Non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh

Biên phòng - “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên của độc lập, tự do. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định, thành quả đó mới chỉ là những cơ sở nền móng đầu tiên; để độc lập, tự do thực sự vững bền, để nhân dân thực sự cảm nhận được giá trị của độc lập, tự do, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực vươn lên, xây dựng đất nước thành một quốc gia giàu mạnh, có nền kinh tế tri thức phát triển cao; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cùng tiềm lực quốc phòng hùng mạnh... Để có được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong mỏi các thế hệ tương lai của Việt Nam đang được cắp sách đến trường phải không ngừng cố gắng học tập, vươn lên tiếp thu những thành tựu khoa học-kỹ thuật tiên tiến của thế giới, tự đào tạo mình trở thành một lực lượng lao động quyết định, có đủ khả năng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trưởng thành cả về phẩm chất, năng lực, giành nhiều thành tích cao, góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân xâm lược, giải phóng đất nước và thành công trong sự nghiệp đổi mới. Thành tích học tập, nghiên cứu khoa học của các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam thực sự làm rạng danh đất nước, đặt nền móng vững chắc, tạo tiền đề đưa đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tuổi trẻ, học viên, sinh viên quân đội đinh ninh lời Bác dạy, thi đua thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua: “Thanh niên Quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng”, "Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao", phong trào “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ”… và cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, vượt mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện đoạt những giải cao tại các cuộc thi trong nước và quốc tế; tích cực học tập, huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị, nhất là vũ khí mới, hiện đại… góp phần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

B.P

Suy nghĩ về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:… “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Bác Hồ kính yêu đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha sâu nặng. “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?”. Tình yêu đằm thắm ấy được biểu hiện qua nhiều bức thư Bác gửi các cháu nhân ngày khai trường hoặc Tết trung thu:

“Trung thu trăng sáng như gương,

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Hổ Chủ tịch có viết:

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Hơn nửa thế kỉ trôi qua, trên đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta đã có bao đổi thay lớn lao, bao biến cố lịch sử trọng đại, nhưng câu nói của Bác vẫn sáng ngời giá trị giáo dục và khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc.

Ý tưởng sâu sắc của Bác Hồ được diễn đạt bằng một câu văn giàu hình tượng và cảm xúc. Vế thứ nhất Bác hỏi: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không?” có nghĩa là Bác hỏi về tiền đồ của Tổ quốc ta, tương lai của dân ta có được tốt đẹp, rỡ ràng, có trở nên giàu mạnh, văn minh như các cường quốc Anh, Nga, Pháp, Mĩ, Nhật,… hay không? Vế thứ hai là sự gợi ý, là cách trả lời của Bác: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”, hay nói một cách khác, Bác nêu lên nghĩa vụ học tập của học sinh đối với Tổ quốc và dân tộc. Qua câu văn ấy, Bác giáo dục học sinh về nhiệm vụ học tập, về trách nhiệm nặng nề, vẻ vang đối với tương lai tươi sáng của non sông Việt Num, của dân tộc Việt Nam”.

Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của học sinh đối với Tổ quốc và dân tộc. Học sinh là mầm non, là tương lai của gia đình và dân tộc; là thế hệ nối bước cha anh để xây dựng và bảo vệ đất nước “mười lần đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn. Bằng tính cần cù sáng tạo và chí dũng cảm, bằng tâm hồn và trí tuệ, tài năng, học sinh – thanh thiếu niên nhi đồng – sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà Bác Hồ giao phó. Muốn hoàn thành nghĩa vụ ấy, học sinh phải đủ đức, tài. Muốn có đức tài chỉ có con đường học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật, trở thành công dân tốt, người lao động giỏi, những chuyên gia… tài năng, giàu nhiệt huyết để phục vụ Tổ quốc, đóng góp “một phần lớn” vào mục tiêu dân giàu nước mạnh, mới kì vọng làm cho “non sông Việt Nam được trở nên vẻ vang… dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”…

Xem thêm:  Học tập là công việc vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với học sinh. Em có suy nghĩ gì về công việc này của học sinh thời nay – Văn mẫu lớp 8

Học tập là trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của học sinh. Sau gần một thế kỉ bị thực dân Pháp thống’ trị, “nhà tù nhiều hơn trường học”, nước ta xơ xác tiêu điều, dân ta đói khổ, hơn 90% dân số bị mù chữ! Việt Nam là một trong những nước lạc hậu trên thế giới. Thanh toán quá khứ nặng nề ấy, “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” là nhiệm vụ của toàn dân, nhưng học sinh phải là những chiến sĩ xung kích, như Bác dạy “chính một phần lớn là nhờ ở công học tập của các cháu”.

Câu nói trên đây là lời dạy, là tấm lòng, là tình thương của Bác đối với học sinh. Bác mong các cháu phải gắng sức, phải siêng năng học hành, biết học tập một cách thông minh sáng tạo. Có học tốt, học giỏi mới thành tài, có học vấn cao, có tri thức tiên tiến hiện đại. Có học tập tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.

Bác giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam phải có mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Học để làm gì? Học tập không phải để làm quan, để vinh thân phì gia, mà là vì một mục đích cao cả: học tập để làm người, có nhân cách văn hoá, đem tài năng phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Câu nói trên biểu lộ một phần tin yêu sâu sắc của lãnh tụ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Lời của Bác là lời non nước. Bác thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của Tổ quốc để động viên, khích lệ học sinh ra sức thi đưa học tập giỏi. Bác chỉ cho học sinh thấy con đường sáng đi tới ngày mai. Hạnh phúc của tuổi trẻ gắn liền với tiền đồ, tương lai xán lạn của đất nước và của dân tộc. Bức tin yêu học sinh – con em của một dân tộc cần cù và dũng cảm, thông minh và hiếu học.

Sau gần 30 năm chiến tranh giải phóng, Tổ quốc đã giành được độc lập, hoà bình. Việt Nam là một trong những nước kém phát triển, chúng ta đã ngẩng cao đầu bước vào thế kỉ XXI. Các kì thi quốc tế về toán, lí, hóa,… học sinh Việt Nam đã giành được nhiều thành tích vẻ vang. Chặng đường đi tới để dân tộc ta, đất nước ta “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu” đâu thuận lợi, dễ dàng, một sớm một chiều mà thực hiện được? Cho nên câu nói của Bác vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng bỏng, có giá trị giáo dục và động viên các thế hệ học sinh Việt Nam vươn lên.

Suốt đời Bác Hồ chỉ có “một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác đã dạy: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Trong thư Trung thu Bác đã viết:

“Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh”.

Ôn lại những lời dạy của Bác Hồ, đọc lại bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta vô cùng cảm động trước sự thương yêu, chăm sóc, giáo dục của Người đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Còn gì hạnh phúc hơn được học tập và đem tài năng phục vụ Tổ quốc, làm vẻ vang cho dân tộc. Thi đua học tập tốt là chúng ta đã tự giác làm đúng lời Bác dạy. Câu nói trên là tình yêu lớn toả sáng tâm hồn tuổi thơ. Học tập cũng là yêu nước.

Suy nghĩ về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:… “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” – Bài làm 2

Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng muôn vàn yêu quí của dân tộc Việt Nam. Người quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay trong những ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư, Bác đã ân cần dặn dò: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật trữ tình trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu văn 8

Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh cần cố gắng học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.

Trong thời đại hiện nay, sức mạnh một dân tộc không phải chỉ ở binh hùng tướng mạnh mà còn là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các nước lớn trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp, … đều có nền kinh tế rất phát triển. Đối với nước ta, điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Muốn vậy, không còn cách nào khác là chúng ta phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục, không ngừng. “Học, học nữa, học mãi”. Quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết để học sinh tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhờ tích cực học tập, khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân có kiến thức, có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại. Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học chính là vì tương lai lau dài của đất nước.

Thực tế cho thấy, thành tích học tập xuất sắc của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi đến nay, năm nào nước ta cũng có học sinh dự thi Toán, Tin học, Tiếng Anh, tiếng Pháp … quốc tế và đoạt được giải cao. Trong các buổi lễ trao giải, quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì các dân tộc khác trên khắp năm châu. Quả là học sinh nước ta đã làm vẻ vang cho đất nước đúng như Ý nguyện của Bác Hồ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều người tài giỏi đã thực sự dồn hết tâm huyết để xây dựng sự nghiệp và đạt được những thành công đáng kể. Đó là kết quả của những tháng ngày học tập miệt mài những kiến thức trong nhà trường và ngoài cuộc đời. Nhờ kiên trì học tập mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên, cuộc sống của bản thân, gia đình được ấm no đầy đủ, đồng thời họ cũng góp phần thiết thực, hữu ích để xây dựng đất nươc ngày một hùng cường.

Hồ Chủ tịch khuyên nhủ, động viên học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn chín mươi phần trắm dân chúng mùy chữ. Nạn đói vừa cướp đi một phần mười dân số, nhưng Hồ Chủ tịch đã hi vọng, tin tưởng rất nhiều vào tương lai, và người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng ấy vào thế hệ trẻ. Với lời lẽ chân thành, tha thiết, Hồ Chủ tịch đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình trước đất nước và dân tộc.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Văn mẫu lớp 8

Tuy Bác đa đi xa, nhưng mỗi năm khi đến ngày khai trường, hàng triệu học sinh lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Bác để cố gắng học tập tốt hơn, đáp lại lòng mong mỏi của Người là làm cho non sông Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Suy nghĩ về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:… “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” – Bài làm 3

Cần cù hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời Pháp thuộc, đa số nhân dân ta sống trong tăm tối, mù chữ do chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Do vậy, sau cách mạng tháng Tam thành công trong ngày khai trường năm học đầu tiên của chế độ mới, Bác Hồ đã ân cần nhắn gửi học sinh:

“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quôc Năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Lời dạy của Bác quả có nguyên cớ và ý nghĩa sâu xa.

Thực vậy, trước hết, Bác đã cho ta rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc học tập của học sinh và tiền đồ của đất nước. thế nào là một đất nước vẻ vang? Đó chính là một đát nước độc lập và giàu mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa. Ta thường nghe dan giàu nước mạnh. Dân giàu có ắt phải ấm no, đầy đủ vật chất lẫn tinh thần, tiến bộ về văn hóa, xã hội, an ninh, lành mạnh. Đó là một đất nước phát triển, một đất nước vẻ vang.

Tiếp theo, niềm mơ ước của Bác được nhấn mạnh gắn liền với hình ảnh sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây là một chuẩn mực cụ thể hơn, gần gũi hơn cho chúng ta suy ngẫm. đã có rồi các cường quốc năm châu, ta chưa sánh vai cùng họ, ta còn nghèo ta còn thua kém họ. Ta tự hỏi họ hơn ta những gì? Đó là nền kinh tế giàu mạnh, khoa học kỉ thuật và văn hóa tiên tiến, vừa tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại vừa góp phần mình vào sự phát triển của thế giới. Về mặt tình cảm, đó là mơ ước, về mặt lý trí, đó là chỉ tiêu phấn đấu, là cái đích cao đẹp mà nhân dân ta cần nổ lực vươn tới.

 Tại sao Bác không nêu rõ vấn đề như ta vừa giải thích trên đây? Tại sao Bác lại nói: chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu?

Xuất phát từ tầm nhìn xa trông rộng, Bác cho rằng sự nghiệp lớn lao như vậy cần huy động sức lực toàn dân trong một thời gian dài. Điều đó có nghĩa Bác nhấn mạnh: thực hiện việc đổi  mới ấy chính là lớp thanh niên, học sinh, những thế hệ làm chủ đát nước tương lai.

Hơn thế nữa, Bác còn nhìn thấy sự chênh lệch giữa đất nước ta và đất nước phát triển khác. Đất nước ta vừa phải trải qua hàng nghìn năm phong kiến, hàng trăm năm nô lệ thực dân, chiến tranh liên miên đất nước mới độc lập nên còn nghèo nàn, lạc hậu. trong khi đó, các nước phát triển trên thế giới đã tiến bộ vượt bậc về khoa học kỉ thuật. so với các nước tiên tiến, ta thua kém khá xa. Muốn theo kịp họ, sánh vai cùng họ, ta phải nổ lực học tập, học theo cách làm của họ, kinh nghiệm của họ.

Muốn quốc phòng vững mạnh và kinh tế phát triển, ta phải nói đén khoa học kỉ thuật. thật vậy, đồng ruộng và tài nguyên chưa phải là tất cả. Muốn có năng suất cao, muốn khai thác tài nguyên phải có kỉ thuật tiến bộ, có kỉ thuật mới có năng suất cao và sản phẩm đẹp. Muốn nắm khoa học kỉ thuật không gì khác hơn học tập để có kiến thức vững vàng, có trình độ cao. Không học tập, làm sao có trình độ văn hóa cao?

Tóm lại, Bác đã khẳng định nhiệm vụ học tập cho các thanh thiếu niên, học sinh. Bác không chỉ quan tâm đến hiện tại mà còn có đôi mắt nhìn xa trông rộng tới tương lai.

Hiểu được sâu sắc lời dạy của Bác, ta thấy hết trách nhiệm của người học sinh trong việc học tập. Vì vậy ta cần xác định mục đích đúng đắn và động cơ học tập. học để nắm vững kiến thức, khoa học kỉ thuật làm cho dân giàu nước mạnh. Ta phải có phương pháp học tập tốt, cuối cùng, yêu nước, muốn đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu, em tự nhủ phải vượt khó trong học tập hôm nay.