Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc…

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Khi phát hiện tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… bạch cầu sẽ tiến hàng khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.

Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau và đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là bảo vệ cơ thể. Căn cứ vào hình dáng của nhân và có hoặc không có hạt bào tương trong tế bào, sẽ phân ra các loại bạch cầu gồm:

Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân)

Chứa những hạt lớn trong bào tương. Trong bạch cầu hạt lại chia ra: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan.

+ Bạch cầu trung tính: Chiếm phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể, có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong cơ thể nếu có.

+ Bạch cầu ái kiềm: Chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và thường tăng số lượng sau một phản ứng dị ứng.

+ Bạch cầu ái toan: Chịu trách nhiệm đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm của cơ thể.

Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

Tế bào lympho

Tế bào lympho bao gồm:

+ Tế bào lympho B: Tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với phản ứng với nhiễm trùng.

+ Tế bào lympho T:  Giúp nhận biết và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng. Sau khi được hoạt hóa, bạch cầu Lympho T sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.

Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân)

Chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính, chúng sẽ phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng.

Chỉ số Wbc (White Blood Cell) thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, gồm 3 trường hợp:

Mức độ bình thường của bạch cầu

Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/ mm3

Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/ mm3

Người trưởng thành 4500 – 11000/ mm3

Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 số lượng bạch cầu dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3

Số lượng bạch cầu cao

Số lượng bạch cầu cao có thể do các nguyên nhân sau:

– Phản ứng dị ứng của cơ thể như cơn hen;

– Những nguyên nhân khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương;

– Tình trạng viêm: viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, viêm mạch máu;

– Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng;

– Bệnh bạch cầu;

– Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.

Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Số lượng bạch cầu thấp

Các tình trạng có thể gây giảm lượng bạch cầu bao gồm:

– Điều kiện tự miễn dịch như lupus và HIV

– Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.

– Rối loạn tủy xương;

Bệnh bạch cầu;

– Ung thư hạch;

– Nhiễm trùng huyết;

– Thiếu vitamin B-12.

Số lượng bạch cầu tăng cao hoặc giảm là những chỉ số quan trọng để bác sĩ có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:  https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 8 - TẠI ĐÂY

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    • Giải Sinh Học Lớp 8
    • Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)
    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

    Bài tập 1 (trang 35 VBT Sinh học 8):

    1.Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?

    2.Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

    3.Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

    Trả lời:

    1.Sự thực bào là khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

    Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) thường tham gia thực bào.

    2.Tế bào limphô B đã tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên trên bề mặt các tế bào vi khuẩn theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa (kháng nguyên nào thì kháng thể ấy).

    3.Tế bào limphô T (tế bào T độc) tiết các phân tử prôtêin đặc hiệu tạo lỗ thủng xâm nhập vào các tế bào nhiễm vi khuẩn, virut; sau đó phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh.

    Bài tập 2 (trang 36 VBT Sinh học 8):

    1.Miễn dịch là gì?

    2.Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

    Trả lời:

    1.Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

    2.Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là:

    – Miễn dịch tự nhiên: bao gồm miễn dịch bẩm sinh (loài người không bị mắc một số bệnh của động vật như toi gà, lở mồm long móng…) và miễn dịch tập nhiễm (miễn dịch đạt được – khi người từng 1 lần bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó như sởi, quai bị, thủy đậu … thì sau đó sẽ không mắc lại nữa).

    – Miễn dịch nhân tạo: Là miễn dịch có được sau khi đã từng được tiêm phòng (chích ngừa) vacxin của 1 bệnh nào đó (bệnh bại liệt, uốn ván, lao…).

    II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

    Bài tập (trang 36 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện những câu sau:

    Trả lời:

    Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

    Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. Miễn dịch có thể là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhân tạo.

    III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

    Bài tập 1 (trang 36 VBT Sinh học 8): Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

    Trả lời:

    Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :

    – Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào).

    – Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do hoạt động của các bạch cầu limphô B.

    – Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh nhờ các bạch cầu limphô T.

    Bài tập 2 (trang 36 VBT Sinh học 8): Bản thân em đã có miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)?

    Trả lời:

    – Bản thân em đã miễn dịch với các bệnh từ sự mắc bệnh trước đó là: bệnh thủy đậu, bệnh sốt phát ban, bệnh quai bị, bệnh sởi…

    – Miễn dịch với các bệnh từ sự tiêm phòng (chích ngừa) như: bệnh bại liệt, bệnh uấn ván, bệnh lao,…

    Bài tập 3 (trang 37 VBT Sinh học 8): Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào?

    Trả lời:

    Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.

    Bài tập 4 (trang 37 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

    Trả lời:

    Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:

    a) Thực bào.
    b) Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.
    c) Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm.
    x d) Cả a, b và c.
    e) Chỉ a và b.