Trương văn bang là ai

(SGGPO).- Sáng 20-4, đồng chí Nguyễn Thị Một được tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang TPHCM. Các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; đại diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Long An; Văn phòng Trung ương; Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Tòa án Nhân dân tối cao và đông đảo các đồng chí lão thành cách mạng đã đến đưa tiễn đồng chí Nguyễn Thị Một.

Đồng chí Nguyễn Thị Một sinh ngày 20-2-1918 tại ấp Xóm Chùa, xã Long Đước Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Mới 14 tuổi, đồng chí đã tham gia cách mạng. Năm 1938, lúc vừa tròn 20 tuổi, đồng chí là Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy lâm thời khóa đầu tiên của tỉnh Trà Vinh. Năm 1940, là Khu ủy viên Khu Chợ Lớn lúc vừa bước sang tuổi 22. Năm 1959 đồng chí bị địch bắt khi đang là Trưởng Ban Cảnh sát vận của xứ ủy. Địch kết án đồng chí 20 năm tù giam và đày đi khắp các nhà tù chính trị tại miền Nam hồi ấy như An ninh quân đội Sài Gòn, Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, Đề lao Gia Định, 3 lần nhà tù Phú Lâm, 5 lần ở khám lớn Chí Hòa, 3 lần lưu đày Côn Đảo…

Năm 1974, đồng chí được trao trả tù binh tại Lộc Ninh. Khi đất nước thống nhất, đồng chí và chồng là đồng chí Trương Văn Bang được Đảng điều động về công tác tại miền Nam. Năm 1976, đồng chí được phân công tham gia Ban phụ vận Trung ương và đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI. Cuối 1978 đồng chí nghỉ hưu.

Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cùng nhiều danh hiệu và huân, huy chương khác. Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ (29 Huỳnh Khương Ninh- Đa Kao- Sài Gòn năm 1956-1957) do đồng chí làm Chánh Văn phòng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

Trong diễn văn truy điệu, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn: Cô Một kính mến, cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên 75 năm tuổi Đảng, người con ưu tú của quê hương Long An trung dũng kiên cường, người cán bộ nữ bất khuất, nhân hậu, người đảng viên đảng Cộng sản đã nhiều lần bị địch bắt cầm tù, bị lưu đày ở địa ngục trần gian Côn Đảo nhưng vẫn một lòng kiên trung, bất khuất, tận tụy với nước, tận hiếu với dân, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, vẫn trong xanh như dòng sông Vàm Cỏ anh hùng.

Trước đó tại lễ viếng đồng chí Nguyễn Thị Một, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ ban ngành đã gửi vòng hoa viếng.

H.Hiệp

Cùng dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và lãnh đạo tỉnh Long An.  

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ lưu niệm tại Khu lưu niệm đồng chí Trương Văn Bang. Ảnh: QUẾ SƠN

Ghi vào sổ lưu niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc viết: “Đồng chí Trương Văn Bang, Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An), Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và vợ là đồng chí Nguyễn Thị Một, nguyên Chánh Văn phòng Xứ ủy Nam bộ đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; có nhiều công lao, đóng góp to lớn cho phong trào đấu tranh cách mạng của các tỉnh Nam bộ nói chung, tỉnh Long An nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp của cả hai đồng chí là những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, sự hy sinh dũng cảm, lòng tận tụy, trung thành với Đảng, với dân để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm tại Khu lưu niệm đồng chí Trương Văn Bang. Ảnh: QUẾ SƠN

Khu lưu niệm đồng chí Trương Văn Bang là nơi thờ phụng nhà cách mạng kiên trung, người đảng viên bền bỉ vì sự nghiệp cách mạng - Trương Văn Bang. Đây cũng là nơi giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử hào hùng của quê hương Cần Giuộc nói riêng, Long An nói chung, để thế hệ con cháu luôn tiếp nối truyền thống vẻ vang của bao lớp chiến sĩ cách mạng đi trước. 

Hiện nay, tại huyện Cần Giuộc có đường mang tên Trương Văn Bang tại thị trấn Cần Giuộc, Trường THCS Trương Văn Bang (xã Tân Kim) và Khu lưu niệm Trương Văn Bang (thị trấn Cần Giuộc). Với khuôn viên đẹp, nhìn ra bờ sông là nơi tưởng nhớ một nhà cách mạng tài ba, khu lưu niệm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhằm giới thiệu đến du khách về bề dày lịch sử, những người con anh hùng của quê hương Long An trung dũng kiên cường.

Khu lưu niệm đồng chí Trương Văn Bang. Ảnh: QUẾ SƠN

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm tại Khu lưu niệm đồng chí Trương Văn Bang.

QUỐC HÙNG

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Trương Văn Bang.

{{::readMoreArticle.title}}

Trương Văn Bang (1911 - 1981) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương như Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.

Ông sinh năm 1912, quê xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Ông là con thứ hai trong gia đình, vì vậy theo thông lệ Nam Bộ, ông còn được gọi là Ba Bang.

Giữa thập niên 1920, như nhiều thanh thiếu niên Nam Bộ bấy giờ, ông ngưỡng mộ nhà chí sĩ trẻ Nguyễn An Ninh và tư tưởng cách mạng của ông. Chính vì vậy, cuối năm 1924, ông cùng người anh em họ là Trương Văn Khải hoạt động tích cực hỗ trợ Nguyễn An Ninh gây dựng cơ sở cho đảng Thanh niên Cao vọng. Bấy giờ, Nguyễn An Ninh vừa cưới Trương Thị Sáu, cô ruột của Ba Bang.

Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, năm 1931, huyện ủy viên huyện Cần Giuộc. Năm 1932, tỉnh ủy viên Chợ Lớn, Bí thư Ban cán sự Tỉnh ủy Biên Hòa – Bà Rịa. Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa. Năm 1933, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Bị bắt ở khám lớn Sài Gòn, đày ra Côn Đảo.

Năm 1941, ông ra tù, bị bắt trở lại, đưa đi an trí ở Bà Rá. Đầu năm 1945, vượt ngục về Chợ Lớn, tham gia khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945.

Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, chỉ huy tiểu đoàn 724, lấy tên là tiểu đoàn Nguyễn An Ninh, hoạt động miệt Cần Giuộc, Nhà Bè, Trung Huyện. Năm 1947, ông công tác ở Trung ương cục Miền Nam, Trưởng ban Tổ chức Phân liên khu miền Đông.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau ngày giải phóng, ông nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh và mất tại đây năm 1981.

Về gia đình, con trai ông là Trung tướng Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors (read/edit).
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Trương Văn Bang

  • Introduction
  • Thân thế và sự nghiệp
  • Chú thích
  • Liên kết ngoài

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS (https://www.wikiwand.com).

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia (Why?)

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox



Video liên quan

Chủ đề