Nước mỹ có bao nhiêu tổng thống bị ám sát năm 2024

Một cuộc đời dang dở là cuốn sách vừa được phát hành do dịch giả Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Hưng chuyển ngữ vào đúng thời điểm 60 năm sau khi Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát.

Tổng thống Kennedy bị bắn chết khi đang ngồi trên xe diễu hành qua Dallas ngày 22/11/1963, khi ông mới 46 tuổi. Hàng ngàn cuốn sách, bài báo, chương trình truyền hình và phim đã khai thác ý tưởng rằng vụ ám sát nhà lãnh đạo này là kết quả của một thuyết âm mưu tỉ mỉ.

Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Hưng và diễn giả Nguyễn Thu Trang tại sự kiện ra mắt sách 'Một cuộc đời dang dở' tại Hà Nội.

Đã có nhiều cuốn sách được viết về Kennedy suốt những năm qua, trong đó có cuốn sách vô cùng ấn tượng của sử gia người Mỹ Robert Dallek. Dịch giả, TS. Nguyễn Sỹ Hưng bị cuốn sách này thu hút khi ông tới Mỹ năm 2008 và bắt tay vào dịch nó trong nhiều năm trước khi Tân Việt Books liên hệ mua bản quyền phát hành cuốn sách bằng tiếng Việt.

"Sách về Kennedy có nhiều, nhưng cuốn của Robert Dallek đặc biệt thú vị, hấp dẫn vì nó đưa ra được các tài liệu mật về đời tư của Kennedy mà trước đó chưa từng được công bố", TS. Nguyễn Sỹ Hưng chia sẻ.

Bản dịch của ông dài tới 1000 trang nhưng sau đó được biên tập gọn lại, cắt bỏ những chi tiết quá nhạy cảm để đưa vào cuốn sách dày gần 600 trang vừa ra mắt độc giả.

Nếu chỉ nói một câu về cuốn sách phát hành, ông có thể nói điều gì với độc giả? Trả lời câu hỏi này của diễn giả Nguyễn Thu Trang - Phó Tổng giám đốc Tân Việt Books trong sự kiện ra mắt sách Một cuộc đời dang dở chiều 17/11, TS. Nguyễn Sỹ Hưng nói: "Tóm tắt cuốn sách dày 600 trang trong một câu là điều gần như không tưởng nhưng nếu chỉ cho nói một câu tôi chỉ có thể nói: Rất hấp dẫn, đáng đọc!’ Hãy đọc đến trang cuối cùng và khi gấp cuốn sách lại, bạn sẽ có một bức tranh hoàn chỉnh, thú vị về Kennedy - một trong những nhân vật hấp dẫn nhất của thế kỷ 20".

Câu hỏi này khó như là chính sự kiện đã diễn ra 60 năm trước. Ngay sau khi đưa tang JFK, Tổng thống L. Johnson đã quyết định thành lập một Uỷ ban do Chánh án Liên bang Earl Warren đứng đầu để tìm nguyên nhân đích thực và kẻ đứng sau sự kiện này. Uỷ ban này có tên là Warren và mặc dù Uỷ ban đã có báo cáo nhưng dân chúng Mỹ và các nhà nghiên cứu không hề thỏa mãn với các kết luận của Uỷ ban. Cho đến nay, các giả thuyết về kẻ sát thủ đích thực vẫn còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Chính điều này cũng khiến cho dư luận đưa ra nhiều giả thuyết-thuyết âm mưu khác nhau nhưng chưa có giả thuyết nào đủ căn cứ thuyết phục.

Ảnh: Lukas Lã.

TS Nguyễn Sỹ Hưng nói, mặc dù được đánh giá cao và gần như là thần tượng của dân Mỹ nhưng Kennedy có 2 yếu điểm chí mạng mà không hiểu sao, bằng cách nào đó ông ta vẫn vượt qua để trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ và còn được đánh giá rất cao.

Thứ nhất đó là tình trạng sức khỏe tồi tệ của ông suốt từ năm 6 tuổi, thậm chí có những lần bác sĩ còn tiên đoán tình trạng không qua khỏi nhưng rồi cuối cùng Kennedy vẫn vượt qua. Các tài liệu hồ sơ sức khỏe của Kennedy được che giấu tài tình nhưng sự kiên trì, quyết tâm và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn giúp ông đạt được mọi mục tiêu.

Yếu điểm thứ hai của Kennedy là thói trăng hoa. "Cuốn tiểu sử này của Robert Dallek đã không né tránh mà nêu nhiều câu chuyện về các mối quan hệ ngoài luồng và các cuộc vui chơi quá đà của Kennedy, trong đó có cả mối quan hệ trên mức bình thường với khá nhiều nữ nhân mờ ám về xuất thân và chính trị.

Kennedy và Marilyn Monroe.

Trong danh sách đó có cả các nữ nhân có quan hệ với giới mafia, thế giới ngầm của Mỹ. Trong giai đoạn cuối là các lần gặp gỡ của Kennedy với nữ minh tinh nổi tiếng và đầy tai tiếng Marilyn Monroe. Sau tiệc sinh nhật lần thứ 45 của Tổng thống, Marilyn Monroe nhiều lần vào Nhà Trắng để gặp Kennedy. Thậm chí một số nguồn tin cho rằng cái chết của Marilyn Monroe là có bàn tay của anh em nhà Kennedy", dịch giả chia sẻ.

Một cuộc đời dang dở là cuốn sách đáng đọc về một trong những Tổng thống đặc biệt nhất nước Mỹ với nhiều tư liệu hấp dẫn, cuốn hút, khai thác Kennedy ở cả khía cạnh chính trị gia cũng như một người đàn ông đào hoa, lịch thiệp.

Tổng thống John F. Kennedy, một cuộc đời dang dởCuốn sách 'Một cuộc đời dang dở: John F. Kennedy, 1917-1963' mô tả bức chân dung chính xác về Tổng thống John Fitzgerald Kennedy.- vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử hơn 200 năm của Hoa Kỳ.

Thống đốc Texas John Connally chỉnh cà vạt khi Tổng thống John F Kennedy và Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy ngồi ở ghế sau

Sau 60 năm, các chi tiết mới vẫn tiếp tục xuất hiện liên quan đến một trong những sự kiện gây chú ý nhất trong lịch sử Hoa Kỳ: vụ ám sát Tổng thống John F Kennedy.

Paul Landis, cựu mật vụ 88 tuổi, người đã chứng kiến cái chết của cố tổng thống Mỹ ở phạm vi gần, trong một quyển hồi ký gần đây viết rằng, ông đã lấy một viên đạn từ chiếc xe ô tô sau khi ông Kennedy bị bắn, và sau đó đặt trên chiếc băng ca khi ông Kennedy được chuyển đến bệnh viện.

Đây có thể dường như là một chi tiết nhỏ trong một vụ án đã được điều tra sâu rộng kể từ những năm 1960, và chính phủ Mỹ đã đưa ra một bản báo cáo toàn diện. Thế nhưng đối với những người vốn đã ra sức tìm hiểu mọi manh mối nhỏ trong nhiều năm qua, câu chuyện của ông Landis là một diễn biến quan trọng và không thể ngờ tới.

Các thuyết âm mưu về có bao nhiêu tay súng liên quan, ai phải chịu trách nhiệm cuối cùng, và bao nhiêu viên đạn đã bắn vào vị tổng thống đã mang tính áp đảo trong hàng chục năm kể từ sau vụ ám sát.

Ý tưởng về sự thật của vụ án khác với phiên bản được công bố chính thức là một thuyết âm mưu hiện đại tại Mỹ, và theo một số sử gia, vụ ám sát đã khiến niềm tin của quốc gia vào chính phủ dần trở nên mục rỗng.

Tùy thuộc vào cách nhìn đối với vụ việc, câu chuyện của ông Landis không thay đổi điều gì hay toàn bộ câu chuyện.

Quyển hồi ký 'The Final Witness' ('Nhân chứng Cuối cùng') của ông được đảm bảo châm thêm mồi lửa về sự ám ảnh quốc gia vẫn luôn âm ỉ liên quan đến vụ ám sát.

"Đây thật sự là một tin quan trọng nhất về vụ ám sát kể từ năm 1963," James Robenalt, một sử gia và một chuyên gia về Kennedy, người đã cùng làm việc với ông Landis trước khi công bố thông tin trước công chúng.

Chi tiết mới về một vụ án cũ

Các chi tiết chính trong vụ ám sát Kennedy, cho đến thời điểm này, đã được biết công bố rộng rãi.

Vào ngày 22/11/1963, một chiếc xe chở Tổng thống Kennedy, Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy, và Thống đốc bang Texas John Connally Jr và vợ ông, khi di chuyển qua tòa nhà Dealey Plaza ở thành phố Dallas thì một loạt phát súng vang lên.

Ông Kennedy bị trúng đạn ở đầu và cổ, ông Connally bị trúng ở lưng. Giới chức đã đưa hai người đến bệnh viện Parkland Memorial gần đó, ông Kenney bị tuyên bố qua đời tại đây. Thống đốc Texas thì sống sót.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một cảnh sát ở Dallas giơ khẩu súng trường, đã được dùng để ám sát Tổng thống John F Kennedy

Báo cáo Warren Commission, kết quả của cuộc điều tra của chính phủ về vụ ám sát, đã xác định Lee Harvey Oswald là tay súng duy nhất. Bằng chứng về đường đi của đạn đã giúp khẳng định kết luận này. Ông ta đã bị bắn và chết không lâu sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy, lúc đang bị cảnh sát bắt giam.

Báo cáo cũng kết luận một viên đạn duy nhất đã đi xuyên qua người Kennedy và trúng vào người Connally, gây ra một số chấn thương, điều này giúp giải thích về cách mà tay súng này tiến hành vụ tấn công. Phát hiện được biết đến với tên gọi "thuyết viên đạn duy nhất" hay còn gọi "thuyết viên đạn thần kỳ".

Ủy ban điều tra một phần dựa trên dữ liệu là một viên đạn sau đó đã được phát hiện trên chiếc băng ca cứu thương của bệnh viện.

Vào thời điểm đó, không ai biết viên đạn đó đến từ đâu. Thế nhưng ủy ban đưa ra kết luận cuối cùng là viên đạn đó đã được lấy đi chỗ khác khi các bác sĩ chạy đua cứu chữa cho ông Connally.

Một số người hoài nghi về báo cáo chính thức này đã từ lâu đặt câu hỏi về khả năng chỉ có một viên đạn duy nhất, cho rằng thật khó để tin rằng một viên đạn lại có thể gây nhiều chấn thương đối với hai người đàn ông khác nhau.

Câu chuyện của ông Landis xuất hiện đã gây xôn xao dư luận, không chỉ vì là một lời tuyên bố cá nhân mà còn bởi vì, theo một số quan điểm, câu chuyện này đã làm phức tạp thuyết một viên đạn duy nhất.

Paul Landis nhớ gì?

Vào ngày xảy ra vụ ám sát, ông Landis, khi đó 28 tuổi, được phân công hộ tống Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy.

Khi vụ việc xảy ra, ông ấy chỉ cách Tổng thống Kennedy vài bộ Anh (foot) và chứng kiến ông ấy bị bắn vào đầu.

Sau đó tình trạng hoảng loạn xảy ra. Điều mà ông Landis làm tiếp theo, ông không nói cho bất kỳ ai ngoại trừ vài người thân tín trong hàng chục năm qua.

Trả lời phỏng vấn của New York Times, ông Landis nói sau khi đoàn xe hộ tống đến bệnh viện, ông thấy một viên đạn nằm trong xe ô tô của ông Kennedy phía sau nơi vị tổng thống đã ngồi.

Ông Landis đã nhặt viên đạn và bỏ vào túi. Không lâu sau đó, khi nhớ lại, ông ấy ở trong phòng cấp cứu với Tổng thống Kennedy, nơi ông Landis cho biết đã đặt viên đạn lên chiếc băng ca cứu thương để bằng chứng đi kèm với thi thể.

"Không ai ở đó đảm bảo hiện trường, và đây là điều khiến tôi rất, rất bực bội," ông Landis nói với The Times.

"Mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Và tôi khi đó lo ngại rằng - một phần bằng chứng, và tôi nhận ra ngay lập tức," ông nói tiếp. "Rất quan trọng. Và tôi không muốn bằng chứng đó bị biến mất hoặc thất lạc."

Ông Landis rõ ràng chưa bao giờ đưa ra bằng chứng đặc biệt này, và khi ông ấy nộp báo cáo và các lời tuyên bố ngay sau vụ việc, Ủy ban Warren không bao giờ phỏng vấn ông ấy. Ông ấy không bao giờ nêu trong trong một báo cáo chính thức.

"Ông ấy bị mất ngủ và vẫn bị yêu cầu làm việc, và chịu đựng chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)," ông Robenalt nói với BBC.

"Ông ấy hoàn toàn bị cuốn theo một câu chuyện vô cùng to tát đang diễn ra."

Trong hàng năm qua, ông ấy đã tránh đọc tin về vụ ám sát hoặc các thuyết âm mưu từ đó - cho đến khi ông quyết định đã sẵn sàng kể câu chuyện của mình cho thế giới.

Viên đạn bí ẩn

Những người đã đọc câu chuyện của ông Landis đưa ra những kết luận khác nhau - và câu chuyện đã đặt ra nhiều câu hỏi cũng như câu trả lời có thể có.

Ông Robenalt nói với BBC rằng ông tin câu chuyện này đã gây tổn hại đến thuyết "viên đạn duy nhất".

Ông Landis hiện tin rằng viên đạn mà ông tìm thấy trong xe là viên đạn xuất hiện trên băng ca của ông Connally.

Ông tin rằng viên đạn này đã nằm không sâu phía sau ghế của ông Kennedy và rơi trên xe.

Nếu ông ấy đúng, ông Robenalt nói, thì ông Connelly và Kennedy có thể không bị bắn từ cùng một viên đạn.

Ông ấy thậm chí tin rằng điều này có thể mở ra sự hoài nghi về liệu tay súng Oswald có hành động một mình hay không.

Và nếu không phải một viên đạn gây chấn thương cho cả hai người đàn ông, ông Robenalt đặt câu hỏi trong bài viết công phu trên Vanity Fair, thì liệu có khả năng Oswald đã bắn cả hai phát súng nhanh liên tục với khẩu súng trường mà mình đã sử dụng trong vụ ám sát hay không?

Ông Landis có những người hoài nghi rất nghiêm túc, bao gồm một đồng nghiệp, người cũng có mặt vào ngày xảy ra vụ ám sát.

Clint Hill, một mật vụ, nổi tiếng về hành động nhảy lên phía sau xe của Kennedy để bảo vệ tổng thống, không tin vào câu chuyện của ông Landis.

"Nếu ông ấy kiểm tra tất cả bằng chứng, tuyên bố, chuyện xảy ra, thì chúng không khớp," ông Hill nói với NBC News. "Chuyện ông ấy cố gắng đặt viên đạn lên băng ca cứu thương của tổng thống, tôi thấy không hợp lý."

Đối với Gerald Posner, một nhà báo điều tra và tác giả của sách 'Case Closed: Lee Harvey Oswald and the Assassination of JFK', câu chuyện của ông Landis lại thật sự củng cố thuyết "viên đạn duy nhất".

"Mọi người sẽ biết cách mà viên đạn cuối cùng nằm trên chiếc băng ca của Connally," ông nói.

Ông Posner nói "câu chuyện của ông Landis phải nên được xem xét nghiêm túc", nhưng cũng ngờ vực về độ chắc chắn trong trí nhớ của Landis sau gần sáu thập niên trôi qua.

Ví dụ, ông Posner đã chỉ ra những cuộc phỏng vấn bên trong phòng cấp cứu ông Kennedy tại bệnh viên Parkland. Không ai đề cập ông Landis có mặt tại đó, ông Posner nói.

Và sự thật là ông Landis không bao giờ lên tiếng đặt câu hỏi về mình đã làm gì trong ngày hôm đó, ông Posner nói.

"Như đã nói, ông ấy nói điều có thể sai, nhưng sự thật nằm bên dưới là, 'Tôi đã thấy một viên đạn, tôi nhặt nó lên, và bỏ vào túi, và đặt ở bệnh viện trước khi tôi rời đi': điều này có thể thật hoặc không," ông Posner nhận định.

Liệu ông Landis có mở ra một bí mật mới hay không, hay chỉ xác nhận một sự thật đã có hầu như không quan trọng.

Đây là vụ ám sát tổng thống Kennedy, và sau tất cả, sự hé lộ của ông ấy sẽ đảm bảo những năm tháng tiếp tục tranh cãi và mổ xẻ một trong những vết thương quốc gia lớn nhất của nước Mỹ.

"Bạn sẽ giải quyết câu chuyện với 100% người thấy hài lòng? Không đâu," ông Posner nói. "Đây là vụ án sẽ không bao giờ khép lại, đối với hầu hết mọi người".

Chủ đề