Nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam

(News.oto-hui.com) – Đầu thế kỷ 20, nền công nghiệp xe hơi mới trong giai đoạn bắt đầu phát triển. Thế nhưng một nước thuộc địa như Việt Nam lại xuất hiện rất nhiều ô tô. Vậy ai là người Việt Nam đầu tiên sở hữu ô tô?

Bài viết liên quan:

Cậy nhà giầu, được đi du học Pháp về, chàng công tử Châu Văn Tú (tên khai sinh của thầy Năm Tú), đòi sắm chiếc ô tô đi rong chơi. Chàng lại có quốc tịch Pháp mang tên Pierre Tú nên sính đồ ngoại và nói tiếng Pháp hay như hát, với âm vực mũi tỏ ra sang trọng.

Năm 1907, Sài Gòn là nơi đầu tiên có xe hơi. Tuy nhiên, chiếc xe đầu tiên ở xứ An Nam lại được sở hữu bởi một người Pháp. Sau đó, ông Tú đã mua chiếc xe hơi thứ hai xuất xưởng tại Sài Gòn.

Nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam
Người Việt Nam đầu tiên mua xe hơi vào năm 1907

Vì vậy ông được coi là người Việt Nam đầu tiên sở hữu ô tô vào năm 1907. Ngay khi la cà đây đó, với đám hát đờn ca tài tử, ông cũng phóng xe hơi đến, rồi chở bạn đi chơi khắp nơi.

Số lượng ô tô tại Việt Nam đầu thế kỷ 20 là bao nhiêu?

Theo sách “Hoạt động công chính ở Đông Dương”, năm 1913, toàn Đông Dương có 350 xe ô tô loại nhỏ. Trong bốn năm từ 1915 đến 1918, số tiền mua ô tô nhập cảng vào Việt Nam xê dịch từ 1-2 triệu frăng tiền Pháp. Đến 1920, con số này lên đến 33 triệu frăng.

Nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam

Giá trị nhập khẩu của những chiếc ôtô trong thời kì này cũng tăng chóng mặt. Nếu như vào năm 1915, tổng giá trị nhập khẩu ôtô vào Đông Dương chỉ đạt mức 1 triệu frăng thì vào năm 1920, con số này là 33 triệu frăng. Năm 1921, giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 13 triệu frăng khi thuế nhập khẩu được điều chỉnh.

Vào năm 1926, đã có tổng cộng 10.299 xe cơ giới được đăng ký trên toàn Đông Dương, số xe cơ giới chạy tại Việt Nam là 9.510 chiếc. Trong đó, có 5.678 chiếc ở Nam Kỳ, 2.866 chiếc ở Bắc Kỳ và 966 chiếc ở Trung kỳ. Những con số này ở Campuchia và Lào lần lượt là 683 và 106. Vào năm 1927, chỉ riêng Nam Kỳ đã nhập khẩu 2.092 ôtô với trị giá 55 triệu frăng.

Các chủng loại xe được phân ra như sau: 7.479 xe ô tô con, 1.532 xe ô tô cỡ lớn, 1.288 xe gắn máy. Hầu hết những chiếc xe lớn được sử dụng cho giao thông công cộng. Với sự thịnh hành của việc du lịch bằng ôtô, dịch vụ xe buýt đã phát triển mạnh.

Tổng hợp

● Thị trường ôtô VN vào giai đoạn nguy hiểm

Đây là nhà máy chế tạo động cơ được phía Hàn Quốc chuyển giao công nghệ đầu tiên nằm bên ngoài đất nước Hàn Quốc.

Dự kiến năm 2013 nhà máy đi vào hoạt động và hoàn tất giai đoạn 1 vào đầu năm 2014. Sản phẩm là động cơ có dung tích 4 lít, với công suất 63-155 mã lực, đạt tiêu chuẩn Euro II và Euro III dùng cho ôtô tải từ 2-4,5 tấn, xe buýt từ 17-40 chỗ và các loại tàu thuyền. Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định đây là những sản phẩm có ý nghĩa quan trọng của ngành cơ khí, cũng là cơ sở ban đầu để phát triển ngành ôtô và các ngành công nghiệp phụ trợ khác tại khu vực.

* Cùng ngày, tại hội thảo về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường ôtô VN do Bộ Công thương tổ chức, ông Ngô Văn Trụ - vụ phó Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) - cho rằng thị trường ôtô VN đã vào giai đoạn nguy hiểm. Cụ thể, với lượng tiêu thụ xe bốn tháng đầu năm giảm rất mạnh, dự tính cả năm chỉ 81.000 xe được tiêu thụ, bằng năm 2007. Ông Trụ cho rằng riêng việc sụt giảm lượng xe tiêu thụ trên đã khiến Nhà nước thất thu tới 6.000 tỉ đồng.

Theo ông Ngô Văn Trụ, đến năm 2018 thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN vào VN sẽ giảm xuống 0%. Nếu khi đó không có ngành sản xuất ôtô, VN phải chi tới 12 tỉ USD/năm. Ông Trụ cho rằng muốn phát triển thị trường ôtô phải tăng được lượng tiêu thụ, giúp các hãng sản xuất hàng loạt. Dẫn nghiên cứu của Toyota VN cho biết ngay cả khi giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT, ngoài việc người tiêu dùng được lợi, lượng xe bán ra tăng sẽ bù đắp được khoản giảm thuế. Về lý luận phát triển ôtô sẽ tắc đường, ông Trụ phản bác “do lượng xe lưu hành không lớn nên thu phí không bù đắp được chi phí hạ tầng, nên đã không hấp dẫn đầu tư vào hạ tầng”.

Trong khi Bộ Công thương đang tìm cách phát triển công nghiệp ôtô thì nhiều bộ khác lại hạn chế. Ông Trụ cảnh báo lệ phí trước bạ đang ở mức quá cao, đặc biệt nếu Chính phủ không tuyên bố rõ có hủy hay không “phí hạn chế phương tiện cá nhân”, thị trường sẽ tiếp tục tụt dốc.

TẤN VŨ - C.V.KÌNH

VinFast từ số 0 đến 100 Là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, VinFast đã hợp tác với các nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ, Châu Âu và Siemens để xây dựng nhà máy chế tạo ô tô trong vòng 21 tháng. Danh mục Doanh nghiệp Số toàn diện đã giúp hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này.

Sản xuất ra những chiếc xe ô tô trong một nhà máy mới được xây dựng trong vòng chưa đầy hai năm là một điều chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, ngay từ đầu với tham vọng có thể cạnh tranh ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu, VinFast đã dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của Siemens để tận dụng những công nghệ tiên tiến nhất.  Điều này tạo ra một hệ thống sản xuất khép kín sử dụng các bản sao số của sản phẩm, quy trình sản xuất và hiệu suất sản xuất và sản phẩm.  Nhà máy số toàn diện được xây dựng trong vòng 21 tháng, nhanh hơn 50% so với thông thường và được thiết kế để có thể dễ dàng mở rộng trong tương lai.

Cách tiếp cận toàn diện Trước khi có nhà máy với diện tích 335 héc ta của VinFast tại Hải Phòng, Việt Nam chưa từng có một thương hiệu ô tô riêng nào của mình. Siemens chấp nhận thử thách xây dựng một nhà máy chế tạo ô tô được số hóa hoàn toàn chỉ trong vòng 21 tháng.

VinFast đang sử dụng các giải pháp toàn diện của Siemens như phần mềm Quản lý Vòng đời Sản phẩm (PLM) với danh mục hàng đầu Tecnomatix và phần mềm Quản lý Hoạt động Sản xuất (MOM), cho tới danh mục tổng thể mới, hài hòa của phần mềm Siemens Opcenter để hiện thực hóa quy trình sản xuất tinh gọn qua tất cả các khâu, và giải pháp Tự động hóa Tích hợp Toàn diện (TIA) cho các khâu tự động hóa, bao gồm robot, băng tải, máy ép và máy phay.

Cách tiếp cận toàn diện này đã tăng tốc độ và tính linh hoạt trong việc phát triển, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu khắt khe trong sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đồng thời giúp cho toàn bộ nhà máy có thể chủ động sẵn sàng cho việc mở rộng hơn nữa và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tương lai.

Việc phát triển mẫu xe hơi và xe tay ga mới, lên kế hoạch cho nhà máy mới và cuối cùng là sản xuất với sự hỗ trợ từ các công cụ số tạo ra một hình ảnh mô phỏng chi tiết, bản sao số.  Bản sao số tạo ra những hiểu biết mới, nhờ sự kết hợp giữa mô phỏng vật lý với phân tích dữ liệu trong một môi trường hoàn toàn giả lập. Điều này giúp việc hiện thực hóa các đổi mới sáng tạo trở nên nhanh và đáng tin cậy hơn, trong khi giảm đáng kể các yêu cầu về nguyên mẫu thực tế. Thậm chí nhiều dữ liệu hơn được tạo ra khi sản phẩm đang được sản xuất hoặc nhà máy bắt đầu hoạt động.

Những dữ liệu về hiệu suất của quy trình sản xuất và sản phẩm thực có thể được thu thập, phân tích và truyền trở lại vào chu kỳ phát triển, từ đó giúp VinFast cải thiện và tối ưu hóa các sản phẩm và quy trình mới ngay từ giai đoạn ban đầu.

Số hóa toàn bộ VinFast đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Đông Nam Á và là một nhân tố mới đáng chú ý trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô toàn cầu. Để hiện thực hóa mục tiêu của mình, VinFast đặt niềm tin vào Danh mục Doanh nghiệp Số.

Những chiếc xe đầu tiên có thể được chế tạo chỉ sau 21 tháng kể từ lễ động thổ nhà máy, giúp giảm thời gian đưa ra thị trường còn một nửa so với các dự án tương tự.

Ngay từ ban đầu, VinFast đã có ý tưởng mở rộng sản xuất trong tương lai. Khả năng mở rộng là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng nhà máy chế tạo ô tô đầu tiên của Việt Nam.

VinFast đã triển khai quy trình sản xuất khép kín do Siemens tư vấn, nhờ đó đã truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác tìm cách áp dụng theo ngày từ bây giờ.