Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc

Euclid đôi khi còn được biết đến với tên gọi Euclid thành Alexandria, sống vào thế kỉ 3 TCN, là nhà toán học lỗi lạc thời cổ Hy lạp. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của hình học". Có thể nói hầu hết kiến thức hình học ở cấp trung học cơ sở hiện nay đều đã được đề cập một cách có hệ thống, chính xác trong bộ sách Cơ sở gồm 13 cuốn do Euclid viết ra, và đó cũng là bộ sách có ảnh hưởng nhất trong Lịch sử toán học kể từ khi nó được xuất bản đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Bằng cách chọn lọc, phân biệt các loại kiến thức hình học đã có, bổ sung, khái quát và sắp xếp chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, dùng các tính chất trước để suy ra tính chất sau, bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng cho môn hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại. Bộ sách gồm 13 cuốn: sáu cuốn đầu gồm các kiến thức về hình học phẳng, ba cuốn tiếp theo có nội dung số học được trình bày dưới dạng hình học, cuốn thứ mười gồm các phép dựng hình có liên quan đến đại số, 3 cuốn cuối cùng nói về hình học không gian.

Trong cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 tiên đề: Qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được một đường thẳng, Đường thẳng có thể kéo dài vô hạn, Với tâm bất kì và bán kính bất kì, luôn luôn vẽ được một đường tròn, Mọi góc vuông đều bằng nhau, Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng thứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180 độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó. Và 5 định đề: Hai cái cùng bằng cái thứ ba thì bằng nhau, Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau, Bớt đi những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau, Trùng nhau thì bằng nhau, Toàn thể lớn hơn một phần.

Với các tiên đề và định đề đó, Euclid đã chứng minh được tất cả các tính chất hình học.

Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc
Euclid

Vệ Đông Dịch, giảng viên khoa Toán, Đại học Bắc Kinh đã trở thành hiện tượng trên mạng xã hội Trung Quốc sau một đoạn video chúc thi tốt được lan truyền trên Internet.

Trong đoạn video động viên các thí sinh sắp tham gia kỳ thi xét tuyển đại học đầy khó khăn tại Trung Quốc, khi được hỏi rằng anh muốn nói gì với các thí sinh, giảng viên Vệ nói đơn giản “Cố lên. Chào mừng đến Đại học Bắc Kinh. Tôi không biết phải nói gì nữa”.

Sự bẽn lẽn và chất phác của anh đã được cộng đồng mạng Trung Quốc chú ý. Sau khi tìm hiểu thêm thông tin về vị giảng viên này, mọi người mới nhận ra đây là tài năng của nền toán học Trung Quốc.

Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc

Vệ Đông Dịch khoe huy chương vàng tại Olympic Toán học Quốc tế (IMO). Ảnh: Đại học Bắc Kinh.

Sinh năm 1991 tại tỉnh Sơn Đông, Vệ Đông Dịch là con trai của một giáo sư toán. Kể từ khi còn trên ghế nhà trường, anh đã chứng tỏ mình là một thần đồng toán học. Vệ Đông Dịch hai lần tham dự Olympic Toán học Quốc tế (IMO) vào năm 2008 và năm 2009, cả hai lần anh đều giành Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối.

Với thành tích xuất sắc này, anh được tuyển thẳng vào khoa Toán, Đại học Bắc Kinh. Thầy giáo của anh nói với Shandong Business News rằng Vệ Đông Dịch từng từ chối học bổng nghiên cứu sinh của Đại học Harvard, kể cả khi Đại học Harvard cam kết cung cấp cho anh một phiên dịch riêng.

Tại Đại học Bắc Kinh, Vệ Đông Dịch nổi tiếng không chỉ với tài năng toán học mà còn bởi cuộc sống chỉ biết đến toán. Thậm chí một số sinh viên còn gọi anh là “giảng viên xấu nhất trong trường”.

“Giữa hàng nghìn sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, người ta có thể ngay lập tức nhận ra Vệ Đông Dịch. Bất kể mùa nào, anh ta luôn cầm theo một chai nước 1,5 lít và đi rất nhanh”, một bạn học của Vệ nói với City Express. “Anh luôn đổ nước lọc vào chai. Có người hỏi anh ta tại sao lại làm vậy. Anh nói là để bảo vệ môi trường”.

Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc

Vệ Đông Dịch trở thành hiện tượng mạng Trung Quốc sau một đoạn video chúc thi tốt. Ảnh: South China Morning Post.

Người bạn này cũng khẳng định Vệ Đông Dịch là một người kỷ luật. “Chúng tôi thường thấy anh ăn bánh bao với đậu phụ ở canteen. Anh học rất giỏi và nhận được học bổng trên 100.000 nhân dân tệ (hơn 360 triệu đồng) mỗi năm. Tuy vậy, anh vẫn sống một cuộc sống đơn giản, khắc khổ cả về quần áo và thực phẩm”.

Thầy giáo dạy toán cấp 3 của Vệ Đông Dịch nói rằng nhiều người nghĩ anh “ngốc nghếch” vì họ không thể hiểu anh.

“Nếu bạn hiểu, bạn sẽ thấy cậu ta là thần đồng. Nếu có thể tập trung nghiên cứu, tôi tin rằng cậu ta sẽ có khám phá chấn động thế giới trong từ 5 đến 6 năm”, thầy giáo họ Trương nói với Shandong Business News.

Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc

Lưu Chí Vũ là thiên tài toán học nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc. 

Ngay từ khi còn nhỏ, Lưu Chí Vũ đã bộc lộ tài năng toán học của mình. Trong khi nhiều đứa trẻ bằng tuổi khóc thét khi phải làm các phép tính cộng trừ nhân chia thì Lưu lại tỏ ra say mê và chỉ xem toán như một trò chơi. Lưu Chí Vũ học toán không biết chán và thường dành hàng giờ mỗi ngày bên các phép tính.

Năm 2005, khi còn đang học trung học Lưu Chí Vũ đã nổi tiếng khắp cả nước. Anh được cử làm thí sinh đại diện cho Trung Quốc tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 31. Tại kỳ thi này, Lưu dễ dàng giành Huy chương vàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Thành tích này được Lưu tiếp tục lặp lại trong kỳ thi Olympic kế tiếp.

Với 2 Huy chương vàng toán học, Lưu Chí Vũ được cả Đại học Bắc Kinh và Đại học MIT (Mỹ) chiêu mộ, hứa cấp học bổng toàn phần. Đối với nhiều người, môi trường học tập quốc tế tất nhiên là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên Lưu lại quyết định nhập học tại khoa toán của Đại học Bắc Kinh. Trong thời gian học tập, Lưu tiếp tục khiến các giảng viên và bạn bè phải ngỡ ngàng vì trí tuệ hơn người của mình.

Ai nấy đều cho rằng sau khi tốt nghiệp, Lưu sẽ có những công trình nghiên cứu toán học làm rạng danh nước nhà. Tuy nhiên thực tế lại không hề như vậy. 

Theo lời kể của các sinh viên cùng lớp, trong thời gian học ở Đại học Bắc Kinh, Lưu Chí Vũ đã tham gia một câu lạc bộ Thiền. Cứ ngỡ đây chỉ là hoạt đồng giúp chàng trai thiên tài bình tâm hơn sau mỗi giờ học căng thẳng. Nào ngờ ngay sau khi tốt nghiệp, Lưu Chí Vũ lại quyết định cạo đầu đi tu tại chùa Long Tuyền.

Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc

Áp lực từ gia đình và xã hội khiến thần đồng Lưu Chí Vũ quyết định nương nhờ cửa phật. 

Mặc cho bố mẹ van xin, Lưu vẫn không thay đổi quyết định. Mẹ anh sau đó sốc đến mức phải nhập viện, ốm liệt giường suốt nhiều ngày liền. Thực tế, việc Lưu quyết định đi tu không phải do sự bồng bột thoáng chốc. Ngay từ nhỏ, Lưu đã là một người có tính cách hướng nội. Lúc lên cấp 2, anh luôn thích ở một mình và nghĩ về những bí mật trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến Lưu quy y cửa Phật chính là bởi những áp lực từ gia đình. 

Sau khi anh đưa ra quyết định này nó đã thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. Một số bày tỏ sự đánh giá cao quyết định của anh, số khác lại bày tỏ sự khó hiểu.

Nhà văn trẻ Giang Phương Châu, Trung Quốc cũng bày tỏ ý kiến của mình sau khi nghe tin Lưu Chí Vũ trở thành một nhà sư. Cô tin rằng suy nghĩ của anh về cuộc sống và thế giới rất sâu sắc, không có gì ngạc nhiên khi anh quyết định như vậy.

Những người trước giờ ngưỡng mộ Lưu Chí Vũ nghĩ rằng anh thờ ơ với danh tiếng và tài sản, dám chọn cho mình một con đường khác biệt với số đông, điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Trong khi đó, các nhà giáo dục cảm thấy rằng việc anh từ chối học bổng toàn phần của Học viện công nghệ Massachusetts, trở thành nhà sư là điều rất lãng phí tài năng và nguồn lực giáo dục.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/quyet-dinh-gay-soc-cua-thien-tai-toan-hoc-noi-tieng-nha...Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/quyet-dinh-gay-soc-cua-thien-tai-toan-hoc-noi-tieng-nhat-trung-quoc-khien-bo-me-nhap-vien-a325531.html

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

"Đây là quyết định quan trọng trong cuộc đời của ông ấy", một đồng nghiệp của ông Khâu tại Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh cho hay. 

Ông Khâu bắt đầu làm việc Đại học Harvard tại vào năm 1997. Trước khi trở về Trung Quốc giảng dạy toàn thời gian tại Đại học Thanh Hoa, ông là giáo sư toán học của trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ. 

"Ông ấy sẵn sàng bỏ lại 5 thập kỷ cuộc sống ở Mỹ và dành tất cả thời gian và năng lượng của mình để thúc đẩy sự phát triển của toán học ở Trung Quốc", người đồng nghiệp cho hay. 

Nhà toán học nổi tiếng Khâu Thành Đồng. (Ảnh: SCMP)

Trong sự kiện được tổ chức hôm 20/4 với sự tham gia của các quan chức chính phủ và đại diện của cộng đồng khoa học, Khâu nói ông muốn "tiếp quản ngọn đuốc" được truyền lại bởi người thầy quá cố và là nhà tiên phong hình học hiện đại Trần Tỉnh Thân, để giúp Trung Quốc trở thành cường quốc toán học trong khoảng 10 năm nữa. 

Sinh ra ở Quảng Đông năm 1949, ông Khâu lớn lớn lên ở Hong Kong và theo học tại Đại học Trung Quốc vào những năm 1960 trước khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley (Mỹ).

Năm 33 tuổi, ông trở thành người Trung Quốc đầu tiên giành Huy chương Fields - giải thưởng danh giá được trao cho các nhà toán học không quá 40 tuổi. Ông được vinh danh vì công trình liên quan tới hình học vi phân và các nghiên cứu, gồm lý thuyết Đa tạp Calabi-Yau (đối xứng gương). 

“Toán học là sự thật duy nhất đứng trước thử thách của thời gian. Nó sẽ kết nối các ngành khoa học khác nhau và dẫn đường cho chúng ta về phía trước", ông Khâu nói tại sự kiện. 

Từ chuyến trở về quê nhà vào năm 1979, ông bắt đầu giúp thành lập các trung tâm nghiên cứu trên khắp Trung Quốc, bao gồm Trung tâm Toán học Morningside tại Học viện Khoa học Trung Quốc, Trung tâm Khoa học Toán học Khâu tại Đại học Thanh Hoa - nơi được đặt theo họ ông. 

Một đồng nghiệp của ông Khâu cho biết việc thứ hạng khoa toán của Đại học Thanh Hoa tăng vọt từ ngoài top 100 tới vị trí thứ 20 như hiện tại có công lớn của Khâu. 

Từ năm 1998, ông Khâu và một doanh nhân Hong Kong tài trợ cho Đại hội Quốc tế các nhà Toán học Trung Quốc. Đây là một trong những sự kiện lớn và có ảnh hưởng nhất đối với cộng đồng toán học của Trung Quốc được tổ chức ba năm một lần.

Diệu Hoa(Nguồn: SCMP)