Nguyên nhân bị hen phế quản

Hen phế quản có thể gây phiền toái, cản trở các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và nguy hiểm hơn nó có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, bạn cần biết được những thông tin cần thiết về bệnh, triệu chứng nhận biết, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào để kiểm soát được cơn hen tốt nhất. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân bị hen phế quản

Mục lục

  • Hen phế quản là gì?
  • Triệu chứng của hen phế quản
  • Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
    • Nhóm tác nhân dị ứng
    • Nhóm tác nhân không dị ứng
  • Các biến chứng của hen phế quản
  • Hen phế quản có lây không?
  • Chẩn đoán hen phế quản
  • Khi nào đi khám bác sĩ
    • Tìm kiếm điều trị khẩn cấp
    • Liên lạc với bác sĩ để theo dõi bệnh
  • Biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Hen phế quản hay còn được gọi là hen suyễn, tên tiếng anh là Asthma là một bệnh mãn tính liên quan đến đường thở trong phổi. Những đường dẫn khí, hoặc ống phế quản cho phép không khí đi vào và ra khỏi phổi.

Nguyên nhân bị hen phế quản

Người bị hen phế quản đường thở sẽ bị viêm hoặc thậm chí là còn bị sưng các cơ quan xung quanh đường thở gây thắt chặt đường thở. Điều này gây khó khăn cho không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi, gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở và tức ngực.

Các cấp độ của cơn hen:

  • Nhẹ từng đợt: Thường không quá 2 ngày/tuần và 2 đêm/tháng
  • Nhẹ dai dẳng: Nhiều hơn 2 lần/tuần và không quá 1 lần/ngày.
  • Trung bình dai dẳng: Các triệu chứng hen phế quản nhiều hơn và nặng hơn trước, xuất hiện nhiều hơn 1 đêm/tuần.
  • Nặng dai dẳng: Xảy ra nhiều gần như cả tuần và cơn hen thường xuất hiện về đêm.

Hen phế quản không thể chữa khỏi, nhưng các triệu chứng của nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vì bệnh hen phế quản thường thay đổi theo thời gian, điều quan trọng là bạn cần theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của bản thân và thông báo ngay với bác sĩ khi cần để điều chỉnh hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng của hen phế quản

Các triệu chứng hen phế quản có thể khác nhau ở mỗi người. Có những người bị các cơn hen suyễn không thường xuyên, chỉ có các triệu chứng tại một số thời điểm nhất định – chẳng hạn như khi tập thể dục – hoặc có các triệu chứng mọi lúc. Có những cơn hen suyễn lại đột ngột, nặng dần theo thời gian.

Nguyên nhân bị hen phế quản

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của hen phế quản bao gồm:

  • Hụt hơi: Dấu hiệu này thường xuất hiện khi bạn thực hiện các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp phải biểu hiện này ngay cả khi không làm việc gì quá sức.
  • Tức ngực hoặc đau: Hiện tượng tức ngực hoặc co thắt lồng ngực có thể diễn ra khi bạn chuyển tư thế hoặc thay đổi trạng thái (thức dậy sau khi ngủ,…). Khi biểu hiện này diễn ra thường xuyên hơn với tần suất gia tăng thì bạn chắc chắn đã mắc hen phế quản.
  • Khó ngủ do khó thở, ho:các cơn ho thường xảy ra dai dẳng, có thể đi kèm đờm hoặc không và đặc biệt vào ban đêm, hiện tượng ho lại càng trở nên dữ dội hơn. Trong rất nhiều trường hợp, người bệnh khi bị khò khè sẽ khá khó thở. Điều này thậm chí còn có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn nữa. Hiện tượng mất ngủ chính là hệ lụy kéo theo khi các biểu hiện bệnh hen phế quản trở nên rõ ràng và phức tạp hơn.
  • Tiếng huýt sáo hoặc khò khè khi thở ra (thở khò khè là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em): Khi bị hen phế quản, đường dẫn khí sẽ xuất hiện sưng, viêm khiến cho không khí không thể lưu thông một cách trơn tru từ phối đến các bộ phận đảm nhiệm chức năng hít thở (phế quản, mũi,…) Chính vì vậy khi thở tiếng khò khè sẽ xuất hiện ở khu vực gần mũi và miệng.
  • Các cơn ho hoặc thở khò khè có thể nặng hơn bởi virus xâm nhập vào đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm

Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen phế quản đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng kể trên xảy ra thường xuyên hơn và gây khó chịu
  • Liên tục bị khó thở
  • Nhu cầu sử dụng ống thở và giảm đau nhanh thường xuyên hơn

Khi các triệu chứng hen phế quản kể trên đây diễn ra một cách thường xuyên hơn với mức độ gây khó chịu cao hơn thì đây là dấu hiệu của bệnh đã phát triển nặng hơn. Lúc này, bạn có thể cần phải đi gặp chuyên gia, các y bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Đối với một số người, các dấu hiệu và triệu chứng hen phế quản có thể bùng lên trong một số tình huống:

  • Hen phế quản do tập thể dục: có thể tồi tệ hơn khi không khí lạnh và khô
  • Hen phế quản do nghề nghiệp: được kích hoạt bởi các chất kích thích nơi làm việc như khói hóa chất, khí thải hoặc bụi bẩn
  • Hen phế quản do dị ứng: được kích hoạt bởi các chất trong không khí, như phấn hoa, nấm mốc,…

Bạn cần phải chú ý những dấu hiệu triệu chứng bất thường để có thể phát hiện bệnh hen phế quản từ sớm và có cách điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Nguyên nhân bị hen phế quản

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, các cơn hen phế quản có thể bùng phát khi tiếp xúc với các chất kích thích khác nhau và các chất gây dị ứng. Các tác nhân gây hen phế quản có thể bao gồm:

Nhóm tác nhân dị ứng

Nhóm các tác nhân gây bệnh dị ứng chính là nhóm nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Phần lớn những bệnh nhân bị hen phế quản dường như đều xuất phát bởi những lý do này. Cụ thể:

  • Các chất ô nhiễm trong không khí như: phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông vật nuôi, khói thuốc lá,… và các chất kích thích.
  • Chất bảo quản trong thức ăn, đồ uống như: trái cây khô, khoai tây chiên, bia và rượu vang
  • Thực phẩm dị ứng: Tôm, cá, cua, đậu phộng, thịt gà, trứng, sữa…
  • Một số loại thuốc người bệnh đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây hen phế quản như thuốc beta, aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen (Aleve)
  • Do bị nhiễm khuẩn: Những bệnh như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng…. có thể gây khởi phát cơn hen ở những người bệnh cơ địa dị ứng.

Nhóm tác nhân không dị ứng

Ngoài nhóm tác nhân gây bệnh dị ứng, hen phế quản ở người bệnh có thể được hình thành bởi các tác nhân gây bệnh không dị ứng. Trường hợp phát bệnh bởi những nguyên nhân này có số lượng ít hơn tuy nhiên cũng không quá hiếm gặp. Nhóm các tác nhân nay bao gồm có:

  • Tâm lý: Những căng thẳng, áp lực, lo lắng hoặc bị sang chấn tâm lý có thể cũng là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
  • Di truyền: Gia đình có người bị bệnh như bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ thì nguy cơ con sinh ra bị hen cao hơn nhiều so với gia đình bình thường khác.
  • Rối loạn tình dục cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn hen khởi phát.

Các biến chứng của hen phế quản

Nguyên nhân bị hen phế quản

Hen phế quản nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Các biến chứng thường gặp của hen phế quản bao gồm:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng cản trở giấc ngủ, công việc hoặc hoạt động giải trí
  • Mệt mỏi vì mất ngủ
  • Thu hẹp vĩnh viễn các ống phế quản
  • Nhiễm khuẩn phế quản
  • Xẹp phổi
  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi
  • Suy hô hấp
  • Tử vong
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc dùng để ổn định hen nặng

Hen phế quản có lây không?

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường có khả năng lây nhiễm khá cao, chẳng hạn như viêm phế quản. Chính vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng không biết hen phế quản có khả năng lây nhiễm từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh hay không? Bạn có đang có thắc mắc này hay không? Hãy để chúng tôi giải đáp nhé.

Câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi trên là không. Bệnh hen phế quản hoàn toàn sẽ không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bởi lẽ nguyên nhân gây bệnh là do các tác nhân đặc thù chứ không phải do virus, chính vì vậy khả năng lây bệnh là bằng 0.

Tuy nhiên mặc dù bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, thế nhưng nó có thể được hình thành theo di truyền. Chính vì vậy khi trong gia đình (những người có quan hệ huyết thống) bị mắc hen thì các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Chẩn đoán hen phế quản

Nếu các triệu chứng của bệnh quá rõ ràng thì việc thực hiện khám lâm sàng cũng đủ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh của bạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp để chắc chắn, việc chẩn đoán bệnh hen phế quản sẽ được đưa ra sau khi kết hợp sử dụng những phương pháp sau đây:

  • Hỏi các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh.
  • Khám lâm sàng: Chẩn đoán bệnh và loại trừ một số bệnh lý có triệu chứng gần giống như viêm đường hô hấp, phổi tắc nghẽn mãn tính….
  • Đo chức năng hô hấp: Một xét nghiệm chức năng phổi để đo khả năng thở và mức độ thở của bạn. Bạn sẽ hít vào một thiết bị gọi là phế dung kế.
  • Lưu lượng thở ra cực đại (PEF): Sử dụng một thiết bị gọi là máy đo lưu lượng đỉnh, bạn cần thở ra thật mạnh vào ống để đo lực không khí bạn có thể đẩy ra khỏi phổi. Giám sát lưu lượng đỉnh giúp bác sĩ có thể theo dõi người bệnh có thực hiện tốt các phương pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh tại nhà hay không.
  • X-quang ngực: Xác định những bất thường trong phổi, bất thường của bệnh hen. Ngoài ra, bác sĩ có thể chụp X-quang ngực để kiểm tra xem liệu người bệnh có bị căn bệnh nào khác gây ra biểu hiện tương tự với hen phế quản

Khi nào đi khám bác sĩ

Tìm kiếm điều trị khẩn cấp

Các cơn hen tiến triển nặng có thể đe dọa tính mạng. Hỏi bác sĩ của bạn để xác định những việc cần làm để giảm nguy cơ các triệu chứng nặng lên và gây những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu cấp cứu hen phế quản bao gồm:

Thường xuyên bị khó thở hoặc thở khò khè

Không cải thiện ngay cả sau khi sử dụng thuốc hít giảm đau nhanh, chẳng hạn như albuterol

Khó thở ngay cả khi bạn đang hoạt động thể chất nhẹ nhàng

Liên lạc với bác sĩ để theo dõi bệnh

  • Khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh hen phế quản: Nếu bạn thường xuyên bị ho hoặc khò khè kéo dài hơn một vài ngày hoặc bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác, hãy đi khám bác sĩ. Điều trị hen suyễn sớm có thể ngăn ngừa tổn thương phổi lâu dài và giúp tình trạng không bị xấu đi theo thời gian.
  • Để theo dõi tiến triển của bệnh: Đi khám đúng hẹn, theo định kỳ để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Nếu triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn: Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu thuốc đang sử dụng không làm giảm các triệu chứng của bạn hoặc bạn cần phải sử dụng thuốc giảm đau nhanh hơn thường xuyên hơn. Nhưng việc lạm dụng thuốc hen suyễn có thể gây ra tác dụng phụ và có thể làm cho bệnh hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn nên cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
  • Để theo dõi quá trình điều trị bệnh: Hen phế quản thường thay đổi theo thời gian. Bác sĩ sẽ hẹn thời gian cụ thể vào từng đợt điều trị để xem có cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết nào không.
  • Điều trị đúng cách tạo ra sự khác biệt lớn trong việc ngăn ngừa cả các biến chứng ngắn hạn và dài hạn do hen suyễn.

Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi do đây là bệnh mãn tính. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho hay chỉ cần chúng ta phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, đúng cách thì có thể kiểm soát được cơn hen hoàn toàn. Cơn hen có thể sẽ ít khởi phát dần và thậm chí nếu kiên trì thực hiện cơn hen sẽ không xuất hiện, chức năng phổi cũng dần hồi phục lại.

Như vậy, người bệnh không nên quá bi quan khi bệnh hen phế quản không chữa được. Thay vào đó cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa hen phế quản

Nguyên nhân bị hen phế quản

Nguyên tắc phòng ngừa bệnh hiệu quả là tránh tiếp xúc ở mức tối đa với những tác nhân gây kích thích cơn hen bùng phát. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa hen phế quản giúp hạn chế cơn hen xuất hiện hiệu quả:

  • Thực hiện kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng dễ làm bùng phát cơn hen và gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tiêm vắc-xin cúm và viêm phổi: tiêm chủng có thể ngăn ngừa cúm và viêm phổi gây ra cơn hen suyễn.
  • Xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn: Một số tác nhân gây dị ứng và chất kích thích ngoài trời – từ phấn hoa và nấm mốc đến không khí lạnh và ô nhiễm không khí – có thể kích hoạt các cơn hen suyễn. Tìm hiểu nguyên nhân hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn của bạn và thực hiện các bước để tránh những tác nhân đó.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ, ngực và lòng bàn chân khi trời lạnh. Nên đi tất, đeo găng tay, quàng khăn, đội mũ, mặc áo khoác ấm….
  • Luyện tập thể dục thể thao khoa học, vừa sức kèm theo chế độ ăn uống đầy đủ để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ tránh những chất kích thích, đồ ăn gây dị ứng
  • Không thay đổi phương pháp điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số thông tin về hen phế quản mà tôi chia sẻ trên đây mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Những thông tin này phần nào có thể giúp bạn hiểu rõ hơn hen phế quản, triệu chứng nhận biết bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời và đúng cách. Từ đó giúp đẩy lùi triệu chứng, kiểm soát cơn hen, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và phòng ngừa bệnh tốt nhất.