Nhiệt độ cơ thể con người là bao nhiêu

Nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người hay cách gọi phổ thông là "nhiệt độ cơ thể người" trung bình nằm trong khoảng từ 36,5°C - 37,1°C. Con số này lần đầu tiên được ghi nhận vào giữa thế kỷ 19 bởi một bác sĩ người Đức tên là Reinhold August Wunderlich.

Dựa trên một công trình nghiên cứu của Pháp, vị bác sĩ này sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt của hơn 25.000 bệnh nhân, thu hơn 1 triệu kết quả và xác định rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 độ C vào năm 1868.

Từ đó cho đến nay, mức nhiệt độ này được coi là một dấu mốc để các bác sĩ tiên đoán và xác định tình trạng sức khỏe của một người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây lại đem đến những bất ngờ thú vị.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể có giống nhau không?

Câu trả lời là không!

Theo các chuyên gia y tế, không có nhiệt độ cơ thể "bình thường" chung cho tất cả mọi người tại mọi thời điểm. Trong suốt cả ngày, nhiệt độ cơ thể của một người có thể thay đổi chênh nhau tới 1 độ. Thông thường nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào chiều muộn.

Mức nhiệt độ còn thay đổi khi bạn bị ốm, tăng lên trong và sau khi tập thể dục, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và khác nhau giữa giới tính và độ tuổi.

Nhiệt độ cơ thể cũng có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.

Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể là một chỉ báo về những gì đang diễn ra bên trong cơ thể một người tại một thời điểm nào đó. Đối với đội ngũ y tế, việc nắm bắt được thông tin về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo từng đối tượng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán sức khỏe. Không phải người nào đo thân nhiệt cao hơn 37 độ C cũng bị sốt và không phải ai 37 độ C cũng là đang "bình thường".

Nhiệt độ cơ thể người đang giảm dần theo thời gian

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) hồi đầu năm nay phát hiện rằng nhiệt độ trung bình cơ thể người Mỹ đã giảm đều đặn 0,02 độ C trong một thập kỷ kể từ năm 1860.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2017 trên hơn 250.000 lượt đo nhiệt độ của 35.000 bệnh nhân người Anh cho thấy nhiệt độ trung bình là 36,6 độ C mà không phải là 37 độ C như niềm tin phổ biến.

Thậm chí, kết quả nghiên cứu đời sống và sức khỏe người Tsimane được thực hiện vào năm 2001 cũng cho thấy nhiệt độ trung bình của người dân bản địa sống trong khu vực rừng Amazon ở Bolivia đã giảm nhanh chóng, khoảng 0,05 độ C mỗi năm.

Trong công bố trên tạp chí khoa học eLife, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phân tích rất nhiều nghiên cứu thống kê khác nhau nhưng đều cho kết quả về sự suy giảm nhiệt độ cơ thể.

Nhiệt độ cơ thể con người là bao nhiêu

Việc nắm bắt được thông tin về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo từng đối tượng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán sức khỏe - Ảnh: ROSSBRIDGEPEDS

Đi tìm nguyên nhân

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải lý do vì sao nhiệt độ cơ thể người lại có dấu hiệu giảm đi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do sự phát triển của kinh tế xã hội. Cơ thể con người ngày nay không phải tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong để thích nghi với môi trường vì đã có điều hòa vào mùa hè và lò sưởi vào mùa đông. Kể cả những người không được tiếp cận với công nghệ hiện đại để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thì vẫn có đủ quần áo và chăn màn theo thời tiết.

Ngoài ra, sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và tỉ lệ viêm nhiễm nhẹ thấp hơn so với trước đây cũng là một yếu tố khả năng.

Mặc dù chưa xác định nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nhưng nhóm nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện này sẽ thay đổi việc đo nhiệt độ trung bình cơ thể người cũng như truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu khác trên thế giới đi tìm câu trả lời vì sao.

Sự thay đổi mức nhiệt có thể được sử dụng như một chỉ số sức khỏe nói chung, giống như tuổi thọ, cung cấp khái niệm và cái nhìn mới về sức khỏe dân số.

Nhiệt độ cơ thể người bình thường, hay nhiệt độ bình thường là phạm vi nhiệt độ điển hình ở người. Phạm vi nhiệt độ cơ thể người bình thường thường được nêu là 36.5–37.5 °C (97.7–99.5 °F).

Nhiệt độ cơ thể cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi, gắng sức, nhiễm trùng, giới tính và tình trạng sinh sản, thời gian trong ngày, vị trí cơ thể mà phép đo được thực hiện và trạng thái ý thức của đối tượng (thức, ngủ hoặc ngủ), mức độ hoạt động và trạng thái cảm xúc. Nhiệt độ thường được giữ ở mức ổn định bằng quá trình điều chỉnh nhiệt.

Sự thay đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm soát nhiệt độ hay điều hòa thân nhiệt là một phần của cơ chế cân bằng nội môi giữ cho cơ thể sinh vật ở nhiệt độ hoạt động tối ưu, vì nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học. Ở người, nhiệt độ bên trong trung bình là 37,0 °C (98,6 °F), mặc dù co sự khác nhau giữa các cá nhân. Tuy nhiên, không ai luôn có cùng một nhiệt độ vào mọi thời điểm trong ngày. Chu kỳ nhiệt độ lên xuống đều đặn trong ngày và được kiểm soát bởi nhịp sinh học. Nhiệt độ thấp nhất xảy ra khoảng hai giờ trước khi một người bình thường thức dậy. Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi tùy vào các hoạt động và các yếu tố bên ngoài. Ngoài việc thay đổi trong suốt cả ngày, nhiệt độ cơ thể bình thường cũng có sự chênh lệch 0,5 °C (0,9 °F) từ ngày này sang ngày khác, do đó, nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất trong một ngày sẽ không luôn luôn giống chính xác với mức nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất vào ngày hôm sau.

Nhiệt độ cơ thể người bình thường có sự khác biệt chút ít ở các vị trí cơ thể khác nhau và theo thời điểm trong ngày. Vậy nên, mỗi vị trí đo sẽ có một phạm vi nhiệt độ bình thường. Như phạm vi cho nhiệt độ cơ thể người bình thường đo qua miệng, là 36,8 ± 0,5 °C (98,2 ± 0,9 °F). Điều này có nghĩa là bất kỳ nhiệt độ nào đo qua miệng nằm trong khoảng 36,3 đến 37,3 °C (97,3 đến 99,1 °F) đều có thể là bình thường.

Nhiệt độ cơ thể người bình thường thường được ghi là 36.5–37.5 °C (97.7–99.5 °F). Ở người trưởng thành, một đánh giá trong các tài liệu y văn đã tìm thấy phạm vi rộng hơn 33.2 –38.2 °C (91.8–100.8 °F) cho thân nhiệt bình thường, tùy vào giới tính và vị trí đo.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Hutchison, James S.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2008). “Hypothermia therapy after traumatic brain injury in children”. New England Journal of Medicine. 358 (23): 2447–2456. doi:10.1056/NEJMoa0706930. PMID 18525042. Mackowiak, Philip A.; Wasserman, Steven S.; Levine, Myron M. (1992-09-23). "Một đánh giá quan trọng 98,6 độ F, giới hạn trên của nhiệt độ cơ thể bình thường và các di sản khác của Carl Reinhold August Wunderlich". Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. 268 (12): 1578 bóng1580. doi: 10.1001 / jama.1992.03490120092034. PMID 1302471.

Nhiệt độ cơ thể của con người là bao nhiêu?

Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng. Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí: Ở trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1°C.

Nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là thấp?

Hạ thân nhiệt là tình trạng khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C, từ 35 – 34 độ C là hạ thân nhiệt nhẹ; 34 – 32 độ C là hạ thân nhiệt trung bình; 32 – 25 độ C là hạ thân nhiệt nặng; dưới 25 độ C là hạ thân nhiệt nguy kịch. Khi nhiệt độ cơ thể giảm, tim, hệ thần kinh và các khác không thể hoạt động bình thường.

Nhiệt độ độ ở nách bao nhiêu là bình thường?

Nhiệt độ đo được ở mông thông thường vào khoảng 36,6-38ºC. Trong khi đó, nhiệt độ đo ở miệng vào khoảng 35,5-37,5ºC, nhiệt độ ở nách là 34,7-37,3ºC, và nhiệt độ đo ở tai trẻ khoảng 35,8 38ºC.

Nhiệt độ sốt của người lớn là bao nhiêu?

Đối với người lớn, khi nhiệt độ đo được ở trực tràng hoặc tai là 38.1 độ C; nhiệt độ đo được ở miệng hoặc nách là 37.6 độ thì được xem là sốt. Đối với trẻ em, nếu đo nhiệt độ ở trực tràng từ 38 độ C trở lên hoặc đo nhiệt độ ở nách là 37.6 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt.