Phương pháp đàm thoại trong môn Thủ công

IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:

- Quan sát: vật mẫu, tranh quy trình, GV làm mẫu.

- Đàm thoại dùng ngôn ngữ (trực quan và sử dụng ngôn ngữ)

- Thực hành (là pp đặc trưng của môn học Thủ công này)

- Làm mẫu: GV làm, HS khá giỏi làm.

- Huấn luyện, luyện tập (thực hành)

-Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động, linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn thủ công lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chuyên đề: MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN THỦ CÔNG LỚP 3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: a)Tầm quan trọng của môn Thủ công: Môn Thủ công ở Tiểu học tuy không được coi là môn học chính nhưng nó cũng có vị trí, tầm quan trọng không kém các môn học khác. Bởi qua môn học này kích thích tư duy sáng tạo, khả năng thẩm mỹ, lòng say mê tiềm tàn ở HS mà chúng ta khó nhận biết ở những môn học khác. Nó còn giúp HS nâng cao khả năng thực hành, óc quan sát nhạy bén. Biết biến những ngôn ngữ, hình ảnh trừu tượng thành những thao tác cụ thể. Tăng cường khả năng hoạt động trí óc, lẫn tay chân cho hs. Do vậy mà tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật ở HS là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập góp phần vào nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho HS trong nhà trường. b)Thực trạng của HS: Đối với học sinh Tiểu học, nhất là HS các lớp 1,2,3 ý thức của các em còn non nớt và chưa được như HS lớp 4, 5 nên các em cho là môn học này không quan trọng, dẫn đến lơ là, chủ quan, ít tập trung nên kết quả học tập chưa cao. c) Lí do chọn chuyên đề : Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này và thực trạng HS trong nhà trường, qua thời gian giảng dạy bắt gặp nhiều khó khăn tôi đã suy nghĩ chọn chuyên đề: Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Thủ công lớp 3. I. Đặc thù môn học: Là môn nghệ thuật mang tính thực hành cao, đòi hỏi độ chính xác, khéo léo và tư duy sáng tạo cái mới, phát triển với những HS yêu thích môn học và có năng khiếu. II. NỘI DUNG: Nội dung ở môn thủ công 3 là kĩ thuật gấp, cắt, dán hình, Cắt, dán chữ cái đơn giản; Đan nan và làm đồ chơi. III. HÌNH THỨC DẠY: Thường là dạy học trên lớp với các hình thức hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp. IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: - Quan sát: vật mẫu, tranh quy trình, GV làm mẫu. - Đàm thoại dùng ngôn ngữ (trực quan và sử dụng ngôn ngữ) - Thực hành (là pp đặc trưng của môn học Thủ công này) - Làm mẫu: GV làm, HS khá giỏi làm. - Huấn luyện, luyện tập (thực hành) -Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động, linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. 1. PP Quan sát mẫu - Muốn tiết học thực sự sôi động thì người giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về bài mẫu để tổ chức cho học sinh quan sát. Bài mẫu,vật mẫu dùng để cho học sinh quan sát cần rõ ràng (không to quá hay nhỏ quá), màu sắc hài hòa, thực tế. 2. PP làm mẫu - Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên nên sử dụng phương pháp làm mẫu trong khi dạy bài mới: +Khi giáo viên làm mẫu nên thực hiện với tốc độ chậm vừa phải từng thao tác mẫu, theo quy trình kỹ thuật.Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình. +Tập trung hướng dẫn những thao tác khó, thao tác mới trong bài học. +Làm mẫu lần thứ hai với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ từng bước. +Trong trường hợp học sinh chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ các thao tác, giáo viên cần hướng dẫn lại giúp học sinh hiểu rõ và làm bài được. +Khi tất cả các học sinh đã nắm vững các thao tác kỹ thuật thì giáo viên mới tiến hành tổ chức cho học sinh thực hành. 3/. PP thực hành: +Có thể tổ chức cho học sinh thực hành dưới nhiều hình thức như: Thực hành cá nhân, thực hành theo cặp, thực hành theo nhóm, tổ.. +Trong lúc học sinh thực hành, giáo viên nên đến từng bàn, từng nhóm ngay từ khi học sinh bắt đầu thực hành để vừa kiểm tra,vừa giám sát tốc độ thực hành của học sinh. +Giáo viên nên thường xuyên cổ vũ, khen ngợi hoặc động viên học sinh trong quá trình học sinh thực hành. +Sau đó tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành nhằm tạo không khí thi đua học tập, tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học. -Trước khi thực hành , bằng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích công việc, cách thực hiện các thao tác trong quy trình kĩ thuật.Tạo điều kiện cho học sinh quan sát, tìm tòi, sáng tạo khi thực hành trang trí và trưng bày sản phẩm.Tập trung hướng dẫn kĩ những thao tác khó để học sinh hiểu cách làm và làm được sản phẩm ngay tại lớp. - Để tạo không khí thoải mái thích thú trong giờ học, giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm .Thông qua hoạt động nhóm , học sinh có cơ hội bày tỏ được khả năng sáng tạo của mình.Cùng nhau xây dựng, cùng nhau thực hiện để hoàn thành sản phẩm chung của nhóm .Qua đó, giúp các em biết đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo viên cần có một kế hoạch rõ ràng (trưng bày theo nhóm,tổ,hoặc cá nhân) để học sinh tiến hành trưng bày sản phẩm sau khi đã hoàn thành. - Giáo viên nên tôn trọng ý tưởng sáng tạo của học sinh trong khi thực hành hay trong lúc trưng bày sản phẩm.Không tạo sự gò bó, khuôn mẫu hoặc hối thúc học sinh trong lúc các em thực hành .Giáo viên cần gợi ý cho học trang trí sản phẩm theo sự sáng tạo, nhưng cần có tính thẩm mĩ . - Kết quả học tập Thủ công được đánh giá chủ yếu qua sản phẩm thực hành của học sinh, không cho điểm.-Đối với những học sinh có kết quả thực hành tốt, thể hiện được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học.Giáo viên cần biểu dương, khen ngợi kịp thời nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập.Với những học sinh chưa hoàn thành sản phẩm thì giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên để các em tiếp tục thích thú với bài học mà hoàn thành sản phẩm . - Giáo dục học sinh yêu thích lao động, có thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, tiết kiệm vật liệu, biết giữ vệ sinh, an toàn lao động và quý trọng sản phẩm của bản thân cũng như của mọi người. V/. QUY TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Nêu lại qui trình đã học ở tiết trước Kiểm tra đồ dùng học tập II. Bài mới: * HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét vật mẫu. - Khi giới thiệu GV cần định hướng sự chú ý của HS vào việc quan sát và đưa ra những câu hỏi gợi ý để HS nhận xét, tự tìm ra cách thực hiện. * HĐ 2: HD mẫu: GV làm mẫu từng bước theo quy trình (Kết hợp sử dụng hệ thống câu hỏi giúp HS nắm bắt quy trình thực hiện.) * HĐ 3: HS thực hành (Đây là HĐ trọng tâm nhằm làm cho HS rèn luyện kĩ năng thực hành, hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.) * HĐ 4: Trình bày sản phẩm ( trang trí, trưng bày sản phẩm) * HĐ 5: Nhận xét đánh giá. II.Củng cố, dặn dò: * Tóm lại : Để giúp GV thành công trong việc giảng dạy môn học này,GV cần: - Xác định đúng mục tiêu bài học. - Lập kế hoạch bài dạy cụ thể với một hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, gợi mở, tập trung vào nội dung trọng tâm, mới, khó của bài. - GV cần chú trọng sử dụng PP thực hành - Có phương tiện dạy học đầy đủ và đảm bảo yêu cầu. Có nhiều đồ dùng gợi trí sáng tạo cho HS. - Tạo được các tổ, nhóm học tập có nhiều trình độ, biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. - Biết động viên và khuyến khích kịp thời những cá nhân, tập thể có hoạt động học tập tốt . * Đặc biệt lưu ý tuyên dương những bài làm mang tính sáng tạo, dù là những ý tưởng sáng tạo nhỏ. Trên đây là một số biện pháp giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong môn Thủ công lớp 3. Mong đồng nghiệp tham khảo và góp ý để cùng nhau học hỏi , rút kinh nghiệm. Chân thành cảm ơn. Đại Quang, ngày 22 tháng 4 năm 2015 Người viết Trương Thị Liễu

1. Phương pháp đàm thoại là gì?

Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức các cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đến các khái niệm khoa học, hoặc vận dụng vốn kiến thức của mình để tìm hiểu những vấn đề trong cuộc sống xung quanh.

2. Phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non là gì?

Phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

*Căn cứ vào mục đích sư phạm của phương pháp đàm thoại (vấn đáp) người ta phân biệt: Đàm thoại gợi mở, đàm thoại tổng kết, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra.

-Đàm thoại gợi mởđược sử dụng khi dạy bài mới, trong đó GV khéo léo dùng một hệ thống câu hỏi dẫn HS đi tới những kiến thức mới. Phương pháp này được phát triển trong thực tiễn nhà trường nước ta, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính tích cực độc lập nhận thức, phát triển được hứng thú học tập, khát vọng tìm tòi khoa học.

-Đàm thoại củng cốđược sử dụng sau khi giảng bài mới, giúp HS nắm vững tri thức cơ bản nhất, mở rộng, đào sâu những khái niệm, định luật đã lĩnh hội, khắc phục được những nhận thức sai lệch mơ hồ thiếu chính xác.

-Đàm thoại tổng kếtđược sử dụng lúc cần giúp HS hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức sau khi học một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học, phát triển kĩ năng tư duy hệ thống hóa, khái quát hóa, khắc phục tình trạng nắm tri thức một cách rời rạc.

-Đàm thoại kiểm trađược sử dụng trước, trong hoặc cuối tiết học, cuối chương hay cuối chương trình, giúp HS tự kiểm tra kiến thức của mình, giúp GV đánh giá chất lượng lĩnh hội của HS để củng cố, bổ sung kịp thời.

*Căn cứ vào tính chất nhận thức của người học, người ta phân biệt đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh họa, đàm thoại tìm tòi - phát hiện (đàm thoại ơrixtic).

-Đàm thoại tái hiện:GV đặt ra những câu hỏi chỉ đòi hỏi HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận. Đàm thoại tái hiện có nguồn gốc từ lối dạy giáo điều. Ngày nay, lí luận dạy học hiên đại không coi đàm thoại tái hiện là phương pháp có giá trị sư phạm.

-Đàm thoại giải thích - minh họa:Có mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó. GV nêu ra một hệ thống các câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này vẫn còn có thể áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi GV biểu diễn phương tiện trực quan.

-Đàm thoại tìm tòi - phát hiện (đàm thoại ơrixtic)

Phương pháp đàm thoại này vận dụng bản chất của phương pháp đàm thoại Xoocrat. GV tổ chức cuộc trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa GV và cả lớp, có khi giữa GV với HS, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi của GV phải mang tính chất nêu vấn đề ơrixtic để buộc HS luôn luôn phải cố gắng phát huy trí tuệ, tự lực tìm lời giải đáp. Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp mang tính chất nêu vấn đề, tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài học, là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Như vậy, thông qua phương pháp này, HS không những nắm vững được cả nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói.

3. Yêu cầu về phương pháp đàm thoại

a. Kiểm soát lớp học tốt

Giáo viên cần làm trẻ ý thức được mục đích của cuộc đàm thoại, đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia trao đổi, tạo không khí lớp học sôi động, kích thích hứng thú học tập của trẻ.

b. Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lý

Các câu hỏi nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Số lượng câu hỏi nên phụ thuộc vào thời gian dạy học, tính phức tạp của kiến thức cũng như trình độ tư duy của trẻ. Với trẻ mầm non, giáo viên nên đưa ra hệ thống câu hỏi đơn giản nằm trong khả năng của trẻ giúp trẻ dễ dàng đàm thoại với nhau và tiếp thu kiến thức nhanh hơn từ các bạn cùng lớp.

c. Tổng kết vấn đề, giải quyết thắc mắc

Sau khi đưa ra câu hỏi, giáo viên giải thích thêm về ý nghĩa câu hỏi, lấy ví dụ của một đáp án đúng đề bài giúp trẻ hiểu bản chất câu hỏi. Trong quá trình các bé đối đáp, giáo viên viên ghi nhớ hoặc viết lại những câu trả lời của trẻ để khi học sinh đối đáp xong, giáo viên có thể đánh giá những câu trả lời tốt, những câu trả lời cần chỉnh sửa. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên lắng nghe những thắc mắc của các bé và lý giải chúng.

Có thể thấy rằng, phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non giúp trẻ phát triển tư duy độc lập, năng lực nhận thức cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ. Để áp dụng tốt phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non, giáo viên cần tích cực bồi dưỡng năng lực giảng dạy, cũng như phối hợp với phụ huynh để thấu hiểu tâm tư của trẻ.

4. Ưu nhược điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

a. Ưu điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

- Tạo sự thân thiết, gần gũi giữa cô và trẻ:Thông qua các hoạt động trao đổi trên lớp, trẻ sẽ tự tin bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Giáo viên có cơ hội trò chuyện, lắng nghe tâm tư, tình cảm của trẻ, từ đó điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của mình.

-Tăng khả năng tư duy của trẻ:Đây là phương pháp hiệu quả để kích thích tính tò mò, hoạt động tư duy của trẻ. Bên cạnh đó, việc trả lời các câu hỏi giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như kỹ năng phát biểu trước đám đông.

-Bồi dưỡng năng lực giảng dạy:Sau khi trẻ thảo luận, giáo viên là người đánh giá, tổng kết, đưa ra bài học giáo dục cho trẻ. Việc xây dựng các bài học áp dụng phương pháp đàm thoại giúp cô cải thiện năng lực giảng dạy, nắm bắt được nhu cầu học tập của từng trẻ.

b. Nhược điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

-Dễ làm mất thời gian, không đảm bảo tiến độ học tập: Điều này thường xảy ra ở các giáo viên thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa có nghệ thuật tổ chức, kích thích trí tò mò ở trẻ. Phương pháp đàm thoại trong giảng dạy dễ khiến bài giảng trở nên lan man, đi xa mục tiêu bài học.

-Dễ trở thành cuộc tranh luận gay gắt:Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt có tư duy và quan điểm khác nhau. Nếu giáo viên không biết cách điều phối, hòa giải, cuộc tranh luận dễ dàng trở thành những cuộc tranh luận gay gắt, trẻ có thể dùng hành động tiêu cực để bảo vệ ý kiến của mình.