và người dân, đặc biệt là đối với địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn còn khó khăn.

Về việc này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng: “Tinh thần chung là tiếp tục duy trì tủ sách pháp luật truyền thống nhưng đổi mới mạnh mẽ cách thức xây dựng, quản lý, khai thác. Cùng với đó là tiến hành xây dựng tủ sách pháp luật điện tử”. Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, trước mắt sẽ hạn chế đầu tư cho tủ sách pháp luật ở những nơi có điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật thuận lợi để tập trung ưu tiên cho các xã ở vùng biên giới, hải đảo, huyện nghèo. Đối với việc xây dựng tủ sách pháp luật điện tử, dù theo phương án nào cũng nhất quán tinh thần là tủ sách pháp luật điện tử dùng chung, chứ không phải nhà nhà, ngành ngành cùng làm tủ sách pháp luật điện tử cho riêng mình.

Theo thống kê của Sở Tư pháp, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.300 tủ sách pháp luật, trong đó có trên 1.300 tủ sách của các sở, ngành; 860 tủ sách pháp luật do Đoàn thanh niên quản lý; 253 tủ sách của các đơn vị lực lượng vũ trang như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự, Cảnh sát phòng cháy chữa; trên 1.000 tủ sách của các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp đã xây dựng được 108 tủ sách và ngăn sách pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.

Các tài liệu chủ yếu trong tủ sách gồm Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tài liệu phục vụ chuyên môn nghiệp vụ, các tài liệu, báo chí pháp luật, tờ gấp pháp luật...

Để khai thác, phát huy hiệu quả Tủ sách pháp luật, hằng tháng, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cơ sở tổ chức lựa chọn, biên soạn nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành, nhất là các văn bản pháp luật có liên quan đến đời sống, kinh tế - xã hội được người dân quan tâm theo các hình thức hỏi đáp, hay vấn đề dễ hiểu để phát trên đài truyền thanh địa phương. Đồng thời in thành nhiều bản phát trực tiếp cho nhân dân trong các đợt trợ giúp pháp lý, các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các hội nghị hoặc trong các cuộc họp thôn, bản, khu phố…

Việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cán bộ, nhân dân; xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật./.

Tủ sách pháp luật là một trong những phong trào đang nhận được nhiều sự chú ý trong thời gian qua. Đặc biệt là việc xây dựng tủ sách pháp luật ở trong nhà trường.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

Câu hỏi: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Sửa đổi pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án D. Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích phổ biến pháp luật.

Ở xã, phường thường có tủ sách pháp luật theo em tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì

Giải thích nguyên nhân chọn đáp án D:

Tủ sách pháp luật là một loại hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Việt Nam bằng hình thức tủ sách chứa đựng các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam.

– Tủ sách pháp luật là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu, tìm hiểu của người đọc.

– Tủ sách pháp luật bao gồm 02 loại như sau:

+ Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, nhà giáo, người học, người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân.

+ Tủ sách pháp luật cấp xã là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức chính và đoàn thể ở cơ sở, phụ vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nhằm giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Mục đích khi xây dựng tủ sách pháp luật:

+ Xây dựng tủ sách pháp luật ở các cấp hay một tổ chức nào đó là một trong các hình thức, biện pháp giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở các cơ sở. Đồng thời nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân là một công vụ hữu ích hỗ trợ trong việc tìm hiểu pháp luật, áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành của Nhà nước cũng như nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.

+ Việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật xã/phường rất cần thiết, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, đồng thời là cẩm nang của cán bộ cơ sở trong công tác chuyên môn. Nó cũng là phương tiện cung cấp tư liệu cho cán bộ ở cơ sở nghiên cứu sử dụng, giải quyết công việc. Đây là một trong những công cụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả và thiết thực.

Giải thích nguyên nhân không lựa chọn các đáp án còn lại:

– Đáp án A. Ban hành pháp luật:

Ban hành pháp luật là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp, công bố,…

Do đó, việc xây dựng tủ sách không nhằm mục đích ban hành pháp luật.

– Đáp án B. Sửa đổi pháp luật:

Sửa đổi pháp luật là thay đổi một phần nội dung của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm làm cho nội dung của văn bản quy phạm pháp luật đó phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Việc sửa đổi hay bổ sung văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành theo thẩm quyền, trình tư, thủ tục do pháp luật quy định.

Do đó, cũng như ban hành pháp luật việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường cũng không nhằm mục đích sửa đổi pháp luật.

– Đáp án C. Thực hiện pháp luật:

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật nghĩa là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Như vậy, Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây? Đã được chúng tôi trả lời trong bài viết. Chúng tôi mong rằng với những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.