Những người thức khuya là người như thế nào

Thực tế, những người hay thức khuya chính là nhóm bạn bè tuyệt vời trong nhất trong cuộc sống. Lifehack đã liệt kê ra 7 lý do để giải thích “hiện tượng” kì lạ đó.

Những người thức khuya là người như thế nào
8 kẻ thù thầm lặng của giấc ngủ

Ai cũng biết uống cà phê trước khi nghỉ ngơi là quyết định sai lầm. Tuy nhiên, còn nhiều loại thực phẩm cũng như thói quen tai hại khác đã và đang âm thầm phá hoại giấc ngủ hàng đêm của nhiều bạn trẻ.

Quý trọng thời gian

Hẹn hò vào lúc 6 giờ 30 phút sáng với người có thói quen thức khuya tất nhiên sẽ vô cùng khó khăn. Nhịp sống của họ diễn ra khá chậm rãi nhưng vẫn tràn đầy ý nghĩa.

Họ là những người bạn quý giá vì luôn dành thời gian bên cạnh, lắng nghe bạn bè tâm sự, hơn nữa cũng chẳng phiền lòng khi bị “leo cây”.

Mãi tươi trẻ

Thói quen cho phép bản thân dậy muộn giúp chúng ta không bị cuốn vào quá nhiều cuộc cạnh tranh phiền não, từ đó tạo ảnh hưởng rất tích cực đến dáng vẻ tươi trẻ, khả năng chống lão hóa sớm.

Những người thức khuya là người như thế nào

Ngủ muộn giúp bạn tươi trẻ lâu hơn - 

Ảnh: Shutterstock

Chúng ta cần những người thân như thế để giúp kiểm soát, cân bằng cuộc sống. Hơn nữa, bạn đã bao giờ thấy họ có nếp nhăn hoặc sợi tóc bạc nào hay chưa?

Trân trọng bản thân

Người hay ngủ muộn rất quý trọng khoảng không riêng tư, thường dành nhiều thời gian khám phá những điều sâu thẳm trong trí tưởng tượng. Tuyệt vời hơn, họ hoàn toàn đủ khả năng độc lập hoàn thành mọi công việc.

Tình bạn đẹp không đồng nghĩa rằng đi đâu cũng phải có nhau. Tâm thế đó giúp chúng ta thoải mái, độc lập hơn.

Hành xử tốt

Những người thức khuya là người như thế nào

Người ngủ muộn thường biết lựa chọn cách cư xử sao cho hợp lý - 

Ảnh: Shutterstock

Người thức khuya thường có nhiều suy tư, trăn trở. Do đó, họ không quá bốc đồng khi phải đưa ra quyết định quan trọng.

Thay vì đổ lỗi, họ thường tự chịu trách nhiệm cho những thiếu sót của mình.

Luôn bình tĩnh

Ai cũng muốn có được một người bạn sở hữu tinh thần “thép”, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Chỉ cần vài phút ngắn ngủi bên họ, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng đó và cảm thấy an toàn hơn.

Bản chất trầm tĩnh cũng khiến họ trở thành người sở hữu kỹ năng lắng nghe tuyệt vời, có xu hướng yên lặng cảm nhận tâm tư của mọi người hơn là đưa ra lời khuyên vội vàng, sau đó mới lần lượt giúp hóa giải những gút mắc trong cuộc sống.

Những người thức khuya là người như thế nào
8 bước chuẩn bị cho ngày mới chất lượng

Phát triển các thói quen tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, từ đó thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông minh

Quy chụp người ngủ nhiều lười biếng là không chính xác. Thực tế, họ lao động rất hiệu quả vì luôn tràn đầy năng lượng sau khi đã chợp mắt đủ giấc, biết cách tổ chức công việc theo tiêu chí thật thông minh chứ không phụ thuộc vào sự chăm chỉ.

Vô lo

Người ngủ qua 7 giờ 30 phút sáng thường không quan tâm mọi người nghĩ gì về bản thân. Thay vì lo ngại bởi định kiến, họ thích tự do làm điều mình muốn hơn.

Chúng ta cần học “cách thức khuya” để giúp bản thân trở nên điềm tĩnh, biết cách cân bằng cuộc sống.

Tin liên quan

Thức khuya đã trở thành thói quen của đại bộ phận giới trẻ. Mỗi người một lý do để thức khuya, người vì công việc, người vì bài vở ở trường lớp, người vì vui chơi, giải trí… và dù lý do là gì thì thực trạng này ngày càng đáng báo động. Theo các chuyên gia sức khoẻ, việc thức khuya sẽ khiến cơ thể bị huỷ hoại nhanh chóng. Nếu là một cú đêm, bạn đã biết 10 tác hại sau của việc thức khuya chưa?

Những người thức khuya là người như thế nào

1. Mệt mỏi, đau đầu, không tập trung

Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn thông tin mỗi ngày. Vì vậy sau một ngày dài học tập, làm việc, giấc ngủ sẽ giúp não nghỉ ngơi và sắp xếp lại tất cả thông tin. Nhưng nếu thức khuya, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và dẫn đến não bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi.

Bên cạnh đó nếu thức khuya thường xuyên, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

2. Suy giảm trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động diễn ra trong ngày. Nếu ngủ muộn thường xuyên hoặc thức khuya, đến tận sáng trong thời gian dài, não sẽ không được nghỉ ngơi và gây suy giảm trí nhớ.

3. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Thời gian ngủ là lúc cơ thể sản xuất ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy nếu ngủ muộn hoặc thức đến tận sáng, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh ra các hóc-môn trên làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Bên cạnh đó việc thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và với hệ miễn dịch suy giảm như vậy sẽ dễ làm bạn mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Những người thức khuya là người như thế nào

4. Dẫn đến các bệnh về tim

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim 39% so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen ngủ của mình, ví dụ bạn có một lịch trình ngủ đều đặn vào mỗi ngày trong tuần nhưng lại thức khuya hoặc thức đến tận sáng vào cuối tuần để vui chơi, giải trí thì bạn đã làm tỉ lệ mắc bệnh tim tăng lên 11% rồi đấy.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, từ đó gây mất cân bằng glucose.

6. Gan bị suy kiệt

Theo đồng hồ sinh học, lúc chúng ta ngủ, từ khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau là lúc gan thực hiện nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa ra ngoài cơ thể và sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào trong ngày để giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Nhiệm vụ này chỉ phát huy hiệu quả khi cơ thể trong tình trạng ngủ say. Vì vậy nếu thức khuya thường xuyên, gan không thể thải các chất độc và chúng vẫn lưu lại trong máu, lâu ngày sẽ khiến gan tổn thương và dễ mắc các bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan…

7. Gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thói quen thức khuya thường xuyên dẫn đến căng thẳng đầu óc do thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bên cạnh đó thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục. Vì vậy nếu thức khuya các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn và dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu bạn đã mắc các bệnh về dạ dày trước đó, việc thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

8. Ảnh hưởng đến mắt

Thói quen thức khuya để học tập, làm việc hay giải trí không chỉ khiến mắt mệt mỏi, không được nghỉ ngơi sau một ngày dài mà còn làm mắt quá tải, dẫn đến ảnh hưởng thị lực, mắt mờ và có thể bị mắc tật khúc xạ như cận thị. Bên cạnh đó, việc thức khuya dẫn đến thiếu ngủ còn làm mắt không được tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt, co giật và tầm nhìn không tập trung. Ngoài ra trong điều kiện thiếu sáng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như màn hình điện thoại, máy tính có thể làm hại đến tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc, khiến mắt yếu và mờ đi.

Những người thức khuya là người như thế nào

9. Da xuống sắc, dễ bị mụn

Ban đêm là lúc da được tái tạo vì vậy việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết này bị ảnh hưởng. Thức khuya cũng gây ra tình trạng khô da nguyên nhân là do da bị mất cân bằng độ ẩm, lâu dần da sẽ bị hư tổn, lão hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó khi thức khuya nội tiết tố trong cơ thể phần nào cũng sẽ bị rối loạn và tiết ra nhiều cortisol hơn, khiến da bị nhờn bí, gây tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

10. Dễ bị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cho thấy những cú đêm, người có xu hướng ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do việc thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý u sầu, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Nhìn chung hầu như ai cũng biết thức khuya có hại nhưng với lối sống hiện đại như ngày nay, số lượng cú đêm vẫn gia tăng nhanh chóng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhằm giảm thiểu tác hại của việc thức khuya hãy sắp xếp công việc, học tập để có thể ngủ sớm hơn, luyện tập thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế sử dụng các thiết bị di động, máy tính…