Ở việt năm có những lợi thế nào để phát triển công nghiệp thực phẩm

20:05' - 15/11/2017

BNEWS Công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo xúc tiến đầu tư công nghiệp chế biến thực phẩm” do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh chiều 15/11.
Nhiều dư địa phát triển
Chế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thị trường thực phẩm chế biến và đồ uống của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.

Những năm gần đây, công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định ở mức gần 7%/năm.

Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm 15% giá trị GDP, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tại Việt Nam cũng tăng trung bình gần 10%/năm.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Việt Nam có thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn. Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều…

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, đặc biệt nhóm sản phẩm rau quả, tiêu, điều và cà phê đang tăng trưởng tốt và ổn định. Các sản phẩm nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với sự đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng mở rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu.
Bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm củaViệt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ mức gia tăng tiêu thụ thực phẩm trong nước cũng như cơ hội xuất khẩu rộng mở.

Đặc biệt, trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam – EU sẽ bước sang giai đoạn mới với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư một cách đột phá. Nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Interbational cũng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2017 - 2019 nhờ thu nhập người dân được cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Mặc dù được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện nay mức độ đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn nông sản, thực phẩm, nhưng chủ yếu ở dạng thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh mang lại giá trị gia tăng cao.

Điều này xuất phát từ việc Việt Nam có lợi thế về quỹ đất sản xuất nông nghiệp cũng như sản lượng nông sản lớn, song còn hạn chế về công nghệ và vốn đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm.

Chính vì vậy, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài nhằm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính lớn cũng như mạng lưới thị trường rộng lớn tham gia vào ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, chính nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào sẽ là thế mạnh để Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư chế biến thực phẩm.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng duy trì ở mức cao và ổn định, cộng với các lợi thế về môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn lực lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ hoàn thiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh hiệu quả.
Chuyên gia xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc, ông Nam Sang Kun chia sẻ, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam nhằm tận dụng nhiều cơ hội từ thị trường tiêu thụ nội địa và các thị trường liên kết của Việt Nam.

Điển hình như: tập đoàn CJ đã liên kết với nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chuỗi liên kết chế biến thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng như: thực phẩm đóng gói, thực phẩm đông lạnh, thủy sản chế biến… Ông Nam Sang Kun cũng khẳng định, các doanh nghiệp Hàn Quốc có lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn lớn không chỉ giúp thực phẩm Việt Nam tiếp cận tốt hơn các thị trường lớn mà còn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng mới, tiến tới khẳng định thương hiệu thực phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng thế giới.

Để đảm bảo thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm thế giới; đồng thời xác định kế hoạch sử dụng đất hợp lý cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài để thu hút các dự án dài hơi.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước cũng cần nâng cao trình độ, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được công nhận rộng rãi; đồng thời mạnh dạn liên kết, hợp tác với các chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm của các tập đoàn thực phẩm đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam nhằm rút ngắn lộ trình tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

>>>Mở thêm nhà máy chế biến để tăng lượng gà xuất khẩu sang Nhật Bản

Ngành công nghiệp thực phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa

(ĐCSVN) - Ngành công nghiệp thực phẩm (CNTP) của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu.

Ngày đăng : 11/02/2022 Xem với cỡ chữ

Ở việt năm có những lợi thế nào để phát triển công nghiệp thực phẩm
Ở việt năm có những lợi thế nào để phát triển công nghiệp thực phẩm

Ở việt năm có những lợi thế nào để phát triển công nghiệp thực phẩm
Ảnh minh họa (Nguồn: Q.N)

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), CNTP là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam tăng nhanh, đã hình thành một số doanh nghiệp tập đoàn lớn trong nước có uy tín, thương hiệu mạnh, được đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại như: Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood, Masan, Sabeco, Habeco, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Bibica, Hải Hà…

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhiều hãng thực phẩm và đồ uống nổi tiếng trên thế giới cũng đã đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam như: Cocacola, Pepsi, Heineken, Tiger, Carlsberg, Saporo, Orion, FrieslandCampina, Nestle…

Đáng chú ý, năm 2021, ngành sữa vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, sản lượng sản xuất sữa tươi ước đạt 1,762 tỷ lít tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng sữa bột ước đạt 150 ngàn tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa sang nhiều nước trên thế giới đạt gần 300 triệu USD trong đó lớn nhất là thị trường Irắc (chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sữa). Đặc biệt, Vinamilk có 12 trang trại trên cả nước, trong đó, có 2 trang trại được xây dựng theo tiêu chuẩn organic châu Âu và 10 trang trại theo chuẩn Global G.A.P; Tập đoàn TH đã đầu tư khoảng 2,7 tỉ USD cho Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao và một số dự án về thực phẩm tại Liên bang Nga. Bên cạnh sự đầu tư, xây dựng, cải tiến, đổi mới kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp trong ngành thì sự phát triển của các chuỗi bán hàng hiện đại, thu nhập của người dân tăng và nhu cầu đối với các sản phẩm sữa có giá trị cao cũng được dự báo sẽ tăng lên.

Riêng đối với sản lượng sản xuất ngành bia, theo số liệu của Cục Công nghiệp năm 2021 đạt khoảng 4.050 triệu lít, giảm 7,7% so với năm 2020 nguyên nhân là do tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và sự thay đổi hành vi người tiêu dùng từ Nghị định số 100/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt khiến lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, các hãng bia, rượu, nước giải khát nước ngoài có cơ hội gia nhập vào thị trường Việt Nam tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong phân khúc cao cấp. Theo đó, tỷ suất sinh lời và rủi ro tiềm tàng của ngành bia Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính là biến động giá nguyên liệu nhập khẩu (do ngành bia 70% nguyên liệu là nhập khẩu); cạnh tranh trong ngành làm gia tăng chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo; ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và các chính sách của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rượu, bia.

Dự báo trong những năm tới, ngành CNTP vẫn chịu thách thức bởi sự chuyển đổi thị trường và xu hướng tiêu dùng mới, nên gia tăng giá trị sản phẩm là yêu cầu tất yếu...Để tạo điều kiện cho ngành CNTP phát triển bền vững, Chính phủ, Bộ Công Thương và các ngành liên quan đã và đang tiếp tục ban hành những chính sách khuyến khích phát triển phù hợp, cụ thể CNTP Việt Nam cần phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị nâng cao giá trị sản phẩm.

Đối với ngành sữa, nguyên liệu sữa trong nước mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, hiện nay khoảng 60% nguyên liệu ngành sữa là nhập khẩu từ các nước. Theo đó, thời gian tới cần tiếp tục mở rộng, đầu tư xây mới trang trại và quy mô đàn bò sữa theo hướng hiện đại, khép kín để nâng cao tỷ lệ nguyên liệu trong nước, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, giảm dần tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu. Điều này, một mặt sẽ tạo nên sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sữa trong nước, mặt khác lại tạo động lực để các doanh nghiệp nội địa cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất nhằm sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn và giá cả hợp lý để đủ sức cạnh tranh. “Ngoài ra, tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là sang Trung Quốc, Trung Đông và các nước ASEAN, châu Âu”- báo cáo của Cục Công nghiệp nêu rõ.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Nafoods Group cho biết, hiện doanh nghiệp này xuất khẩu 60 quốc gia trên thế giới và tăng trưởng doanh thu hơn 40% trong 2 năm qua. Kinh nghiệm cho thấy, muốn vượt qua thách thức, doanh nghiệp cần định vị lại năng lực cốt lõi, hoạch định lại chiến lược kinh doanh, vận hành, quản trị công ty... Riêng đối với ngành công nghiệp thực phẩm thì chế biến sâu là giải pháp hiệu quả giúp thích ứng với thị trường, cải thiện giá trị gia tăng sản phẩm và bán với giá cao hơn.

Đối với mặt hàng nước giải khát, các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung đầu tư, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguyên liệu sạch, hướng đến sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả để bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do điều này mang lại nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển. Do đó, để nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, cũng như tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đầu tư mạnh thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần xây dựng kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu thông qua những giải pháp căn cơ theo hướng tăng hiệu quả liên kết giữa các tỉnh, thành phố, giữa nông dân – doanh nghiệp sản xuất – nhà quản lý để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định./.

A.N

VP. Phạm Đình Chiểu

Lần xem: 516

Ở việt năm có những lợi thế nào để phát triển công nghiệp thực phẩm
Go top

Bài viết khác