Bồi thường hop75p đồng cao nhất là bao nhiêu năm 2024

(LSVN) - Theo Luật sư, trong trường hợp bị hại đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn phải có chứng cứ đầy đủ, hợp lệ thì Tòa án mới xem xét. Việc bồi thường bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật, trên cơ sở các chứng cứ mà đương sự có thể cung cấp, xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án.

Ảnh minh họa.

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, trong các vụ án hình sự, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của bị cáo gây ra. Thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, không thỏa thuận được thì yêu cầu để Tòa án giải quyết. Đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mức bồi thường nhưng cũng có nghĩa vụ phải chứng minh yêu cầu đó có căn cứ và hợp pháp.

Đối với thiệt hại về vật chất, đương sự phải chứng minh có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản làm cho tài sản bị mất, bị hư hỏng, giảm sút giá trị.

Đồng thời, phải có chứng cứ để chứng minh thiệt hại về tài sản đã xảy ra và thiệt hại đó có nguyên nhân trực tiếp từ lỗi của người phạm tội.

Riêng với thiệt hại như cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, lợi nhuận có thể thu được… rất khó có thể chứng minh mức độ thiệt hại, đặc biệt là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định, nhưng không quá 10 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng, 10 tháng lương là khoảng 18 triệu đồng.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín là quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 584, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Cũng theo Luật sư, trong trường hợp bị hại đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn phải có chứng cứ đầy đủ, hợp lệ thì Tòa án mới xem xét. Việc bồi thường bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật, trên cơ sở các chứng cứ mà đương sự có thể cung cấp, xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (nghỉ việc trước hạn).

Người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân

Pháp luật lao động hiện hành không có quy định về mức bồi thường khi hai bên thỏa thuận nghỉ việc trước hạn.

Do đó, trong trường hợp này, người lao động và người sử dụng lao động cần thỏa thuận và đưa ra một mức bồi thường cho thỏa đáng, hài hòa được lợi ích của các bên.

Người lao động có thể đề xuất mức bồi thường cao hơn để người sử dụng lao động xem xét. Trường hợp người lao động không hài lòng với mức bồi thường của người sử dụng lao động thì được quyền tiếp tục làm việc, không phải nghỉ việc trước hạn.

Thực tế có những trường hợp người lao động không đồng ý với mức bồi thường của người sử dụng lao động nên không đồng ý nghỉ việc trước hạn, dẫn đến công ty đuổi việc người lao động.

Việc công ty tự ý đuổi việc người lao động như vậy là vi phạm pháp luật, người lao động có quyền khởi kiện công ty ra Tòa án để đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Khi đó, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (tự ý đuổi việc người lao động) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 41 Bộ luật Lao động 2019.

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – Bộ luật Lao động 2019:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại Khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại Khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

//laodong.vn/cong-doan/muc-boi-thuong-khi-hai-ben-thoa-thuan-nghi-viec-truoc-han-nam-2023-1154234.ldo

Chủ đề