Nguyễn phước thanh là ai

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.10 với ông Trần Bá Huấn, Ủy viên Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam và ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Phước Thanh sinh ngày 23.9.1957, quê ở An Giang. Ông Thanh khởi đầu sự nghiệp là làm cán bộ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang năm 1982. Đến 1988, ông Thanh giữ chức vụ giám đốc một chi nhánh của Agribank ở An Giang. Năm 1991, ông Thanh được điều về Vietcombank và đến 2007 được bổ nhiệm Tổng giám đốc thay cho người tiền nhiệm là ông Vũ Viết Ngoạn (khi đó được điều động sang làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội và hiện là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia kiêm tổ trưởng tổ tư vấn chính sách kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).

Ông Nguyễn Phước Thanh

Đến tháng 7.2013, ông Thanh được bổ nhiệm làm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian làm Phó Thống đốc, ông Thanh đảm trách các vấn đề như giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác thanh tra ngân hàng; tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu; quản lý cấp phép và hoạt động các Tổ chức tín dụng; thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Ông Thanh cũng được giao trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (mảng công việc liên quan đến công tác thanh tra ngân hàng; tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu; quản lý cấp phép và hoạt động các Tổ chức tín dụng; thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng); Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TP HCM. Ngoài ra, ông cũng đảm trách việc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM.

Được biết, NHNN đang làm thủ tục để có nhân sự thay thế vị trí của ông Nguyễn Phước Thanh.  

(VTC News) - Ông Nguyễn Phước Thanh được bổ nhiệm hai chức vụ quan trọng Tổng giám đốc Vietcombank và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đều trong hoàn cảnh hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Phước Thanh là ai?
Ông Nguyễn Phước Thanh sinh ngày 23/09/1957. Là người “tỉnh lẻ” An Giang nên những bước đường đầu trong sự nghiệp của ông Thanh gắn bó chặt chẽ với quê hương. Ông Thanh đã có 31 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từng giữ các chức vụ quan trọng tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Agribank, Vietcombank.

Ông tốt nghiệp khoa Tín dụng Ngân hàng,  Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 1982. Sau nhiều năm học tập và công tác, ông Thanh bổ sung vào “bộ sưu tập” bằng cấp của mình tấm bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị về Lý luận kinh tế chính trị của Học viện chính trị Quốc gia và bằng tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Pacific Western, khoá học 2003 - 2005.

Ngay từ khi rời ghế nhà trường, ông Thanh đã khởi nghiệp ở đúng lĩnh vực được đào tạo. Từ năm 1983 tới 1998, ông làm việc tại các ngân hàng ở An Giang. Có thể nói, năng lực của ông Thanh sớm được khẳng định. Trong năm đầu cống hiến cho ngành ngân hàng, ông đã giữ chức tổ trưởng tổ tín dụng thương nghiệp Ngân hàng Nhà nước thị xã Long Xuyên - An Giang. Chỉ trong 5 năm đầu làm việc, ông đã được cất nhắc lên nhiều vị trí quan trọng như Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước thị xã Long Xuyên, Giám đốc Chi nhánh Vietcombank An Giang,…Sau nhiều lần thuyên chuyển, tới tháng 11/2007, ông Thanh đã có bước ngoặt mới trong sự nghiệp khi được đảm nhận chức vụ  Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Vietcombank, Ủy viên BCH Đảng ủy Khối DN Trung ương.
Ông Nguyễn Phước Thanh, tân Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
Không giống như nhiều đại gia ngân hàng khác, ông Thanh khá kín tiếng về đời tư. Các con của ông cũng không gây sự chú ý trên thị trường như các thiếu gia của ông Trần Mộng Hùng, ông Đặng Văn Thành hay ông Trầm Bê.Ông Thanh có hai người con, Nguyễn Thanh Trà (1984)  hiện đang làm việc tại Vietcombank, chi nhánh Tp.HCM và Nguyễn Phước Thiên Anh (1995) đang đi học tại một trường quốc tế ở Tp.HCM.Ông Thanh nhận được sự chú ý của dư luận khi đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Vietcombank. Thế nhưng, tên tuổi của ông được nhắc tới nhiều hơn khi ông trở thành tân Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1205/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Thanh, Thành viên Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19/7.

Làm sếp Vietcombank mùa “bão lũ”

Tháng 11/2007, ông Thanh trở thành Tổng giám đốc Vietcombank. Đây là cơ hội rất lớn để ông Thanh tiếp tục khẳng định mình. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, ông Thanh gặp muôn vàn thách thức khi đây là thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang bắt đầu nhen nhóm.

“Quả ngọt” đầu tiên mà ông Thanh được hưởng cùng Vietcombank chính là phiên IPO rất thành công của Vietcombank. 26/12/2007, ngày mà hầu như tất cả giới đầu tư trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước trông đợi đã đến, cuộc đấu giá cổ phần Vietcombank, ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam đã chính thức được khai mạc tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Phiên IPO diễn ra thành công rực rỡ khi tất cả các cổ phiếu chào bán được đều hơn 9.000 nhà đầu tư mua lại. Giá đấu thành công bình quân là 107.860 đồng/CP, trong đó, mức giá cao nhất là 250.000 đồng/CP. Có thể nói, đây là phiên IPO “bom tấn” của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, cổ phiếu Vietcombank  (VCB) sớm trở thành “bom xịt”. Sang đầu năm 2008, thị trường chứng khoán đi xuống, VCB cũng không được nhà đầu tư quan tâm nên rơi xuống vùng giá 98.000 đồng/CP. Cùng với sự đi xuống của cổ phiếu VCB, ông Thanh phải đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế mang tới. Nói cách khác, ông Thanh bắt đầu làm Tổng giám đốc Vietcombank đúng thời điểm khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.Hoạt động của Vietcombank bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, có thời điểm, Vietcombank gây xôn xao với những thông tin như bị các tổ chức tín dụng uy tín nước ngoài hạ bậc tín dụng hay nợ xấu tăng. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, ông Thanh cùng Vietcombank vẫn đạt được những thành tựu đáng nể.Nhận “ghế nóng” tổng giám đốc Vietcombank cuối năm 2007, điều đó có nghĩa ông Thanh chính thức chèo lái con thuyền Vietcombank từ năm 2008. Có thể thấy, từ năm 2008, Vietcombank vẫn duy trì được khoản lợi nhuận “khủng”.Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank năm 2008 là 2.574 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2007; lợi nhuận năm 2009 là 3.921,4 tỷ đồng, năm 2010 là 4.214,5 tỷ đồng, năm 2011 là 4.196,8 tỷ đồng, năm 2012 là 4.427 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2013 Vietcombank đạt 2.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 45% kế hoạch năm (5.800 tỷ đồng). Những con số kể trên đã cho thấy khả năng “vượt khó” của ông Thanh lớn như thế nào. Chính vì vậy, vào ngày 13/7/2013, ông Thanh đã được lựa chọn là đại diện duy nhất của ngành Ngân hàng được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ X với chủ đề “Vượt khó đi lên”. Chương trình có sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Về NHNN lúc khó khăn

Ông Thanh trở thành Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh ngành ngân hàng vẫn phải đương đầu với nhiều khó khăn. Trong đó, vấn đề được dư luận quan tâm nhất chính là giải quyết nợ xấu, giảm lãi suất, ổn định thị trường vàng và ngoại tệ.

Cụ thể, trong 6 tháng cuối năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố 9 nhiệm vụ trọng tâm. Các nhiệm vụ này đều rất quan trọng và không dễ giải quyết trong một sớm một chiều. Là Phó Thống đốc, rõ ràng, ông Thanh cũng phải chia sẻ gánh nặng với Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Với những thành tích gặt hái được trong quá trình điều hành Vietcombank, ông Thanh đang được Thống đốc Nguyễn Văn Bình đặt niềm tin rất lớn.

Phát biểu tại buổi Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Phước Thanh giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Sự kiện ông Thanh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không những là niềm vui, niềm vinh dự của cá nhân ông Thanh mà còn là tin vui của toàn ngành Ngân hàng.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình tin tưởng, với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành Ngân hàng, ông Thanh sẽ tiếp tục phát huy được năng lực, sở trường, có những cống hiến to lớn hơn nữa trong thời gian tới để cùng Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành Ngân hàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao.

Ông Thanh khẳng định trên cương vị mới, sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu với tất cả tâm huyết và quyết tâm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thanh Hà

Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Phúc Thanh (định hướng).

Nguyễn Phúc Thanh (25 tháng 6 năm 1944 – 8 tháng 2 năm 2019) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, thuộc đoàn đại biểu Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa X, XI (1997–2007).[1]

Nguyễn Phúc Thanh

Chức vụ

Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1997 – 19 tháng 7 năm 2007
9 năm, 302 ngàyChủ tịchNông Đức Mạnh (1992-2001)
Nguyễn Văn An (2001-2006)
Nguyễn Phú Trọng (2006-2011)Tiền nhiệmĐặng Quân ThụyKế nhiệmHuỳnh Ngọc Sơn

Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần

Nhiệm kỳtháng 4 năm 1993 – tháng 9 năm 1997Tiền nhiệmNguyễn Trọng XuyênKế nhiệmNguyễn Văn Đà

Tư lệnh Quân đoàn 2

Nhiệm kỳtháng 6 năm 1988 – tháng 3 năm 1993Tiền nhiệmBùi Công ÁiKế nhiệmNguyễn Văn Rinh

Phó Tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 2

Nhiệm kỳtháng 10 năm 1987 – tháng 5 năm 1988

Phó Tư lệnh thứ nhất Quân khu II

Nhiệm kỳtháng 10 năm 1987 – 1987

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội

Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1997 – 19 tháng 7 năm 2007
9 năm, 302 ngàyTiền nhiệmĐặng Quân ThụyKế nhiệmNguyễn Kim Khoa

Thông tin chung

Quốc tịch
Việt NamSinh(1944-06-25)25 tháng 6, 1944
Khai Thái, Phú Xuyên, Hà TâyMất8 tháng 2, 2019(2019-02-08) (74 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Binh nghiệp

Thuộc
Quân đội nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1964–2007Cấp bậc
Trung tướngChỉ huyTổng cục Hậu cần
Quân đoàn 2

Tháng 11/1964, ông nhập ngũ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Ngày 8/2/1966, ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, chính thức là ngày 9/2/1967.

Tháng 7/1967 – 11/1970, ông làm Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Quân khu Trị Thiên.

Tháng 12/1970 – 8/1972, ông học tại Học viện Lục quân (Việt Nam).

Tháng 8/1972, ông làm Trợ lý tác chiến Quân khu Trị Thiên.

Tháng 5/1973 – 2/1975, ông đảm nhiệm các chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 1 rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, Sư đoàn 324.

Tháng 3/1975 – 9/1978, ông làm Tham mưu phó Sư đoàn 324.

Tháng 10/1978 – 6/1980, ông học tại Học viện Quốc phòng (Việt Nam).

Tháng 7/1980 – 6/1981, ông làm Sư đoàn phó – Tham mưu trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 7/1981 – 4/1985, ông làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này ông được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự PunDe Liên Xô.

Tháng 5/1985 – 9/1987, ông làm Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/1987– 5/1988, ông làm Phó Tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 6/1988 – 3/1993, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1993 – 9/1997, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.; Quyền Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần.

Tháng 9/1997, ông được bầu vào Đảng đoàn Quốc hội khóa X, làm Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001), ông được bầu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.

Năm 2007, ông thôi giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội và nghỉ theo chế độ

Ông mất đột ngột khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào ngày 8/2/2019, không lâu sau lễ mừng thọ lần thứ 75.

Năm thụ phong 1967 1968 1970 1973 1976 1980 1984 6.1988 10.1994
Quân hàm                  
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.

   Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật quân sự Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Phúc_Thanh&oldid=68671477”

Video liên quan

Chủ đề